Chính sách mới về tiền lương có hiệu lực từ tháng 08/2022 mà cán bộ, công chức, viên chức cần biết?

Cho tôi hỏi bắt đầu từ tháng 8/2022 có những chính sách nào mới quy định về tiền lương? Cảm ơn!

Cách xếp lương viên chức chuyên ngành văn hóa cơ sở từ ngày 25/8/2022?

Căn cứ Điều 11 Thông tư 03/2022/TT-BVHTTDL quy định cách xếp lương viên chức chuyên ngành văn hóa cơ sở như sau:

- Các chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành văn hóa cơ sở quy định tại Thông tư này được áp dụng Bảng 3 (Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, cụ thể như sau:

+ Đối với chức danh nghề nghiệp phương pháp viên:

Chức danh nghề nghiệp phương pháp viên hạng II được áp dụng ngạch lương của viên chức loại A2, nhóm 2 (A2.2), từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38;

Chức danh nghề nghiệp phương pháp viên hạng III được áp dụng ngạch lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;

Chức danh nghề nghiệp phương pháp viên hạng IV được áp dụng ngạch lương của viên chức loại B, từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06.

+ Đối với chức danh nghề nghiệp hướng dẫn viên văn hóa:

Chức danh nghề nghiệp hướng dẫn viên văn hóa hạng II được áp dụng ngạch lương của viên chức loại A2, nhóm 2 (A2.2), từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38.

Chức danh nghề nghiệp hướng dẫn viên văn hóa hạng III được áp dụng ngạch lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;

Chức danh nghề nghiệp hướng dẫn viên văn hóa hạng IV được áp dụng ngạch lương của viên chức loại B, từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06.

- Sau khi hết thời gian tập sự theo quy định và được cấp có thẩm quyền quản lý viên chức quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành văn hóa cơ sở thì thực hiện xếp bậc lương theo chức danh nghề nghiệp được bổ nhiệm như sau:

+ Trường hợp khi tuyển dụng viên chức có trình độ đào tạo tiến sĩ, phù hợp với vị trí việc làm tuyển dụng, được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp phương pháp viên hạng III hoặc hướng dẫn viên văn hóa hạng III: Xếp bậc 3, hệ số lương 3,00, ngạch viên chức loại A1;

+ Trường hợp khi tuyển dụng viên chức có trình độ đào tạo thạc sĩ, phù hợp với vị trí việc làm tuyển dụng, được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp phương pháp viên hạng III hoặc hướng dẫn viên văn hóa hạng III: Xếp bậc 2, hệ số lương 2,67, ngạch viên chức loại A1;

+ Trường hợp khi tuyển dụng viên chức có trình độ đào tạo đại học phù hợp với vị trí việc làm tuyển dụng, được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp phương pháp viên hạng III hoặc hướng dẫn viên văn hóa hạng III: Xếp bậc 1, hệ số lương 2,34, ngạch viên chức loại A1;

+ Trường hợp khi tuyển dụng viên chức có trình độ đào tạo cao đẳng phù hợp với vị trí việc làm tuyển dụng, được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp phương pháp viên hạng IV hoặc hướng dẫn viên văn hóa hạng IV: Xếp bậc 2, hệ số lương 2,06, ngạch viên chức loại B;

+ Trường hợp khi tuyển dụng viên chức có trình độ đào tạo trung cấp phù hợp với vị trí việc làm tuyển dụng, được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp phương pháp viên hạng IV hoặc hướng dẫn viên văn hóa hạng IV: Xếp bậc 1, hệ số lương 1,86, ngạch viên chức loại B.

- Việc chuyển xếp lương đối với viên chức từ chức danh nghề nghiệp hiện giữ sang chức danh nghề nghiệp chuyên ngành văn hóa cơ sở quy định tại Thông tư này thực hiện theo hướng dẫn tại Mục II Thông tư số 02/2007/TT- BNV ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức.

