Mẫu nhận xét môn Khoa học lớp 4 theo thông tư 27 thế nào? Hướng dẫn nhận xét học bạ theo Thông tư 27 lớp 4 môn Khoa học?
Mẫu nhận xét môn Khoa học lớp 4 theo Thông tư 27 thế nào? Hướng dẫn nhận xét học bạ theo Thông tư 27 lớp 4 môn Khoa học?
Xem thêm: Mẫu nhận xét môn HĐTN lớp 2 theo thông tư 27
Xem thêm: Mẫu nhận xét môn toán lớp 5 theo thông tư 22
Xem thêm: Mẫu nhận xét môn âm nhạc lớp 3 theo Thông tư 27
Mẫu nhận xét môn Khoa học lớp 4 theo Thông tư 27 cho quý thầy/cô tham khảo như sau:
1. Em có khả năng quan sát và phân tích hiện tượng khoa học một cách tốt. Em luôn chủ động tham gia vào các thí nghiệm và hoạt động khoa học trong lớp. 2. Em có hiểu biết về các khái niệm khoa học cơ bản. Em thể hiện sự hiểu biết này qua cách giải quyết vấn đề và thực hiện các dự án khoa học. 3. Em có tinh thần tò mò và đặt ra những câu hỏi sâu sắc trong giờ học. Điều này giúp em mở rộng kiến thức và hiểu biết về khoa học. 4. Em có khả năng áp dụng lý thuyết vào thực hành một cách hiệu quả. Các dự án khoa học của em thường có sự sáng tạo và thể hiện sự hiểu biết về môn học. 5. Em làm việc nhóm rất tốt trong các hoạt động khoa học. Em biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến với bạn bè, góp phần vào thành công chung của nhóm. 6. Em có khả năng tạo ra biểu đồ từ dữ liệu đơn giản. Em hiểu biết về nhiều phương pháp biểu đồ và biết cách sử dụng chúng để trình bày thông tin. 7. Em biết cách sử dụng từ vựng khoa học một cách chính xác trong cả nói và viết. Điều này giúp em truyền đạt ý tưởng một cách rõ ràng và hiệu quả. 8. Em thể hiện sự quan tâm và nỗ lực trong việc học môn Khoa học. Em luôn hoàn thành bài tập đúng hạn và thể hiện sự tiến bộ qua từng bài kiểm tra. 9. Em có khả năng nghiên cứu và tìm kiếm thông tin để hỗ trợ cho các dự án khoa học. Em biết cách sử dụng các nguồn tài nguyên khác nhau để mở rộng kiến thức. 10. Em thể hiện sự sáng tạo trong việc thiết kế và thực hiện các thí nghiệm khoa học. Các thí nghiệm của em không chỉ chính xác mà còn thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về môn học 11. Em tích cực tham gia phát biểu xây dựng bài. Em ham thích tìm tòi, khám phá và nêu được các hiện tượng khoa học một cách rõ ràng. 12. Em có kiến thức phong phú về môn học. Em tiếp thu bài tốt và tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài. 13. Em thích khám phá tìm hiểu về thiên nhiên. Em biết làm việc khoa học và có tinh thần hợp tác tốt trong giờ học. 14. Em có khả năng vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống tốt. Em học bài chăm chỉ, biết quan sát và trả lời câu hỏi một cách chính xác. 15. Em hiểu biết về môi trường xung quanh rất tốt. Em rất yêu thích và say mê tìm hiểu khoa học. 16. Em thường xuyên tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài. Em thích khám phá thiên nhiên và biết bảo vệ môi trường sống. 17. Em hiểu rõ về các bệnh đã học và biết cách phòng tránh tốt. Em biết quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi nhanh, chính xác. 18. Em học có tiến bộ, có chú ý nghe giảng hơn so với đầu năm. Em biết làm thí nghiệm đơn giản, bước đầu biết ứng dụng kiến thức vào đời sống. 19. Em tích cực, chủ động tiếp thu bài học. Em biết tự nêu thắc mắc và tìm cách giải đáp. 20. Em có tiến bộ trong trả lời câu hỏi. Em yêu thích môn học và ham học hỏi |
Trên đây là Mẫu nhận xét môn Khoa học lớp 4 theo Thông tư 27.
Xem thêm: Mẫu nhận xét môn giáo dục thể chất theo Thông tư 27
Xem thêm: Mẫu nhận xét môn toán theo Thông tư 27
Mẫu nhận xét môn Khoa học lớp 4 theo thông tư 27 thế nào? Hướng dẫn nhận xét học bạ theo Thông tư 27 lớp 4 môn Khoa học?
Xếp loại học sinh lớp 4 năm học 2023-2024 như thế nào?
Xem thêm: Mẫu lời nhận xét môn tiếng anh lớp 3 theo Thông tư 27
Xem thêm: Nhận xét môn tiếng việt lớp 5 theo Thông tư 22
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Quy định kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT, Điều 13 Quy định kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT và Điều 16 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT( được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT) quy định các xếp loại cuối năm đối với học sinh lớp 4 năm học 2022-2023 như sau:
Hoàn thành xuất sắc
- Tiêu chí: Những học sinh có kết quả đánh giá các môn học, hoạt động giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt; các phẩm chất, năng lực đạt mức Tốt; bài kiểm tra định kỳ cuối năm học của các môn học đạt 9 điểm trở lên
- khen thưởng: Khen thưởng danh hiệu Học sinh Xuất sắc cho những học sinh được đánh giá kết quả giáo dục đạt mức Hoàn thành xuất sắc.
Hoàn thành tốt:
- Tiêu chí: Những học sinh chưa đạt mức Hoàn thành xuất sắc, nhưng có kết quả đánh giá các môn học, hoạt động giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt; các phẩm chất, năng lực đạt mức Tốt; bài kiểm tra định kỳ cuối năm học các môn học đạt 7 điểm trở lên
- Khen thưởng: Khen thưởng danh hiệu Học sinh Tiêu biểu hoàn thành tốt trong học tập và rèn luyện cho những học sinh được đánh giá kết quả giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt, đồng thời có thành tích xuất sắc về ít nhất một môn học hoặc có tiến bộ rõ rệt ít nhất một phẩm chất, năng lực; được tập thể lớp công nhận.
Hoàn thành:
Tiêu chí: Những học sinh chưa đạt mức Hoàn thành xuất sắc và Hoàn thành tốt, nhưng có kết quả đánh giá các môn học, hoạt động giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt hoặc Hoàn thành; các phẩm chất, năng lực đạt mức Tốt hoặc Đạt; bài kiểm tra định kỳ cuối năm học các môn học đạt 5 điểm trở lên.
Chưa hoàn thành:
Những học sinh không thuộc các đối tượng trên.
Cách ghi học bạ tiểu học chi tiết theo Thông tư 27?
Căn cứ nội dung tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT, học bạ dùng để ghi kết quả tổng hợp đánh giá cuối năm học của học sinh. Khi ghi Học bạ, giáo viên cần nghiên cứu kỹ Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 9 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy định đánh giá học sinh tiểu học.
Theo đó, cách ghi học bạ được hướng dẫn thực hiện như sau:
(1) Trang 3, thông tin ghi theo giấy khai sinh của học sinh.
(2) Mục "1. Các môn học và hoạt động giáo dục"
- Trong cột "Mức đạt được": Ghi ký hiệu T nếu học sinh đạt mức "Hoàn thành tốt"; H nếu học sinh đạt mức "Hoàn thành" hoặc C nếu học sinh ở mức "Chưa hoàn thành".
- Trong cột "Điểm KTĐK" đối với các môn học có Bài kiểm tra định kỳ: ghi điểm số của bài kiểm tra cuối năm học; đối với học sinh được kiểm tra lại, ghi điểm số của bài kiểm tra lần cuối.
- Trong cột "Nhận xét": Ghi những điểm nổi bật về sự tiến bộ, năng khiếu, hứng thú học tập đối với các môn học, hoạt động giáo dục của học sinh; nội dung, kỹ năng chưa hoàn thành trong từng môn học, hoạt động giáo dục cần được khắc phục, giúp đỡ (nếu có).
(3) Mục "2. Những phẩm chất chủ yếu" và mục "3. Những năng lực cốt lõi"
- Trong cột “Mức đạt được” tương ứng với từng nội dung đánh giá về phẩm chất, năng lực: ghi ký hiệu T nếu học sinh đạt mức “Tốt”, Đ nếu học sinh đạt mức “Đạt” hoặc C nếu học sinh ở mức “Cần cố gắng”.
- Trong cột “Nhận xét” tương ứng với nội dung đánh giá về phẩm chất: ghi các biểu hiện, sự tiến bộ, ưu điểm, hạn chế hoặc khuyến nghị (nếu có) về sự hình thành và phát triển một số phẩm chất chủ yếu của học sinh.
Ví dụ: Đi học đầy đủ, đúng giờ; mạnh dạn trình bày ý kiến cá nhân; biết giữ lời hứa; tôn trọng và biết giúp đỡ mọi người;...
- Trong cột "Nhận xét" tương ứng với nội dung đánh giá về năng lực: ghi các biểu hiện, sự tiến bộ, ưu điểm, hạn chế hoặc khuyến nghị (nếu có) về sự hình thành và phát triển một số năng lực chung, năng lực đặc thù của học sinh.
Ví dụ: Biết vệ sinh thân thể, ăn mặc gọn gàng; chủ động, phối hợp trong học tập; có khả năng tự học; ...; sử dụng ngôn ngữ lưu loát trong cuộc sống và học tập, biết tư duy, lập luận và giải quyết được một số vấn đề toán học quen thuộc;...
(4) Mục "4. Đánh giá kết quả giáo dục"
Ghi một trong bốn mức: “Hoàn thành xuất sắc”; “Hoàn thành tốt”; “Hoàn thành” hoặc “Chưa hoàn thành”.
(5) Mục "5. Khen thưởng"
Ghi những thành tích mà học sinh được khen thưởng trong năm học.
Ví dụ: Đạt danh hiệu Học sinh Xuất sắc; Đạt danh hiệu Học sinh Tiêu biểu hoàn thành tốt trong học tập và rèn luyện; Đạt giải Nhì hội giao lưu An toàn giao thông cấp huyện;...
(6) Mục “6. Hoàn thành chương trình lớp học/chương trình tiểu học”
Ghi Hoàn thành chương trình lớp ......../chương trình tiểu học hoặc Chưa hoàn thành chương trình lớp ......./chương trình tiểu học; Được lên lớp hoặc Chưa được lên lớp.
Ví dụ:
- Hoàn thành chương trình lớp 4; Được lên lớp 5.
- Hoàn thành chương trình tiểu học.
Học bạ được nhà trường bảo quản và trả lại cho học sinh khi học sinh chuyển trường học xong chương trình tiểu học.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?
- Quán net được mở đến mấy giờ? Quán net không được hoạt động từ 22 giờ đến 8 giờ sáng hôm sau đúng không?
- Thành viên trong nhóm người sử dụng đất muốn chuyển nhượng đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì xử lý như thế nào?
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?