Thời gian viên chức quốc phòng bị tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra có được tính vào thời gian hưởng phụ cấp thâm niên không?
- Phụ cấp thâm niên đối với viên chức quốc phòng có được dùng để tính đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hay không?
- Mức phụ cấp thâm niên của viên chức quốc phòng là bao nhiêu?
- Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên đối với viên chức quốc phòng được tính như thế nào?
- Thời gian viên chức quốc phòng bị tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra có được tính vào thời gian hưởng phụ cấp thâm niên không?
Phụ cấp thâm niên đối với viên chức quốc phòng có được dùng để tính đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hay không?
Chế độ thâm niên đối với viên chức quốc phòng được quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 19/2017/NĐ-CP như sau:
Chế độ phụ cấp thâm niên đối với công nhân và viên chức quốc phòng
1. Mức phụ cấp
Công nhân và viên chức quốc phòng có thời gian phục vụ trong lực lượng thường trực của quân đội đủ 5 năm (60 tháng) thì được hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ năm thứ sáu trở đi mỗi năm (12 tháng) được tính thêm 1%.
Phụ cấp thâm niên được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và được dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Như vậy, theo quy định trên phụ cấp thâm niên đối với viên chức quốc phòng là khoản tiền được trả cùng với kỳ lương hàng tháng và được dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Thời gian viên chức quốc phòng bị tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra có được tính vào thời gian hưởng phụ cấp thâm niên không? (Hình từ Internet)
Mức phụ cấp thâm niên của viên chức quốc phòng là bao nhiêu?
Theo các quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 19/2017/NĐ-CP được hướng dẫn bởi khoản 1 Điều 3 Thông tư 224/2017/TT-BQP như sau:
Chế độ phụ cấp thâm niên
1. Điều kiện áp dụng và mức phụ cấp
Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư này có thời gian phục vụ trong lực lượng thường trực của Quân đội đủ 5 năm (đủ 60 tháng) thì được hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ năm thứ 6 trở đi mỗi năm (12 tháng) được tính thêm 1%.
Như vậy, mức phụ cấp thâm niên đối với viên chức quốc phòng có thời gian phục vụ trong lực lượng thường trực của Quân đội đủ 5 năm (60 tháng) sẽ được hưởng phụ cấp bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và thâm niên vượt khung. Mức phụ cấp sẽ được cộng thêm 1% kể từ năm thứ 6 trở đi.
Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên đối với viên chức quốc phòng được tính như thế nào?
Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên được quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 19/2017/NĐ-CP được hướng dẫn bởi Thông tư 224/2017/TT-BQP tại Điều 3 như sau:
Chế độ phụ cấp thâm niên
…
2. Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên
a) Thời gian phục vụ trong lực lượng thường trực của Quân đội;
b) Thời gian hưởng phụ cấp thâm niên ở các ngành, nghề khác (bao gồm: công an, cơ yếu, hải quan, tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự, kiểm lâm, kiểm tra Đảng, nhà giáo, dự trữ quốc gia và các ngành, nghề khác được Chính phủ quy định) được cộng dồn với thời gian quy định tại điểm a khoản này.
3. Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên quy định tại khoản 2 Điều này nếu có đứt quãng thì được cộng dồn.
4. Trong cùng một thời điểm làm việc, được hưởng nhiều loại phụ cấp thâm niên (của nhiều ngành, nghề khác nhau) thì chỉ được hưởng một loại phụ cấp thâm niên.
…
Như vậy, thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên đối với viên chức quốc phòng được tính là thời gian phục vụ trong lực lượng thường trực của Quân đội cộng dồn với thời gian hưởng phụ cấp thâm niên ở các ngành nghề khác.
Nếu thời gian tính hưởng phụ cấp có đứt quãng thì được phép cộng dồn.
Thời gian viên chức quốc phòng bị tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra có được tính vào thời gian hưởng phụ cấp thâm niên không?
Thời gian không được tính hưởng phụ cấp thâm niên được quy định khoản 3 Điều 5 Nghị định 19/2017/NĐ-CP được hướng dẫn bởi Thông tư 224/2017/TT-BQP tại khoản 5 Điều 3 như sau:
Chế độ phụ cấp thâm niên
…
5. Thời gian không được tính hưởng phụ cấp thâm niên
a) Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử; thời gian chấp hành hình phạt tù giam; thời gian đào ngũ;
b) Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;
c) Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Theo đó, thời gian không được hưởng trợ cấp thâm niên trong các trường hợp:
- Bị tạm đình chỉ công tác; bị tạm giữ, tạm giam phục vụ cho công tác điều tra;
- Thời gian chấp hành hình phạt tù giam; đào ngũ;
- Nghỉ liên tục 01 tháng trở lên không hưởng lương do việc riêng;
- Vượt quá thời hạn nghỉ ốm đau thai sản theo quy định pháp luật.
Như vậy, thời gian viên chức quốc phòng bị tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra không được tính vào thời gian thâm niên hưởng phụ cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hiệu trưởng trường đại học cần đáp ứng các tiêu chuẩn nào? Hiệu trưởng trường đại học có phải là người cấp bằng đại học?
- Địa chỉ Website Cổng thông tin doanh nghiệp là gì? Báo cáo công bố thông tin được duy trì trên Cổng thông tin doanh nghiệp mấy năm?
- Tranh chấp đất đai mà các bên có Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng thì do cơ quan nào giải quyết?
- Giám sát hải quan được thực hiện trên cơ sở nào? Thời gian giám sát hải quan của hàng hóa nhập khẩu là bao lâu?
- Điểm tiêu chí người nộp thuế đánh giá hài lòng trong giải quyết hồ sơ TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?