Thông tư 03/2022/TT-BVHTTDL có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/8/2022.

Các chính sách mới về tiền lương có hiệu lực từ tháng 08/2022? Các chính sách mới về tiền lương có hiệu lực từ ngày nào trong tháng 8/2022?

Chính sách mới về tiền lương có hiệu lực từ tháng 08/2022 mà cán bộ, công chức, viên chức cần biết? (Hình từ internet)

Cách xếp lương đối với viên chức chuyên ngành thư viện từ ngày 15/8/2022?

Căn cứ Điều 9 Thông tư 02/2022/TT-BVHTTDL quy định cách xếp lương đối với viên chức chuyên ngành thư viện như sau:

- Các chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thư viện quy định tại Thông tư này được áp dụng Bảng 3 (Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, cụ thể như sau:

+ Chức danh nghề nghiệp thư viện viên hạng I được áp dụng ngạch lương của viên chức loại A3, nhóm 2 (A3.2), từ hệ số lương 5,75 đến hệ số lương 7,55;

+ Chức danh nghề nghiệp thư viện viên hạng II được áp dụng ngạch lương của viên chức loại A2, nhóm 2 (A2.2), từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38;

+ Chức danh nghề nghiệp thư viện viên hạng III được áp dụng ngạch lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;

+ Chức danh nghề nghiệp thư viện viên hạng IV được áp dụng ngạch lương của viên chức loại B, từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06.

- Sau khi hết thời gian tập sự theo quy định và được cấp có thẩm quyền quản lý viên chức quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thư viện thì thực hiện xếp bậc lương theo chức danh nghề nghiệp được bổ nhiệm như sau:

+ Trường hợp khi tuyển dụng viên chức có trình độ đào tạo tiến sĩ, phù hợp với vị trí việc làm tuyển dụng, được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp thư viện viên hạng III: xếp bậc 3, hệ số lương 3,00, ngạch viên chức loại A1;

+ Trường hợp khi tuyển dụng viên chức có trình độ đào tạo thạc sĩ, phù hợp với vị trí việc làm tuyển dụng, được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp thư viện viên hạng III: xếp bậc 2, hệ số lương 2,67, ngạch viên chức loại A1;

+ Trường hợp khi tuyển dụng viên chức có trình độ đào tạo đại học phù hợp với vị trí việc làm tuyển dụng, được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp thư viện viên hạng III: xếp bậc 1, hệ số lương 2,34, ngạch viên chức loại A1;

+ Trường hợp khi tuyển dụng viên chức có trình độ đào tạo cao đẳng phù hợp với vị trí việc làm tuyển dụng, được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp thư viện viên hạng IV: xếp bậc 2, hệ số lương 2,06, ngạch viên chức loại B;

+ Trường hợp khi tuyển dụng viên chức có trình độ đào tạo trung cấp phù hợp với vị trí việc làm tuyển dụng, được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp thư viện viên hạng IV: xếp bậc 1, hệ số lương 1,86, ngạch viên chức loại B.

- Việc chuyển xếp lương đối với viên chức từ chức danh nghề nghiệp hiện giữ sang chức danh nghề nghiệp chuyên ngành thư viện quy định tại Thông tư này thực hiện theo hướng dẫn tại Mục II Thông tư số 02/2007/TT-BNV ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức.

Thông tư 02/2022/TT-BVHTTDL có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2022.

Cách xác định quỹ tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với quỹ đổi mới công nghệ quốc gia từ ngày 15/8/2022?

Căn cứ Điều 6 Thông tư 12/2022/TT-BLĐTBXH quy định cách xác định quỹ tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với quỹ đổi mới công nghệ quốc gia như sau:

- Việc xác định mức tiền lương bình quân, quỹ tiền lương, thù lao kế hoạch; quỹ tiền lương, thù lao thực hiện; quỹ tiền thưởng; trả lương, thù lao, tiền thưởng đối với người quản lý Quỹ được thực hiện theo quy định tại các Điều 3, 9, 11, 12, 14, 15, 16, 17, 18 và tại các khoản 1, 3, 4, 5, 6 Điều 10 Thông tư số 27/2016/TT-BLĐTBXH.

- Khi xác định mức tiền lương bình quân, quỹ tiền lương kế hoạch, quỹ tiền lương thực hiện của người quản lý chuyên trách theo quy định tại khoản 1 Điều này, thì chỉ tiêu lợi nhuận (lợi nhuận kế hoạch, lợi nhuận thực hiện trong năm và lợi nhuận thực hiện của năm trước liền kề) được tính bằng chỉ tiêu chênh lệch thu trừ chi, trong đó:

- Trường hợp Quỹ bảo đảm đủ các điều kiện: bảo toàn và phát triển vốn nhà nước; nộp thuế và các khoản nộp ngân sách, trích quỹ dự phòng rủi ro theo đúng quy định của pháp luật; có tăng trưởng về dư nợ cho vay; năng suất lao động bình quân không giảm và chênh lệch thu trừ chi kế hoạch cao hơn thực hiện của năm trước liền kề thì mức tiền lương bình quân kế hoạch của người quản lý chuyên trách được xác định như sau:

TLbqkh = TLcb x (1 + Hln)

Trong đó:

- TLbqkh : Mức tiền lương bình quân kế hoạch của người quản lý chuyên trách;

- TLcb : Mức lương cơ bản của người quản lý chuyên trách được xác định theo khoản 1 Điều 10 Thông tư số 27/2016/TT-BLĐTBXH;

- Hln: Hệ số lương tăng thêm so với mức lương cơ bản gắn với mức chênh lệch thu trừ chi như sau: mức chênh lệch dưới 03 tỷ đồng thì Hln được tính tối đa bằng 0,1; mức chênh lệch từ 03 tỷ đồng đến dưới 10 tỷ đồng thì Hln được tính tối đa bằng 0,3; mức chênh lệch từ 10 tỷ đồng đến dưới 20 tỷ đồng thì Hln được tính tối đa bằng 0,5; mức chênh lệch từ 20 tỷ đồng đến dưới 30 tỷ đồng thì Hln được tính tối đa bằng 0,7; mức chênh lệch từ 30 tỷ đồng trở lên thì Hln được tính tối đa bằng 1,0.

- Trường hợp Quỹ không có tăng trưởng dư nợ cho vay thì mức tiền lương bình quân được xác định không vượt quá mức lương cơ bản.

Thông tư 12/2022/TT-BLĐTBXH có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/8/2022.

Cách xác định quỹ tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với quỹ phát triển hợp tác xã từ ngày 15/8/2022?

Căn cứ Điều 7 Thông tư 13/2022/TT-BLĐTBXH quy định cách Xác định quỹ tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với quỹ phát triển hợp tác xã như sau:

- Việc xác định mức tiền lương bình quân, quỹ tiền lương, thù lao kế hoạch; quỹ tiền lương, thù lao thực hiện; quỹ tiền thưởng; trả lương, thù lao, tiền thưởng đối với người quản lý Quỹ được thực hiện theo quy định tại các Điều 3, 9, 11, 12, 14, 15, 16, 17, 18, 19 và tại các khoản 1, 3, 4, 5, 6 Điều 10 Thông tư số 27/2016/TT-BLĐTBXH .

- Khi xác định mức tiền lương bình quân, quỹ tiền lương kế hoạch, quỹ tiền lương thực hiện của người quản lý chuyên trách theo quy định tại khoản 1 Điều này thì chỉ tiêu lợi nhuận (lợi nhuận kế hoạch, lợi nhuận thực hiện trong năm và lợi nhuận thực hiện của năm trước liền kề) được tính bằng chỉ tiêu chênh lệch thu trừ chi, trong đó:

+ Trường hợp Quỹ bảo đảm đủ các điều kiện: bảo toàn và phát triển vốn nhà nước; nộp thuế và các khoản nộp ngân sách, trích quỹ dự phòng rủi ro theo đúng quy định của pháp luật; có tăng trưởng dư nợ cho vay; năng suất lao động bình quân không giảm và chênh lệch thu trừ chi kế hoạch cao hơn thực hiện của năm trước liền kề thì mức tiền lương bình quân kế hoạch của người quản lý chuyên trách được xác định như sau:

TLbqkh = TLcb x (1 + Hln)

Trong đó:

TLbqkh : Mức tiền lương bình quân kế hoạch của người quản lý chuyên trách;

TLcb : Mức lương cơ bản của người quản lý chuyên trách được xác định theo khoản 1 Điều 10 Thông tư số 27/2016/TT-BLĐTBXH ;

Hln: Hệ số lương tăng thêm so với mức lương cơ bản gắn với mức chênh lệch thu trừ chi như sau: mức chênh lệch dưới 10 tỷ đồng thì Hln được tính tối đa bằng 0,1; mức chênh lệch từ 10 tỷ đồng đến dưới 20 tỷ đồng thì Hln được tính tối đa bằng 0,3; mức chênh lệch từ 20 tỷ đồng đến dưới 30 tỷ đồng thì Hln được tính tối đa bằng 0,5; mức chênh lệch từ 30 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng thì Hln được tính tối đa bằng 0,7; mức chênh lệch từ 50 tỷ đồng trở lên thì Hln được tính tối đa bằng 1,0.

+ Trường hợp Quỹ không có tăng trưởng dư nợ cho vay thì mức tiền lương bình quân được xác định không vượt quá mức lương cơ bản.

- Khi xác định thù lao của người quản lý không chuyên trách, trường hợp Quỹ không có người quản lý chuyên trách tương ứng để xác định mức thù lao của người quản lý không chuyên trách theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư số 27/2016/TT-BLĐTBXH thì thực hiện như sau:

+ Xác định mức tiền lương của từng người quản lý chuyên trách theo quy định tại khoản 2 Điều này.

+ Xác định mức thù lao của người quản lý không chuyên trách theo công việc và thời gian làm việc, nhưng không vượt quá 20% mức tiền lương của người quản lý chuyên trách tương ứng theo điểm a khoản 3 Điều này.

Thông tư 13/2022/TT-BLĐTBXH có hiệu lực kể từ ngày 15/8/2022.

Tiền lương Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Tiền lương
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nhân viên chưa nghỉ hết phép năm có được thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ hay không?
Pháp luật
Người lao động nghỉ ngang có được công ty trả tiền lương cho những ngày đã làm việc hay không?
Pháp luật
Người lao động làm việc bán thời gian vào ngày chủ nhật có được tính tiền lương làm thêm giờ hay không?
Pháp luật
Cách tính tiền tăng ca theo lương cơ bản? Chế độ làm thêm giờ theo Bộ luật Lao động 2019 ra sao?
Pháp luật
Có bắt buộc phải trả lương tháng 13 cho người lao động không? Cách tính lương tháng 13 mà người lao động cần biết?
Pháp luật
Cách tính tiền lương tháng 13 dịp Tết 2024? Có bắt buộc phải trả lương tháng 13 cho người lao động?
Pháp luật
Nghị quyết 01/NQ-CP 2024 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2024?
Pháp luật
Mẫu báo cáo thống kê tình hình trả lương 2023 theo hướng dẫn tại Công văn 121/LĐLĐ Hà Nội ra sao?
Pháp luật
Mẫu Đơn đề nghị tăng lương của người lao động là mẫu nào theo quy định của pháp luật hiện hành?
Pháp luật
Mẫu bảng thanh toán tiền lương và các khoản thu nhập của người lao động áp dụng cho cá nhân kinh doanh mới nhất hiện nay?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tiền lương
14,743 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tiền lương
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào