Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 43/2021/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 03/2019/TT-BGTVT khắc phục thiên tai đường bộ

Số hiệu: 43/2021/TT-BGTVT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải Người ký: Lê Đình Thọ
Ngày ban hành: 31/12/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 43/2021/TT-BGTVT

Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2021

THÔNG TƯ

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 03/2019/TT-BGTVT NGÀY 11 THÁNG 01 NĂM 2019 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG VÀ KHẮC PHỤC HẬU QUẢ THIÊN TAI TRONG LĨNH VỰC ĐƯỜNG BỘ

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19 tháng 6 năm 2013; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều ngày 17 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ quy định tổ chức, hoạt động ứng phó, sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;

Căn cứ Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều;

Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ An toàn giao thông và Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam;

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2019/TT-BGTVT ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2019/TT-BGTVT ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ

1. Bổ sung khoản 2a vào sau khoản 2 Điều 3 như sau:

“2a. Tình huống khẩn cấp về thiên tai trong lĩnh vực đường bộ là các tình huống thiên tai đã hoặc đang xảy ra gây ảnh hưởng hoặc có nguy cơ đe dọa trực tiếp đến an toàn tính mạng của người, phương tiện tham gia giao thông đường bộ, kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, cần tổ chức triển khai ngay các biện pháp ứng phó khẩn cấp để kịp thời ngăn chặn hậu quả và khắc phục nhanh hậu quả, được công bố bằng quyết định của người có thẩm quyền.”.

2. Sửa đổi khoản 3 Điều 3 như sau:

“3. Cơ quan quản lý đường bộ là Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục Quản lý đường bộ; cơ quan chuyên môn về giao thông vận tải thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (sau đây gọi là Sở Giao thông vận tải), Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã.”.

3. Sửa đổi tên điều và khoản 1 Điều 4 như sau:

a) Sửa đổi tên Điều 4 như sau:

“Điều 4. Nguyên tắc hoạt động phòng, chống, khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai và cứu nạn trong lĩnh vực đường bộ”;

b) Sửa đổi khoản 1 Điều 4 như sau:

“1. Tuân thủ các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động phòng, chống thiên tai và cứu nạn được quy định tại Điều 4 Luật Phòng, chống thiên taiĐiều 4 Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ quy định tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.”.

4. Sửa đổi khoản 1 Điều 9 như sau:

“1. Căn cứ vào bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai, các văn bản chỉ đạo của cấp trên, Tổng cục Đường bộ Việt Nam (đối với hệ thống quốc lộ), Sở Giao thông vận tải (đối với các hệ thống đường địa phương; tuyến, đoạn tuyến quốc lộ được giao quản lý), trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao chỉ đạo, chỉ huy triển khai thực hiện biện pháp ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trong lĩnh vực giao thông đường bộ.”.

5. Bổ sung Điều 9a vào sau Điều 9 như sau:

“Điều 9a. Công bố quyết định tình huống khẩn cấp và kết thúc tình huống khẩn cấp về thiên tai

1. Thẩm quyền quyết định

a) Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định công bố và kết thúc tình huống khẩn cấp về thiên tai đối với hệ thống quốc lộ và đường bộ cao tốc; Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn hoặc cơ quan chuyên môn trực thuộc Bộ Giao thông vận tải tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai;

b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công bố và kết thúc tình huống khẩn cấp về thiên tai đối với các hệ thống đường bộ địa phương; Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh hoặc cơ quan chuyên môn về giao thông đường bộ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai.

2. Nội dung quyết định công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai

a) Thời điểm bắt đầu, diễn biến, phạm vi ảnh hưởng của thiên tai hoặc sự cố; hư hỏng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do ảnh hưởng của thiên tai; mức độ hư hỏng đối với công trình; thiệt hại hoặc nguy cơ gây thiệt hại có thể xảy ra;

b) Các biện pháp khẩn cấp cần áp dụng ngay để ứng phó và khắc phục hậu quả nhằm ngăn chặn, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai hoặc sự cố công trình gây ra;

c) Phân công trách nhiệm cho các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thực hiện ứng phó và khắc phục hậu quả.

3. Công bố kết thúc tình huống khẩn cấp về thiên tai

Căn cứ diễn biến thiên tai hoặc kết quả khắc phục sự cố, cơ quan tham mưu trình người có thẩm quyền tại khoản 1 Điều này ban hành quyết định công bố kết thúc tình huống khẩn cấp về thiên tai.”.

6. Sửa đổi Điều 11 như sau:

“Điều 11. Hoạt động khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm giao thông

1. Tìm kiếm, cứu người bị nạn; tìm kiếm, cứu hộ phương tiện, tài sản của nhà nước, của nhân dân bị chìm đắm, vùi lấp do tác động của thiên tai.

2. Tham gia việc cứu trợ, ổn định đời sống của người dân vùng bị thiên tai hoặc vùng bị cô lập giao thông đường bộ do thiên tai.

3. Xây dựng công trình khẩn cấp khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm giao thông đường bộ.

4. Sửa chữa, khôi phục hoạt động của trang, thiết bị thi công thuộc tài sản công.

5. Thực hiện các biện pháp vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh ở khu vực bị tác động của sự cố, thiên tai.”.

7. Bổ sung Điều 11a vào sau Điều 11 như sau:

“Điều 11a. Xây dựng công trình khẩn cấp khắc phục hậu quả thiên tai

1. Xây dựng công trình khẩn cấp nhằm kịp thời khắc phục hậu quả thiên tai, từng bước bảo đảm giao thông đường bộ an toàn, thông suốt theo Điều 12 Thông tư này. Xây dựng công trình khẩn cấp phải được thực hiện bằng Lệnh xây dựng công trình khẩn cấp của cấp có thẩm quyền.

2. Thẩm quyền quyết định Lệnh xây dựng công trình khẩn cấp:

a) Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam quyết định đối với hệ thống quốc lộ, đường bộ cao tốc thuộc trách nhiệm quản lý, bảo trì của Bộ Giao thông vận tải (trừ trường hợp quy định tại điểm c, điểm d khoản này); Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn hoặc cơ quan chuyên môn trực thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam tham mưu cho Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam quyết định Lệnh xây dựng công trình khẩn cấp;

b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đối với hệ thống đường địa phương thuộc phạm vi quản lý;

c) Người đứng đầu Cơ quan chuyên môn về xây dựng của Bộ Giao thông vận tải quyết định đối với công trình đường bộ xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp do Bộ Giao thông vận tải là người quyết định đầu tư, là chủ đầu tư;

d) Người đứng đầu Cơ quan Trung ương Đại diện chủ sở hữu quyết định đối với công trình đường bộ do Doanh nghiệp được nhà nước giao đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác công trình đường bộ quản lý.

3. Lệnh xây dựng công trình khẩn cấp có các nội dung chính như sau:

a) Mục đích xây dựng, địa điểm xây dựng;

b) Người được giao quản lý thực hiện xây dựng công trình;

c) Thực hiện xây dựng công trình khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm giao thông theo quy định tại Điều 13 Thông tư này (đối với công trình đường bộ đang khai thác). Các giải pháp khắc phục hậu quả thiên tai theo quy định của pháp luật về xây dựng, về phòng, chống thiên tai (đối với dự án đầu tư, xây dựng đường bộ mới hoặc nâng cấp, cải tạo);

d) Thời gian xây dựng công trình;

đ) Dự kiến chi phí, nguồn lực thực hiện và các yêu cầu cần thiết khác có liên quan.

4. Người được giao quản lý, thực hiện xây dựng công trình được tự quyết định toàn bộ công việc trong hoạt động xây dựng công trình khẩn cấp, gồm:

a) Giao tổ chức, cá nhân thực hiện các công việc khảo sát, thiết kế, giám sát, thi công xây dựng và các công việc cần thiết khác phục vụ xây dựng công trình khẩn cấp;

b) Sau khi kết thúc thi công xây dựng công trình khẩn cấp, lập và trình phê duyệt hồ sơ hoàn thành công trình theo quy định tại Điều 14 Thông tư này.”.

8. Sửa đổi khoản 3 và bổ sung khoản 4, khoản 5, khoản 6 vào Điều 12 như sau:

“3. Khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm giao thông trong giai đoạn đang thi công đối với dự án đầu tư, xây dựng đường bộ mới hoặc nâng cấp, cải tạo

a) Trên tuyến hoặc đoạn tuyến đường bộ được giao để thực hiện dự án, Chủ đầu tư, Nhà đầu tư chịu trách nhiệm sửa chữa hư hỏng, khắc phục hậu quả thiên tai gây ra đối với toàn bộ công trình đường bộ và hành lang an toàn đường bộ (bao gồm cả các hạng mục không là hạng mục dự án);

b) Khi có thiệt hại do thiên tai gây ra, Chủ đầu tư hoặc Nhà đầu tư thông báo cho chính quyền hoặc Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp huyện và các cơ quan liên quan kiểm tra hiện trường, xác định thiệt hại để tổ chức xử lý, khắc phục hậu quả thiệt hại theo quy định của pháp luật về xây dựng, về phòng, chống thiên tai và quy định tại Thông tư này;

c) Trường hợp thiệt hại lớn hoặc hư hỏng hạng mục không phải là hạng mục của dự án, Chủ đầu tư hoặc Nhà đầu tư báo cáo mức độ, ước tính kinh phí thiệt hại do thiên tai gây ra để người quyết định đầu tư hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định.

4. Khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm giao thông trong giai đoạn đang thi công đối với dự án bảo trì đường bộ

a) Theo phạm vi thi công được giao, nhà thầu thi công thông báo cho Chủ đầu tư hoặc Nhà đầu tư, cơ quan bảo hiểm, chính quyền hoặc Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai cấp huyện, các cơ quan liên quan kiểm tra hiện trường, xác định thiệt hại do thiên tai gây ra và lập phương án khắc phục làm cơ sở cho cơ quan bảo hiểm bồi thường (trường hợp mua bảo hiểm công trình);

b) Trường hợp không mua bảo hiểm hoặc mua bảo hiểm nhưng có hư hại lớn, vượt quá kinh phí bảo hiểm, Chủ đầu tư hoặc Nhà đầu tư báo cáo mức độ, ước tính kinh phí thiệt hại do thiên tai gây ra để người quyết định đầu tư hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định;

c) Trường hợp xảy ra hư hỏng kết cấu hạ tầng giao thông trong phạm vi thi công được giao, nhưng hạng mục bị hư hỏng không phải là hạng mục của dự án, công trình đang thi công, Cơ quan quản lý đường bộ và Nhà thầu quản lý, bảo dưỡng thường xuyên, vận hành khai thác công trình đường bộ chịu trách nhiệm thực hiện theo quy định tại Điều 13, Điều 14 Thông tư này.

5. Khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm giao thông đối với dự án đường bộ đã bàn giao đưa vào khai thác, sử dụng và đang trong thời gian bảo hành

a) Đối với kết cấu hạ tầng giao thông không là hạng mục của dự án đã bàn giao, bị hư hỏng khi thiên tai xảy ra, Cơ quan quản lý đường bộ, Nhà thầu quản lý, bảo dưỡng thường xuyên, vận hành khai thác công trình đường bộ chịu trách nhiệm thực hiện theo quy định tại Điều 13, Điều 14 Thông tư này;

b) Đối với kết cấu hạ tầng giao thông là hạng mục của dự án, bị hư hỏng khi thiên tai xảy ra, Cơ quan quản lý đường bộ thông báo cho Chủ đầu tư và đơn vị có liên quan có mặt ngay tại hiện trường, phối hợp xác định nguyên nhân và trách nhiệm sửa chữa hư hỏng; khi không thống nhất được nguyên nhân và trách nhiệm sửa chữa hư hỏng, Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức giám định nguyên nhân hư hỏng để xác định nguyên nhân, trách nhiệm sửa chữa, khắc phục hư hỏng;

Trường hợp nguyên nhân hư hỏng do thiên tai gây ra, Cơ quan quản lý đường bộ và Nhà thầu quản lý, bảo dưỡng thường xuyên, vận hành khai thác công trình đường bộ chịu trách nhiệm thực hiện theo quy định tại Điều 13 , Điều 14 Thông tư này; trường hợp xác định nguyên nhân hư hỏng do chất lượng công trình thuộc trách nhiệm bảo hành của dự án, Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức ngay việc sửa chữa hư hỏng, khắc phục hậu quả và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc không sửa chữa hoặc sửa chữa hư hỏng không bảo đảm chất lượng gây mất an toàn giao thông.

6. Khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm giao thông đối với dự án đường bộ đầu tư theo phương thức đối tác công tư đang trong thời gian bảo hành

a) Đối với kết cấu hạ tầng giao thông không là hạng mục của dự án, bị hư hỏng khi thiên tai xảy ra, Nhà đầu tư, Doanh nghiệp dự án PPP có trách nhiệm khắc phục, sửa chữa ngay các thiệt hại theo quy định tại Điều 13, Điều 14 Thông tư này;

b) Đối với kết cấu hạ tầng giao thông là hạng mục của dự án, bị hư hỏng khi thiên tai xảy ra, Nhà đầu tư, Doanh nghiệp dự án PPP thông báo cho Cơ quan quản lý đường bộ có mặt ngay tại hiện trường, phối hợp xác định nguyên nhân gây hư hỏng; khi không thống nhất được nguyên nhân hư hỏng, Nhà đầu tư, Doanh nghiệp dự án PPP có trách nhiệm tổ chức giám định nguyên nhân hư hỏng để xác định nguồn kinh phí thực hiện sửa chữa, khắc phục hư hỏng;

Trường hợp nguyên nhân hư hỏng do thiên tai gây ra, Nhà đầu tư, Doanh nghiệp dự án PPP chịu trách nhiệm thực hiện theo quy định tại Điều 13, Điều 14 Thông tư này; trường hợp xác định nguyên nhân hư hỏng do chất lượng công trình thuộc trách nhiệm bảo hành của dự án, Nhà đầu tư, Doanh nghiệp dự án PPP chịu trách nhiệm tổ chức ngay việc sửa chữa hư hỏng, khắc phục hậu quả và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc không sửa chữa hoặc sửa chữa hư hỏng không bảo đảm chất lượng gây mất an toàn giao thông.”.

9. Sửa đổi Điều 13 như sau:

“Điều 13. Các hạng mục thi công khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm giao thông bước 1

1. Khắc phục, xử lý ùn tắc giao thông

Ngay sau khi cấp có thẩm quyền công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai, theo phạm vi trách nhiệm được giao, Cơ quan quản lý đường bộ; Ban Quản lý dự án; Nhà đầu tư; Nhà thầu quản lý, bảo dưỡng thường xuyên, vận hành khai thác công trình đường bộ; Nhà thầu thi công dự án; Doanh nghiệp đầu tư xây dựng và quản lý khai thác công trình đường bộ phải chủ động triển khai, thực hiện ngay các nhiệm vụ sau:

a) Khi thiên tai gây hư hại làm gián đoạn giao thông đường bộ: căng dây, rào chắn, cắm biển báo hiệu tạm hai đầu đoạn tuyến bị hư hại; thu dọn, san sửa ngay ít nhất một làn xe để phương tiện đi lại an toàn; những đoạn tuyến hay công trình bị hư hại nặng phải làm rào chắn, có người gác chỉ huy, điều khiển giao thông, tổ chức phân luồng bảo đảm giao thông và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng; trường hợp chiều sâu ngập nước lớn, lưu tốc dòng chảy mạnh phải cắm cọc tiêu, cắm phao tiêu, cột thủy chí, kết hợp chính quyền địa phương làm rào chắn, phân luồng hoặc cấm phương tiện qua lại hoặc điều tiết giao thông và cảnh báo khác nếu cần;

b) Cột điện, cây đổ, sạt lở ta luy âm bề rộng mặt đường còn lại ≤ 3m; sạt lở đất, đá ta luy dương xuống nền, mặt đường mỗi vị trí không quá 100 m3; bùn, đất, đá, cây, rác lấp, tắc hệ thống thoát nước gây cản trở dòng chảy của cống, dưới cầu: tập trung hót dọn, khơi thông lòng cống, rãnh; lấp rãnh tạm thời hoặc xén vào chân ta luy dương đạt bề rộng mặt đường ≥ 4 m để thông xe tạm, sau đó hoàn thiện cho thông xe bình thường;

c) Hệ thống báo hiệu đường bộ, an toàn giao thông bị đổ, hư hỏng: khôi phục ngay, thay thế, bổ sung hệ thống an toàn giao thông để hướng dẫn, bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn;

d) Sụt ta luy dương tràn lấp kín nền, mặt đường : cắm biển báo hiệu tạm hai đầu đoạn tuyến, phân luồng bảo đảm giao thông, tiến hành hót sụt ngay để thông tuyến.

2. Các trường hợp hư hỏng, thiệt hại nhỏ và vừa

a) Mặt đường sụt, lún lõm cục bộ, ổ gà, bong tróc, lề đường bị xói trôi; mặt đường hư hỏng do triều cường; lún sụt, xói trôi đường cứu nạn, hốc cứu nạn: san gạt, bảo đảm êm thuận, kết hợp cắm biển báo báo tạm thời; sau khi thời tiết cho phép khắc phục ngay bằng vật liệu phù hợp hoặc hoàn trả lại kết cấu cũ hoặc kết cấu tương đương và hệ thống an toàn giao thông nhằm bảo đảm an toàn giao thông, an toàn công trình, phù hợp với điều kiện khai thác;

b) Đối với cầu nhỏ (bao gồm xói lở tứ nón, chân khay, đường đầu cầu, chân mố trụ, sân tiêu năng) gây mất an toàn giao thông và an toàn công trình: khắc phục hư hỏng bằng bê tông xi măng hoặc bê tông cốt thép hoặc kè rọ thép nhồi đá hộc bảo đảm an toàn công trình;

c) Đối với cống (bao gồm xói trôi thượng hạ lưu, tường đầu, tường cánh, sân tiêu năng): khắc phục hư hỏng bằng bê tông xi măng hoặc bê tông cốt thép, kết hợp kè rọ thép nhồi đá hộc, bảo đảm tiêu thoát nước;

d) Hệ thống thoát nước (bao gồm rãnh dọc, rãnh đỉnh, bậc nước, mương) xói trôi, bong bật, ngập úng cục bộ: khơi thông, vét bùn, đất, đá bảo đảm thoát nước; gia cố, bổ sung rãnh bị hư hỏng hoặc bổ sung rãnh mới để dẫn nước đi nơi khác bảo đảm tiêu thoát nước;

đ) Đường tràn, ngầm (bao gồm xói trôi mặt, ta luy, sân tiêu năng thượng lưu, hạ lưu; hư hỏng báo hiệu, cọc tiêu, cột thủy chí): khắc phục hư hỏng bằng bê tông xi măng hoặc bê tông cốt thép kết hoặc kè rọ thép nhồi đá hộc hoặc hoàn trả theo kết cấu ban đầu hoặc kết cấu tương đương;

e) Công trình phụ trợ lán trại, nhà làm việc, nhà hạt quản lý đường bộ, kho bãi, nhà xưởng, kho bảo quản vật tư dự phòng bị đổ, hư hỏng: khôi phục, thay thế, bổ sung các công trình phụ trợ bảo đảm trạng thái tiêu chuẩn kỹ thuật đủ điều kiện hoạt động.

3. Các trường hợp hư hỏng, thiệt hại lớn

a) Sạt lở ta luy dương xuất hiện vết nứt cung trượt nguy cơ tiếp tục sạt lở và tiếp tục trôi, trượt: tiến hành cắt cơ hạ tải giảm bớt một phần hoặc toàn bộ cung trượt, hoặc mở đường tránh cục bộ để thông xe tạm (đối với những nơi không có tuyến tránh);

b) Sạt ta luy dương xuất hiện tình trạng đá bị nứt, đá rơi, đá lăn rơi xuống lòng đường và có nguy cơ tiếp tục rơi, trượt, nguy cơ mất an toàn giao thông cao: xử lý theo hướng đào, cậy phá các tảng đá kém ổn định, hoặc giảm tải ta luy dương (bằng phương pháp thủ công, hoặc thủ công kết hợp máy và bột nở, hoặc sử dụng phương án nổ mìn) khi điều kiện địa hình phức tạp; tùy thuộc địa hình và kết cấu mái đá, để áp dụng phủ lưới thép có các neo ghim vào mái ta luy đá; tùy thuộc địa hình chân mái ta luy dương để xếp kè rọ thép đá hộc phòng đất đá rơi xuống mặt đường gây mất an toàn giao thông;

c) Sụt, lở ta luy âm ăn sâu vào mặt đường một phần, nguy cơ đứt đường: tùy thuộc địa hình và địa chất dùng cọc bằng thép hình đóng tạo tường chắn chống sụt, kết hợp kè rọ thép đá hộc hoặc kè bằng bê tông cốt thép, hoặc mở đường vào phía ta luy dương (tùy theo địa hình nếu có thể được) hoặc sử dụng phương án khắc phục, sửa chữa với vật liệu phù hợp điều kiện thực tế của địa bàn;

d) Sụt, lở ta luy âm dọc sông, suối, kênh rạch, bờ biển, nguy cơ lún sụt lấn sâu vào nền đường: tùy theo địa hình chỉnh tuyến vào ta luy dương, hoặc mở đường lấn vào bên trong, hoặc xếp kè rọ thép, hoặc dùng cọc bằng thép hình hoặc (cọc cừ) đóng tạo tường chắn chống sụt, hoặc kè bằng bê tông cốt thép, hoặc sử dụng phương án khắc phục, sửa chữa với vật liệu phù hợp điều kiện thực tế của địa hình, bảo đảm nhanh chóng, hiệu quả. Đối với trường hợp sông, suối có thay đổi dòng chảy, chảy thẳng vào ta luy âm: tiến hành chỉnh nắn dòng chảy và gia cố ta luy âm cho phù hợp với địa hình;

đ) Sập hoặc hư hỏng cầu nhỏ, mất an toàn giao thông: tiến hành căng dây, rào chắn, cắm biển báo tạm, phân luồng giao thông; sửa chữa, gia cường hoặc mở đường tránh cục bộ để thông xe tạm, hoặc bắc cầu tạm để thông xe tuyến chính;

e) Cống bị hư hỏng, đứt, trôi, cống bị chìm sâu, khẩu độ không đảm bảo thoát nước: sửa chữa hư hỏng, hoặc thay thế, bổ sung cống, bảo đảm nhanh chóng, hiệu quả;

g) Trên một đoạn đường bị rạn nứt, đẩy trồi nhựa, dồn nhựa thành vệt dọc hoặc vệt ngang đường, lún vệt bánh xe; nứt, vỡ mặt đường; đoạn đường thường xuyên bị ngập nước: san gạt, bảo đảm êm thuận, kết hợp cắm biển báo tạm thời và biển báo khác; sau khi thời tiết cho phép khắc phục ngay hoàn trả lại kết cấu cũ, hoặc kết cấu tương đương nhằm bảo đảm an toàn giao thông, an toàn công trình phù hợp với điều kiện khai thác;

h) Hệ nổi, cầu phao, ca nô, phà (bao gồm Hệ thống báo hiệu bị thiệt hại; sự cố công trình, chìm đắm phương tiện, va trôi): tiến hành sửa chữa hoặc sản xuất, lắp dựng bổ sung báo hiệu để bảo đảm cho các phương tiện hoạt động trên tuyến an toàn; tiến hành biện pháp điều tiết khống chế bảo đảm an toàn giao thông, chống va trôi để tổ chức công tác trục vớt, thanh thải vật chướng ngại do phương tiện chìm đắm gây ra; sửa chữa phương tiện bị hư hỏng.

4. Các trường hợp hư hỏng, thiệt hại rất lớn, kỹ thuật phức tạp

Sập hầm, trôi sập cầu trung trở lên: căng dây, rào chắn, cắm biển báo hiệu tạm hai đầu, có người gác chỉ huy, điều khiển giao thông, tổ chức phân luồng từ xa hoặc khu vực để bảo đảm giao thông và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, hoặc xây dựng đường tránh cục bộ để thông xe tạm hoặc giải pháp tạm thời khác phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn. Theo phạm vi quản lý, Tổng cục Đường bộ Việt Nam (đối với quốc lộ), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với đường địa phương) quyết định chủ trương xử lý, khắc phục, gia cố nhằm bảo đảm giao thông an toàn thông suốt.”.

10. Sửa đổi tên điều và khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 14 như sau:

a) Sửa đổi tên Điều 14 như sau:

“Điều 14. Quy định về Hồ sơ hoàn thành công trình khẩn cấp khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm giao thông bước 1”;

b) Sửa đổi khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 14 như sau:

“1. Tổ chức lập, soát xét Hồ sơ hoàn thành công trình khẩn cấp khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm giao thông bước 1

a) Cục Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải đối với quốc lộ được giao quản lý;

b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định đối với hệ thống đường bộ địa phương;

c) Doanh nghiệp được nhà nước giao đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác công trình đường bộ đối với công trình đường bộ được giao quản lý;

d) Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành thi công trên hiện trường, các cơ quan quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản này có trách nhiệm trình Hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này để thẩm định, phê duyệt.

2. Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt Hồ sơ hoàn thành công trình khẩn cấp khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm giao thông bước 1

a) Tổng cục Đường bộ Việt Nam đối với hệ thống quốc lộ;

b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định đối với hệ thống đường địa phương;

c) Người đứng đầu Cơ quan Trung ương Đại diện chủ sở hữu quyết định đối với công trình đường bộ do Doanh nghiệp được nhà nước giao đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác công trình đường bộ quản lý;

d) Thời gian thẩm định hồ sơ và thông báo kết quả là 30 ngày, kể từ ngày cơ quan thẩm định nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

3. Hồ sơ công trình khẩn cấp khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm giao thông bước 1, gồm:

a) Tờ trình của Cơ quan lập Hồ sơ;

b) Thuyết minh phương án khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm giao thông;

c) Các quyết định công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai, Lệnh xây dựng công trình khẩn cấp, công điện (nếu có), lệnh điều động, văn bản chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền liên quan đến việc khắc phục hậu quả thiên tai đối với thiệt hại, hư hỏng trình trong Hồ sơ;

d) Báo cáo ban đầu của Cơ quan lập Hồ sơ, cơ quan, đơn vị khác có liên quan về tình hình thiệt hại do thiên tai gây ra, kèm theo ảnh chụp;

đ) Bản vẽ hoàn công; Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng giữa chủ đầu tư, nhà thầu và các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, kèm theo bản kê chi tiết;

e) Dự toán kinh phí cho công trình khẩn cấp khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm giao thông bước 1 đã thực hiện, kèm các bản thuyết minh tính toán chi tiết;

g) Biên bản xác minh thiệt hại lập tại hiện trường với Ban Chỉ huy PCTT&TKCN cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi xảy ra thiệt hại;

h) Các bản vẽ kỹ thuật thi công thể hiện khối lượng, kết cấu công trình tạm (áp dụng đối với trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 13 Thông tư này);

i) Nhật ký thi công xây dựng công trình và các hình ảnh ghi nhận quá trình thi công xây dựng công trình, bảng chấm công trực điều tiết, phân luồng bảo đảm giao thông.”.

11. Sửa đổi điểm c khoản 3 và điểm a, điểm b khoản 4 Điều 15 như sau:

a) Sửa đổi điểm c khoản 3 Điều 15 như sau:

“c) Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện điều động vật tư, phương tiện, trang thiết bị dự phòng thuộc thẩm quyền quản lý để kịp thời ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên các hệ thống đường địa phương;”.

b) Sửa đổi điểm a, điểm b khoản 4 Điều 15 như sau:

“a) Đối với hệ thống quốc lộ

Hàng năm, các Cục Quản lý đường bộ có trách nhiệm quản lý, trông coi, bảo dưỡng trang thiết bị, vật tư dự phòng; lập dự toán kinh phí thực hiện trình Tổng cục Đường bộ Việt Nam. Tổng cục Đường bộ Việt Nam rà soát, lập nhu cầu sản xuất, mua sắm, sửa chữa, dự trữ trang thiết bị, vật tư dự phòng và dự toán cho công tác bảo trì, bảo vệ các kho chứa trang thiết bị, vật tư dự phòng, trình Bộ Giao thông vận tải chấp thuận trước ngày 30 tháng 6 hàng năm.

b) Đối với các hệ thống đường địa phương

Việc quản lý, trông coi, bảo dưỡng trang thiết bị, vật tư dự phòng theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.”.

Điều 2. Bãi bỏ khoản 1 Điều 6 Thông tư số 03/2019/TT-BGTVT ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ.

Điều 3. Điều khoản chuyển tiếp

Đối với các công trình khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm giao thông bước 1 đã thực hiện trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì việc lập, soát xét và thẩm định, phê duyệt tiếp tục được thực hiện theo quy định tại Điều 14 Thông tư số 03/2021/TT-BGTVT ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ.

Điều 4. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2022.

Điều 5. Tổ chức thực hiện

Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc Sở Giao thông vận tải - Xây dựng Lào Cai, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.


Nơi nhận:
- Như Điều 5;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các Thứ trưởng;
- Cục Kiểm soát TTHC (VPCP);
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng Thông tin điện tử Bộ GTVT;
- Báo Giao thông, Tạp chí GTVT;
- Lưu: VT, ATGT (03).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Lê Đình Thọ

MINISTRY OF TRANSPORT OF VIETNAM
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
----------------

No. 43/2021/TT-BGTVT

Hanoi, December 31, 2021

 

CIRCULAR

AMENDMENT TO CIRCULAR NO. 03/2019/TT-BGTVT DATED JANUARY 11, 2019 OF THE MINISTER OF TRANSPORT ON MANAGEMENT AND RECOVERY OF ROAD-RELATED NATURAL DISASTERS

Pursuant to Law on Road Traffic dated November 13, 2008;

Pursuant to the Law on Natural Disaster Prevention dated June 19, 2013; Law on amendment to the Law on Natural Disaster Prevention and the Law on Dikes dated June 17, 2020;

Pursuant to Decree No. 30/2017/ND-CP dated March 21, 2017 of the Government on organization and implementation of accident, natural accident response, search and rescue;

Pursuant to Decree No. 66/2021/ND-CP dated July 6, 2021 of the Government elaborating the Law on Natural Disaster Prevention, the Law on Dikes, and the Law on amendments to the Law on Natural Disaster Prevention and the Law on Dikes;

Pursuant to Decree No. 12/2017/ND-CP dated February 10, 2017 of Government on functions, tasks, powers, and organizational structure of Ministry of Transport;

At request of the Director of Transport Safety Department and General Director of Directorate for Roads of Vietnam;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 1. Amendment to Circular No. 03/2019/TT-BGTVT dated January 11, 2019 of the Minister of Transport on management and recovery of road-related natural disasters

1. Add Clause 2a following Clause 2 Article 3 as follows:

 “2a. “natural emergency on road” refers to a natural disaster which has occurred or is occurring and is potentially threatening to road users, vehicles, and road traffic infrastructures, warrants immediate deployment of emergency response measures to prevent further damage and recover from damage already inflicted, and is announced via decision of competent individual.”.

2. Amend Clause 3 Article 3 as follows:

“3. “road authority” means the Directorate for Roads of Vietnam, Vietnam Road Administration; transport authorities affiliated to People’s Committees of provinces (hereinafter referred to as “Departments of Transport”), People’s Committees of districts, and People’s Committees of communes.”.

3. Amend the title of Article 4 and Clause 1 Article 4 as follows:

a) Amend the title of Article 4 as follows:

“Article 4. Rules in road-related natural disaster management, recovery, and rescue”;

b) Amend Clause 1 Article 4 as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. Amend Clause 1 Article 9 as follows:

“1. Based on natural disaster forecast and warning and documents of superior, Directorate for Roads of Vietnam (for national highways), and Departments of Transport (for local roads, segments of national highway), within their functions and tasks shall coordinate implementation of natural disaster response, search, and rescue on road.”.

5. Add Article 9a following Article 9 as follows:

“Article 9a. Decisions announcing natural emergency and announcing the end of natural emergency

1. Entitlement to decide

a) Minister of Transport shall promulgate decisions announcing natural emergency and the end of natural emergency on national highways and expressways; Steering Committees on natural disaster prevention and control or authorities affiliated to Ministry of Transport shall advise Minister of Transport to promulgate decisions announcing natural emergency.

b) Chairpersons of People’s Committees of provinces shall promulgate decisions announcing natural emergency and the end of natural emergency on local roads; the Provincial Steering Committees on natural disaster prevention and control or road transport authorities affiliated to People’s Committees of provinces shall advise Chairpersons of People’s Committees of provinces to promulgate decisions announcing natural emergency.

2. Contents of decision announcing natural emergency

a) Starting point, development, area of effect of natural disaster; damaged road infrastructures due to natural disasters; level of damage sustained by work items; losses or potential losses;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Assign relevant agencies and entities to implement response and recovery measures.

3. Announce the end of natural emergency

Based on the development of natural disaster or recovery results, advising authorities shall request competent individuals under Clause 1 of this Article to promulgate decisions announcing the end of natural emergency.”.

6. Amend Article 11 as follows:

“Article 11. Disaster recovery and traffic control

1. Search for victims; search for vehicles and properties of the government and general public that have been sunken or buried by natural disasters.

2. Aid and stabilize life of inhabitants of areas struck by natural disasters or isolated from road access due to natural disasters.

3. Build emergency structures for the purpose of disaster recovery and traffic control

4. Repair and recover construction machinery and equipment that are public property.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



7. Add Article 11a following Article 11 as follows:

“Article 11a. Construction of emergency structures for disaster recovery

1. Build emergency structures to promptly recover from natural disasters, ensure safe and coherent road traffic in accordance with Article 12 hereof. Construction of emergency structures must be implemented via Order to construct emergency structures of competent authorities.

2. Entitlement to decide the Order to construct emergency structures:

a) General Director of Directorate for Roads of Vietnam for national highways and expressways within the responsibility of Ministry of Transport (other than cases under Point c and Point d of this Clause); Steering Committees on natural disaster prevention or authorities affiliated to Directorate for Roads of Vietnam shall advise general director of Directorate for Roads of Vietnam to decide on the Order to construct emergency structures;

b) Chairpersons of People’s Committees of all levels shall decide for local roads under their management;

c) Heads of construction authorities of Ministry of Transport shall decide for road structures built anew, renovated, and upgraded in which Ministry of Transport decides to invest and acts as project developer;

d) Heads of central authorities representing the owners shall decide for road structures managed by enterprises which are assigned by the government to invest in construction, manage, and operate road structures.

3. The order to construct emergency structures contains the following main details:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Persons assigned to manage construction process;

c) Build emergency structures and control traffic in accordance with Article 13 hereof (for available road structures). Disaster recovery solutions in accordance with regulations on construction and natural disaster prevention (for road construction or upgrade or renovation projects);

d) Construction period;

dd) Estimate costs, resources for implementation and other relevant requirements.

4. Persons assigned to manage and carry out construction work are allowed to decide the entirety of the work throughout construction process, including:

a) Assign organizations and individuals to survey, design, supervise, build, and carry out other tasks necessary for the construction of emergency structures;

b) Once emergency structures have been built, produce and request approval for the as-built documents in accordance with Article 14 hereof.”.

8. Amend Clause 3 and add Clause 4, Clause 5, and Clause 6 to Article 12 as follows:

“3. Disaster recovery and traffic control during construction process of road construction, upgrade, or renovation projects

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) In case damage is done by natural disasters, project developers or investors shall inform local government or Steering Committees on natural disaster prevention and control of districts and relevant authorities to inspect the site, calculate the damage for the purpose of processing and disaster recovery in accordance with regulations on construction, natural disaster prevention, and this Circular;

c) If the damage is tremendous or done to work items other than those in the projects, project developers or investors shall report the level of damage and estimated damages to persons deciding on investment or competent authorities to decide.

4. Disaster recovery and traffic control during construction process of road maintenance projects

a) Within the scope of construction work, construction contractors shall inform project developers or investors, insurance authorities, the government, or Steering Committees on natural disaster prevention and control of districts, and relevant authorities to carry out physical inspection, calculate damage done by natural disasters, and produce disaster recovery solutions for the insurers (if structure insurance has been purchased);

b) If insurance is not purchased or the damage so tremendous that it exceeds the insurance premiums, project developers or investors shall report level of damage and estimated damages of natural disasters to allow persons deciding on investment or competent authorities to decide.

c) If traffic infrastructures within the construction radius are damaged but are not work items of the projects or the construction in progress, road authorities, road management contractors and road maintenance contractors are responsible for complying with Article 13 and Article 14 hereof.

5. Disaster recovery and traffic control for road projects that have entered into operation, use, and are eligible for maintenance.

a) If traffic infrastructures that are not parts of projects are damaged in case of natural disasters, road authorities and road management contractors and road maintenance contractors are responsible for complying with Article 13 and Article 14 hereof;

b) If traffic infrastructures that are parts of the projects are damaged in case of natural disasters, road authorities shall inform project developers and relevant entities shall be present on-site and cooperate in determining causes and responsibilities for repairing any damage; in case of failure to determine causes or responsibilities for repairing any damage, project developers are responsible for organizing assessment of damage causes to find the causes and responsibilities for repairing the damage;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



6. Disaster recovery and traffic control for road projects invested in form of public-private partnerships and eligible for insurance

a) If traffic infrastructures that are not parts of projects are damaged in case of natural disasters, Investors and enterprises of PPP projects are responsible for immediately recovering and repairing the damage in accordance with Article 13 and Article 14 hereof;

b) If traffic infrastructures that are parts of the projects are damaged in case of natural disasters, investors and enterprises of PPP projects shall notify road authorities to be present on-site and cooperate in determining causes and responsibilities for repairing any damage; in case of failure to determine damage causes, investors and enterprises of PPP projects are responsible for organizing assessment of damage causes to determine repair expenditure;

If the damage is caused by natural disasters, investors and enterprises of PPP projects are responsible for complying with Article 13 and Article 14 hereof; if the damage is caused by structural quality which falls under project maintenance responsibility, investors and enterprises of PPP projects are responsible for immediately repair, recover the consequences, and assume legal responsibility for failing to adequately repair thereby causing loss of traffic safety.”.

9. Amend Article 13 as follows:

“Article 13. Work items serving first-step disaster recovery and traffic control

1. Traffic congestion relief

As soon as competent authority announces natural emergency, within the responsibilities, road authorities, project management boards, investors, road management contractors, road maintenance contractors, construction contractors, enterprises investing in construction and management of use of road structures must immediately implement the following tasks:

a) When natural disasters damage and obstruct road traffic: cordon off both ends of the damaged road segment using tapes, fences, barriers, and temporary signs; clear and prepare at least one lane to allow safe traffic flow; erect fences, assign personnel to guard, control traffic, regulate traffic in heavily damaged segments or structures, and announce on mass media; erect delineators, floats, water level gauge boards, cooperate with local governments in establishing barriers, regulating traffic, controlling traffic, and prepare other warnings if necessary in case of great inundation depth;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Road signaling system and traffic safety system fall or are damaged: immediately restore, replace, and add additional traffic safety system to ensure safe and thorough traffic;

d) Cut-side erosion occurs and completely blocks road surface: erect temporary signs on both ends of the affected segments, regulate traffic, and clear the rubbles.

2. Moderate and small damage

a) Road surface suffers from localized depressions, potholes, being peeled off, pavements are eroded; road surface is damaged by high tide; runaway truck ramps suffer from depressions or erosion: clear, erect temporary signs; when the weather permits, rectify using appropriate materials or restore to former or equivalent conditions of traffic structures and safety system to ensure traffic safety, structural safety, and suitable with usage;

b) For damage to small bridges (including erosion of abutments, piers, approaches, energy dissipaters, etc.) causing loss of safety to traffic and structures: repair the damage using cement, concrete or reinforced concrete or gabions;

c) For damage to sewers and culverts (including erosion in upstream sections, downstream sections, headwall, wingwall, energy dissipaters): repair the damage using cement, concrete or reinforced concrete in combination with gabions to ensure water drainage;

d) For damage to water drainage system (including gutters, drops, canals) such as erosion, lifting, localized inundation: clear, remove sludge, mud, rock to guarantee water drainage; reinforce and replace damaged gutters to install new gutters to redirect water flow for the purpose of drainage;

dd) For damage to underground or submerged roads (including erosion of surface, embankment, upstream energy dissipaters, downstream energy dissipaters, signals, delineators, water level gauge board): repair using cement, concrete or reinforced concrete or gabions or restore to former for equivalent structures;

e) For damage to auxiliary structures, administrative buildings, road authority buildings, warehouses, workshop, storage of backup materials: repair, replace, add to auxiliary structures to maintain standard operational status.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Cut-side erosion creates cracks or crowns with potentially further erosion: reduce load sustained by the crown sections partially or entirely or create temporary detour (for areas where no existing detour is available);

b) Cut-side erosion causes rocks to fall onto roads and potentially more leading to highly unsafe traffic situations: dig and pry unstable rocks and boulders, or reduce load induced by cut-side slope (either manually, or manually in combination with machinery and expanding powder, or by using explosion) in case of troublesome terrain; depending on topographic characteristics and stone embankment structure, deploy steel mesh fixed onto the stone embankment; depending on topographic characteristics and embankment toes, place gabions to prevent rocks from falling onto the roads.

