Công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ được sửa đổi bổ sung như thế nào theo Thông tư 22/2023/TT-BGTVT?

Công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ được sửa đổi bổ sung như thế nào theo Thông tư 22/2023/TT-BGTVT? Thắc mắc của anh Khánh ở Quảng Ngãi

Ngày 30/6/2023, Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư 22/2023/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 03/2019/TT-BGTVT về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ.

Thông tư 22/2023/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều nào của Thông tư 03/2019/TT-BGTVT về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ?

Cụ thể tại Điều 1 Thông tư 22/2023/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 03/2019/TT-BGTVT như sau:

- Thay cụm từ “Tổng cục Đường bộ Việt Nam” bằng cụm từ “Cục Đường bộ Việt Nam” tại:

+ Khoản 4 Điều 9; điểm c khoản 2 Điều 10; điểm b khoản 1, điểm b khoản 2, điểm a khoản 3 Điều 15; điểm b, điểm đ khoản 2 Điều 17; điểm b khoản 2 Điều 18; khoản 1 Điều 20; khoản 1 Điều 21;

+ Điểm a khoản 2 Điều 11a (đã được bổ sung tại khoản 7 Điều 1 Thông tư 43/2021/TT-BGTVT);

+ Điểm a khoản 4 Điều 15 (đã được sửa đổi, bổ sung tại điểm b khoản 11 Điều 1 TThông tư 43/2021/TT-BGTVT);

+ Điểm c khoản 4 Điều 20 (đã được sửa đổi, bổ sung tại Điều 6 Thông tư 36/2020/TT-BGTVT).

- Thay cụm từ “Cục Quản lý đường bộ” bằng cụm từ “Khu Quản lý đường bộ” tại:

+ Khoản 4, khoản 6 Điều 9; điểm a, điểm c khoản 2 và khoản 3 Điều 10; điểm b khoản 2 Điều 15; khoản 1 Điều 20; khoản 2 Điều 21;

+ Điểm a khoản 4 Điều 15 (đã được sửa đổi, bổ sung tại điểm b khoản 11 Điều 1 Thông tư 43/2021/TT-BGTVT).

- Thay cụm từ “Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam” bằng cụm từ “Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam” tại:

+ Điểm a khoản 2 Điều 11a (đã được bổ sung tại khoản 7 Điều 1 Thông tư 43/2021/TT-BGTVT);

+ Khoản 3 Điều 22.

- Thay cụm từ “Cục trưởng Cục Quản lý đường bộ” bằng cụm từ “Giám đốc Khu Quản lý đường bộ” tại điểm b khoản 3 Điều 15.

- Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 3 (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 1 Thông tư 43/2021/TT-BGTVT).

- Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 9 (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 4 Điều 1 Thông tư 43/2021/TT-BGTVT)

- Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1 Điều 9a (đã được bổ sung tại khoản 5 Điều 1 Thông tư 43/2021/TT-BGTVT)

- Sửa đổi, bổ sung tên điều và khoản 1 Điều 11a (đã được bổ sung tại khoản 7 Điều 1 Thông tư 43/2021/TT-BGTVT)

- Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 12

- Sửa đổi, bổ sung Điều 13 (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Thông tư 43/2021/TT-BGTVT)

- Sửa đổi, bổ sung Điều 14 (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 10 Điều 1 Thông tư 43/2021/TT-BGTVT)

- Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 Điều 17

- Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 Điều 18

Tại Điều 2 Thông tư 22/2023/TT-BGTVT bãi bỏ một số điều, khoản của Thông tư 03/2019/TT-BGTVTThông tư 43/2021/TT-BGTVT như sau:

- Khoản 2a Điều 3 Thông tư 03/2019/TT-BGTVT (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 1 Thông tư 43/2021/TT-BGTVT);

- Khoản 2 Điều 12 Thông tư 03/2019/TT-BGTVT

Công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ được sửa đổi bổ sung như thế nào theo Thông tư 22/2023/TT-BGTVT? (Hình từ internet)

Cơ quan quản lý đường bộ được sửa đổi, bổ sung như thế nào?

