Thời hạn thăm dò khoáng sản được tính như thế nào? Mỗi tổ chức được cấp tối đa bao nhiêu Giấy phép thăm dò khoáng sản?
Tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản có quyền và nghĩa vụ như thế nào?
Căn cứ theo Điều 42 Luật Khoáng sản 2010 quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản như sau:
(1) Tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản có các quyền sau đây:
- Sử dụng thông tin về khoáng sản liên quan đến mục đích thăm dò và khu vực thăm dò;
- Tiến hành thăm dò theo Giấy phép thăm dò khoáng sản;
- Chuyển ra ngoài khu vực thăm dò, kể cả ra nước ngoài các loại mẫu vật với khối lượng, chủng loại phù hợp với tính chất, yêu cầu phân tích, thử nghiệm theo đề án thăm dò đã được chấp thuận;
- Được ưu tiên cấp Giấy phép khai thác khoáng sản tại khu vực đã thăm dò theo quy định tại khoản 1 Điều 45 Luật Khoáng sản 2010;
- Đề nghị gia hạn, trả lại Giấy phép thăm dò khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích khu vực thăm dò khoáng sản;
- Chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản;
- Khiếu nại, khởi kiện quyết định thu hồi Giấy phép thăm dò khoáng sản hoặc quyết định khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Quyền khác theo quy định của pháp luật.
(2) Tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản có các nghĩa vụ sau đây:
- Nộp lệ phí cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản, nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện đúng Giấy phép thăm dò khoáng sản, đề án thăm dò khoáng sản đã được chấp thuận;
- Báo cáo cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xem xét, chấp thuận trong trường hợp thay đổi phương pháp thăm dò hoặc thay đổi khối lượng thăm dò có chi phí lớn hơn 10% dự toán;
- Bồi thường thiệt hại do hoạt động thăm dò gây ra;
- Thông báo kế hoạch thăm dò cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi thăm dò khoáng sản trước khi thực hiện;
- Thu thập, lưu giữ thông tin về khoáng sản và báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản; báo cáo các hoạt động khác cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện các công việc khi Giấy phép thăm dò khoáng sản chấm dứt hiệu lực theo quy định tại khoản 3 Điều 46 Luật Khoáng sản 2010;
- Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Thời hạn thăm dò khoáng sản được tính như thế nào?
Thời hạn thăm dò khoáng sản được tính như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 41 Luật Khoáng sản 2010 quy định về Giấy phép thăm dò khoáng sản như sau:
"2. Giấy phép thăm dò khoáng sản có thời hạn không quá 48 tháng và có thể được gia hạn nhiều lần, nhưng tổng thời gian gia hạn không quá 48 tháng; mỗi lần gia hạn, tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản phải trả lại ít nhất 30% diện tích khu vực thăm dò khoáng sản theo giấy phép đã cấp.
Thời hạn thăm dò khoáng sản bao gồm thời gian thực hiện đề án thăm dò khoáng sản, thời gian trình phê duyệt trữ lượng khoáng sản và thời gian lập dự án đầu tư khai thác khoáng sản; trường hợp chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản cho tổ chức, cá nhân khác thì thời hạn thăm dò là thời gian còn lại của Giấy phép thăm dò khoáng sản đã cấp trước đó."
Như vậy, thời hạn thăm dò khoáng sản bao gồm thời gian thực hiện đề án thăm dò khoáng sản, thời gian trình phê duyệt trữ lượng khoáng sản và thời gian lập dự án đầu tư khai thác khoáng sản; trường hợp chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản cho tổ chức, cá nhân khác thì thời hạn thăm dò là thời gian còn lại của Giấy phép thăm dò khoáng sản đã cấp trước đó.
Mỗi tổ chức được cấp tối đa bao nhiêu Giấy phép thăm dò khoáng sản?
Theo khoản 1 Điều 40 Luật Khoáng sản 2010 quy định nguyên tắc và điều kiện cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản, theo đó việc cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
- Giấy phép thăm dò khoáng sản chỉ được cấp ở khu vực không có tổ chức, cá nhân đang thăm dò hoặc khai thác khoáng sản hợp pháp và không thuộc khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản, khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia hoặc khu vực đang được điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản cùng loại với khoáng sản xin cấp giấy phép thăm dò;
- Mỗi tổ chức, cá nhân được cấp không quá 05 Giấy phép thăm dò khoáng sản, không kể Giấy phép thăm dò khoáng sản đã hết hiệu lực; tổng diện tích khu vực thăm dò của các giấy phép đối với một loại khoáng sản không quá 02 lần diện tích thăm dò của một giấy phép quy định tại khoản 2 Điều 38 Luật Khoáng sản 2010.
Như vậy, theo quy định nêu trên mỗi tổ chức, cá nhân được cấp không quá 05 Giấy phép thăm dò khoáng sản, không kể Giấy phép thăm dò khoáng sản đã hết hiệu lực. Theo đó, đối với trường hợp công ty của bạn đã được cấp 06 Giấy phép thăm dò khoáng sản, trong đó có 1 giấy phép đã hết hiệu lực nên công ty bạn được tính là đã được cấp 05 Giấy phép thăm dò khoáng sản. Vì thế, công ty bạn hiện không thể được cấp thêm Giấy phép thăm dò khoáng sản.
Tải về mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản mới nhất 2023: Tại Đây
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lệ phí môn bài bậc 2 bao nhiêu tiền năm 2025? Tính tiền chậm nộp thuế môn bài 2025 ra sao?
- Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ ca ngợi tình cảm gia đình lớp 5 mẫu tham khảo?
- Thuế môn bài bao lâu đóng một lần 2025? Những trường hợp được miễn thuế môn bài 2025 như thế nào?
- Quy định về dạy thêm học thêm trong nhà trường theo Thông tư 29/2024 ra sao? Trách nhiệm của Hiệu trưởng trong quản lý hoạt động dạy thêm học thêm?
- Nghị định 181/2024 quy định một số điều Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ như thế nào?