c) Fill-side erosion cuts into roads significantly and possibly entirely: depending on terrain and topographic characteristics, use structural steel beams to create barriers and combine with gabions or reinforced concrete or expand further into cut-side slope (if the terrain permits) or repair using materials appropriate to the locality;

d) Fill-side erosion occurs along rivers, channels, canals, coasts and potentially cuts into roads: depending on topographic characteristics, adjust the road by expanding further into cut-side slope or creating new roads deep into cut-side slope altogether or place gabions or use structural steel beams or sheet piling to create barriers or reinforced concrete or materials appropriate to the local conditions. If the aforementioned bodies of water change their current or flow directly at the fill-side slope: correct the current and reinforce the fill-side slope depending on the terrain;

dd) Small bridges collapse or are damaged causing loss of traffic safety: establish perimeter using tapes, fences, temporary signs, and regulate traffic; repair, reinforce, or establish temporary localized detour or bridges for primary traffic flow;

e) Culverts are damaged, broken apart, swept by water, sunken, too narrow for water drainage: repair, replace, or install more culverts rapidly and effectively;

g) Road segments are cracked, push asphalt layers up or into strips, and leave wheel impressions; road surface is cracked or broken; road segments are regularly inundated: sweep aside while ensuring smoothness and combine with placing temporary signs and other signs; when the weather permits, rectify or restore former or equivalent structure to ensure traffic safety and structural safety;

h) Floating structures, pontoon bridges, canoes, ferries are damaged (including damaged signaling systems; structure incidents, sinking or collision of craft): repair or manufacture, erect additional signals to ensure safe operation of craft; adopt traffic control and anti-collision measures to extract and remove obstacles caused by sunken craft; repair damaged craft.

4. Very severe damage which involves complicated technical matters

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



10. Amend title of Article 14 and Clause 1, Clause 2, and Clause 3 Article 14 as follows:

a) Amend the title of Article 14 as follows:

“Article 14. Regulations on As-built documents of emergency structures for the purpose of first-step disaster recovery and traffic control”;

b) Amend Clause 1, Clause 2, and Clause 3 Article 14 as follows:

“1. Entities responsible for producing and assessing As-built documents of emergency structures for the purpose of first-step disaster recovery and traffic control

a) Vietnam Road Administration and Departments of Transport shall oversee national highways under their management;

b) People’s Committees of provinces shall oversee their provinces’ roads;

c) Enterprises assigned by the government to invest in construction, manage, and operate road structures shall oversee road structures under their management;

d) Within 30 days from the date on which on-site construction is complete, entities mentioned under Points a, b, and c of this Clause are responsible for submitting As-built documents to competent authorities under Clause 2 of this Article for appraisal and approval.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Directorate for Roads of Vietnam for national highways;

b) People’s Committees of provinces for their provinces’ roads;

c) Heads of central authorities representing the owners for road structures under management of enterprises assigned by the government to invest in construction, manage, and operate road structures;

d) As-built documents must be appraised and the results thereof must be notified within 30 days from the date on which appraising entities receive adequate documents.

3. Documents on emergency structures for the purpose of first-step disaster recovery and traffic control include:

a) Presentation of entities producing the documents;

b) Presentation of disaster recovery and traffic control solutions;

c) Decisions announcing natural emergency, the Order to construct emergency structures, official telegrams (if any), mobilization orders, guiding documents of competent authorities relating to disaster recovery for the damage presented in the documents;

d) Initial reports of entities producing the documents, agencies, other relevant entities regarding damage caused by natural disasters accompanied by pictures;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



e) Expenditure estimates for implemented emergency structures for the purpose of first-step disaster recovery and traffic control accompanied by detail explanation of the calculations;

g) Damage record produced on-site with Steering Committees on natural disaster prevention, control, and rescue or People’s Committees of districts where the damage is done;

h) Technical construction drawings indicating quantity and structure of temporary structures (applicable to cases under Clause 2, Clause 3, and Clause 4 Article 13 hereof);

i) Construction logs, images of construction process, time sheets of personnel assigned to regulate, control, and redirect traffic.”.

11. Amend Point c Clause 3 and Point a, Point b Clause 4 Article 15 as follows:

a) Amend Point c Clause 3 Article 15 as follows:

“c) Directors of Departments of Transport, Chairpersons of People’s Committees of districts to mobilize materials, vehicles, and equipment within their management to promptly respond to natural disasters and carry out search and rescue on provinces’ roads;”.

b) Amend Point a and Point b Clause 4 Article 15 as follows:

“a) For national highways

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) For local roads

The management, monitoring, and maintenance of equipment and instruments shall conform to regulations applicable to People’s Committees of provinces.”.

Article 2. Annul Clause 1 Article 6 of Circular No. 03/2019/TT-BGTVT dated January 11, 2019 of the Minister of Transport.

Article 3. Transition clauses

For emergency structures for the purpose of first-step disaster recovery and traffic control implemented before the effective date hereof, production, review, appraisal, and approval shall conform to Article 14 of Circular No. 03/2021/TT-BGTVT dated January 11, 2019 of the Minister of Transport.

Article 4. Entry into force

This Circular comes into force from March 01, 2022.

Article 5. Organizing implementation

Chief of the Ministry Office, Chief Inspectorate of Ministry, Directors, Director General of Directorate for Roads of Vietnam, Directors of Departments of Transport of provinces and central-affiliated cities, Director of Department of Transport - Construction of Lao Cai Province, heads of relevant entities, organizations and individuals are responsible for the implementation of this Circular./.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

PP. MINISTER
DEPUTY MINISTER




Le Dinh Tho

 

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 43/2021/TT-BGTVT ngày 31/12/2021 sửa đổi Thông tư 03/2019/TT-BGTVT quy định về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


12.379

DMCA.com Protection Status
IP: 3.142.194.162
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!