Căn cứ tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 03/2019/TT-BGTVT được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 43/2021/TT-BGTVT quy định về cơ quan quản lý đường bộ như sau:

3. Cơ quan quản lý đường bộ là Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục Quản lý đường bộ; cơ quan chuyên môn về giao thông vận tải thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (sau đây gọi là Sở Giao thông vận tải), Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã.

Theo quy định mới tại khoản 5 Điều 1 Thông tư 22/2023/TT-BGTVT quy định như sau:

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2019/TT- BGTVT ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ (sau đây gọi là Thông tư số 03/2019/TT-BGTVT) và Thông tư số 43/2021/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2019/TT-BGTVT (sau đây gọi là Thông tư số 43/2021/TT-BGTVT)
...
5. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 3 (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 1 Thông tư số 43/2021/TT-BGTVT) như sau:
“3. Cơ quan quản lý đường bộ là Cục Đường bộ Việt Nam, Khu Quản lý đường bộ; cơ quan chuyên môn về giao thông vận tải thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (sau đây gọi là Sở Giao thông vận tải), Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ủy ban nhân dân cấp xã.”.
...

Như vậy, cơ quan quản lý đường bộ theo quy định mới là Cục Đường bộ Việt Nam, Khu Quản lý đường bộ, cơ quan chuyên môn về giao thông vận tải thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (sau đây gọi là Sở Giao thông vận tải), Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ủy ban nhân dân cấp xã.

Thông tư 22/2023/TT-BGTVT có hiệu lực khi nào?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 22/2023/TT-BGTVT quy định như sau:

Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2023.
2. Các hạng mục thi công khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm giao thông bước 1 đã hoặc đang thực hiện trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì việc lập, soát xét, thẩm định và phê duyệt hồ sơ hoàn thành tiếp tục được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 03/2019/TT-BGTVT (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 43/2021/TT-BGTVT).
3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường cao tốc Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc Sở Giao thông vận tải - Xây dựng Lào Cai, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này

Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì Thông tư 22/2023/TT-BGTVT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/8/2023.

Xem chi tiết nội dung Thông tư 22/2023/TT-BGTVT tại đây.

Khắc phục hậu quả thiên tai
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai là gì? Sau khi Văn kiện được phê duyệt thì phải thông báo cho cơ quan nào?
Pháp luật
Mẫu biên bản xác nhận tài trợ khắc phục hậu quả thiên tai của doanh nghiệp năm 2022? Hồ sơ xác định khoản chi tài trợ khắc phục hậu quả thiên tai được quy định thế nào?
Pháp luật
Trong quá trình Nhà nước khắc phục hậu quả thiên tai mà cá nhân có hành vi kê khai sai sự thật để hưởng lợi thì bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Pháp luật
Khắc phục hậu quả thiên tai bảo đảm giao thông bước 1 là gì? Hồ sơ khắc phục hậu quả thiên tai bảo đảm giao thông bước 1 gồm những gì?
Pháp luật
Việc ứng phó, khắc phục sự cố môi trường do thiên tai gây ra trên đất liền thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Diện tích cây công nghiệp bị thiệt hại 85% do thiên tai được Nhà nước hỗ trợ bao nhiêu tiền trên hecta?
Pháp luật
Diện tích lúa lai bị thiệt hại 75% do áp thấp nhiệt đới được Nhà nước hỗ trợ bao nhiêu tiền trên hecta?
Pháp luật
Hồ sơ hoàn thành dự án khẩn cấp phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai mới nhất theo gồm có những gì?
Pháp luật
Thành phần hồ sơ hoàn thành khắc phục thiên tai, xử lý ùn tắc, bảo đảm giao thông mới nhất gồm có những gì?
Pháp luật
Công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ được sửa đổi bổ sung như thế nào theo Thông tư 22/2023/TT-BGTVT?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Khắc phục hậu quả thiên tai
Nguyễn Văn Phước Độ Lưu bài viết
602 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Khắc phục hậu quả thiên tai
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: