Ngoài thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể còn bao gồm những thỏa ước nào?
Ngoài thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể còn bao gồm những gì?
Căn cứ quy định tại Điều 75 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Thỏa ước lao động tập thể
1. Thỏa ước lao động tập thể là thỏa thuận đạt được thông qua thương lượng tập thể và được các bên ký kết bằng văn bản.
Thỏa ước lao động tập thể bao gồm thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành, thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp và các thỏa ước lao động tập thể khác.
2. Nội dung thỏa ước lao động tập thể không được trái với quy định của pháp luật; khuyến khích có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật.
Như vậy, ngoài thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể còn bao gồm:
- Thỏa ước lao động tập thể ngành;
- Thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp;
- Các thỏa ước lao động tập thể khác.
Việc sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể có được thực hiện như việc thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể không?
Căn cứ quy định tại Điều 82 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể
1. Thỏa ước lao động tập thể chỉ được sửa đổi, bổ sung theo thỏa thuận tự nguyện của các bên, thông qua thương lượng tập thể.
Việc sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể được thực hiện như việc thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể.
2. Trường hợp quy định của pháp luật thay đổi dẫn đến thỏa ước lao động tập thể không còn phù hợp với quy định của pháp luật thì các bên phải tiến hành sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể cho phù hợp với quy định của pháp luật. Trong thời gian tiến hành sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể thì quyền lợi của người lao động được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Như vậy, việc sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể được thực hiện như việc thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể theo quy định.
Lưu ý:
- Trường hợp quy định của pháp luật thay đổi dẫn đến thỏa ước lao động tập thể không còn phù hợp với quy định của pháp luật thì các bên phải tiến hành sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể cho phù hợp với quy định của pháp luật.
- Trong thời gian tiến hành sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể thì quyền lợi của người lao động được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Ngoài thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể còn bao gồm những thỏa ước nào? (Hình từ Internet)
Việc lấy ý kiến và ký kết thỏa ước lao động tập thể được quy định thế nào?
Việc lấy ý kiến và ký kết thỏa ước lao động tập thể được quy định tại Điều 76 Bộ luật Lao động 2019, cụ thể như sau:
(1) Đối với thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, trước khi ký kết, dự thảo thỏa ước lao động tập thể đã được các bên đàm phán phải được lấy ý kiến của toàn bộ người lao động trong doanh nghiệp. Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp chỉ được ký kết khi có trên 50% người lao động của doanh nghiệp biểu quyết tán thành.
(2) Đối với thỏa ước lao động tập thể ngành, đối tượng lấy ý kiến bao gồm toàn bộ thành viên ban lãnh đạo của các tổ chức đại diện người lao động tại các doanh nghiệp tham gia thương lượng. Thỏa ước lao động tập thể ngành chỉ được ký kết khi có trên 50% tổng số người được lấy ý kiến biểu quyết tán thành.
Đối với thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp, đối tượng lấy ý kiến bao gồm toàn bộ người lao động tại các doanh nghiệp tham gia thương lượng hoặc toàn bộ thành viên ban lãnh đạo của các tổ chức đại diện người lao động tại các doanh nghiệp tham gia thương lượng. Chỉ những doanh nghiệp có trên 50% số người được lấy ý kiến biểu quyết tán thành mới tham gia ký kết thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp.
(3) Thời gian, địa điểm và cách thức lấy ý kiến biểu quyết đối với dự thảo thỏa ước lao động tập thể do tổ chức đại diện người lao động quyết định nhưng không được làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường của doanh nghiệp tham gia thương lượng. Người sử dụng lao động không được gây khó khăn, cản trở hoặc can thiệp vào quá trình tổ chức đại diện người lao động lấy ý kiến biểu quyết về dự thảo thỏa ước.
(4) Thỏa ước lao động tập thể được ký kết bởi đại diện hợp pháp của các bên thương lượng.
Trường hợp thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp được tiến hành thông qua Hội đồng thương lượng tập thể thì được ký kết bởi Chủ tịch Hội đồng thương lượng tập thể và đại diện hợp pháp của các bên thương lượng.
(5) Thỏa ước lao động tập thể phải được gửi cho mỗi bên ký kết và cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại Điều 77 Bộ luật Lao động 2019.
Đối với thỏa ước lao động tập thể ngành hoặc thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp thì từng người sử dụng lao động và từng tổ chức đại diện người lao động tại các doanh nghiệp tham gia thỏa ước phải được nhận 01 bản.
(6) Sau khi thỏa ước lao động tập thể được ký kết, người sử dụng lao động phải công bố cho người lao động của mình biết.
(7) Chính phủ quy định chi tiết Điều 76 Bộ luật Lao động 2019.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hộ kinh doanh là gì? Quyền và nghĩa vụ của chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình tham gia đăng ký hộ kinh doanh?
- Người lao động đóng quỹ bảo hiểm xã hội được hưởng các quyền lợi nào? Quỹ bảo hiểm xã hội hình thành từ các nguồn nào?
- Chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ quy hoạch sử dụng đất cấp huyện gồm những nội dung nào?
- Dịch vụ vận chuyển tài sản là gì? Khi thực hiện dịch vụ vận chuyển tài sản ai chịu trách nhiệm bố trí phương tiện vận chuyển và lực lượng bảo vệ?
- Các cuộc họp của Hội đồng quản lý của đơn vị sự nghiệp y tế công lập được coi là hợp lệ khi có bao nhiêu thành viên tham dự?