Thời gian thăm nuôi phạm nhân vi phạm nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân thuộc Bộ Quốc phòng tối đa là bao nhiêu giờ mỗi lần thăm nuôi?
- Thời gian thăm nuôi phạm nhân vi phạm nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân thuộc Bộ Quốc phòng tối đa là bao nhiêu giờ mỗi lần thăm nuôi?
- Con nuôi có thuộc đối tượng được thăm nuôi phạm nhân bị giam trong cơ sở giam giữ thuộc Bộ Quốc Phòng không?
- Thân nhân là con nuôi có những khách nhiệm gì khi đến thăm gặp phạm nhân bị giam trong cơ sở giam giữ thuộc Bộ Quốc Phòng?
Thời gian thăm nuôi phạm nhân vi phạm nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân thuộc Bộ Quốc phòng tối đa là bao nhiêu giờ mỗi lần thăm nuôi?
Tại Điều 3 Thông tư 182/2019/TT-BQP quy định về thời gian thăm nuôi phạm nhân bị giam trong cơ sở giam giữ thuộc Bộ Quốc Phòng như sau:
Chế độ gặp thân nhân
1. Phạm nhân được gặp thân nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 52 Luật Thi hành án hình sự, trừ trường hợp đang bị kỷ luật theo quy định tại khoản 2 Điều 43 Luật Thi hành án hình sự; phạm nhân là người dưới 18 tuổi được gặp thân nhân theo quy định tại Điều 76 Luật Thi hành án hình sự.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 52 Luật Thi hành án hình sự 2019 có quy định về thời gian thăm nuôi phạm nhân như sau:
Chế độ gặp, nhận quà của phạm nhân
1. Phạm nhân được gặp thân nhân 01 lần trong 01 tháng, mỗi lần gặp không quá 01 giờ. Căn cứ kết quả xếp loại chấp hành án, yêu cầu giáo dục cải tạo, thành tích lao động, học tập của phạm nhân, Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện quyết định kéo dài thời gian gặp thân nhân nhưng không quá 03 giờ hoặc được gặp vợ, chồng ở phòng riêng không quá 24 giờ. Phạm nhân được khen thưởng hoặc lập công thì được gặp thân nhân thêm 01 lần trong 01 tháng.
Phạm nhân vi phạm nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân thì 02 tháng được gặp thân nhân 01 lần, mỗi lần không quá 01 giờ.
2. Trường hợp đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác có đề nghị được gặp phạm nhân thì Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện xem xét, quyết định.
...
Theo quy định nêu trên, thời gian thăm nuôi phạm nhân tối đa 01 giờ.
Tuy nhiên phạm nhân có thể được kéo dài thời gian gặp thân nhân nhưng không quá 03 giờ hoặc được gặp vợ, chồng ở phòng riêng không quá 24 giờ nếu có quyết định của Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện quyết định.
Đối với phạm nhân được khen thưởng hoặc lập công thì được gặp thân nhân thêm 01 lần trong 01 tháng.
Phạm nhân vi phạm nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân thì 02 tháng được gặp thân nhân 01 lần, mỗi lần không quá 01 giờ.
Như vậy, đối với phạm nhân vi phạm nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân thì mỗi lần không quá 01 giờ và 02 tháng được gặp thân nhân 01 lần.
Thời gian thăm nuôi phạm nhân vi phạm nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân tối đa là bao giờ mỗi lần thăm nuôi? (Hình từ Internet).
Con nuôi có thuộc đối tượng được thăm nuôi phạm nhân bị giam trong cơ sở giam giữ thuộc Bộ Quốc Phòng không?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 182/2019/TT-BQP có quy định về đối tượng được thăm gặp phạm nhân như sau:
Đối tượng được thăm gặp phạm nhân
1. Đối tượng được thăm gặp phạm nhân gồm: Ông, bà nội; ông, bà ngoại; bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ (hoặc chồng); bố, mẹ nuôi hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con dâu, con rể, con nuôi hợp pháp; anh, chị, em ruột; anh, chị, em dâu, rể; anh, chị em vợ (hoặc chồng); cô, dì, chú, bác, cậu, cháu ruột, số lượng thân nhân mỗi lần đến thăm gặp phạm nhân không quá 03 người.
2. Đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác ngoài những người được quy định tại Khoản 1 Điều này được thăm gặp phạm nhân nếu Thủ trưởng cơ sở giam giữ xét thấy phù hợp với yêu cầu công tác phòng, chống tội phạm và công tác quản lý, giáo dục cải tạo phạm nhân.
Như vậy, theo quy định nêu trên, các đối tượng được thăm gặp phạm nhân gồm có:
- Ông, bà nội; Ông, bà ngoại;
- Bố, mẹ đẻ; Bố, mẹ vợ (hoặc chồng); Bố, mẹ nuôi hợp pháp;
- Vợ hoặc chồng;
- Con đẻ, con dâu, con rể, con nuôi hợp pháp;
- Anh, chị, em ruột; anh, chị, em dâu, rể; anh, chị em vợ (hoặc chồng);
- Cô, dì, chú, bác, cậu, cháu ruột.
- Đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác nếu được Thủ trưởng cơ sở giam giữ xét thấy phù hợp.
Do đó, con nuôi có thuộc đối tượng được thăm nuôi phạm nhân.
Cần lưu ý rằng, số lượng thân nhân mỗi lần đến thăm gặp phạm nhân không quá 03 người.
Thân nhân là con nuôi có những khách nhiệm gì khi đến thăm gặp phạm nhân bị giam trong cơ sở giam giữ thuộc Bộ Quốc Phòng?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Thông tư 182/2019/TT-BQP có quy định về trách nhiệm của thân nhân và phạm nhân trong thăm gặp cụ thể như sau:
Theo đó, trách nhiệm của thân nhân là con nuôi trong thăm gặp phạm nhân là:
- Thân nhân là con nuôi đến thăm gặp phạm nhân phải chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, Nội quy cơ sở giam giữ, Nội quy nhà thăm gặp, tuân theo sự hướng dẫn của cán bộ làm nhiệm vụ tổ chức thăm gặp và những cán bộ có trách nhiệm khác. Nếu gửi đồ vật cho phạm nhân thì phải kê khai danh mục các đồ vật trừ đồ vật thuộc danh mục cấm và cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc gửi đồ không đúng quy định. Không được đưa vào nhà thăm gặp các đồ vật cấm theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
- Khi giao tiếp, người đến gặp phạm nhân và phạm nhân phải sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt, trường hợp là người dân tộc thiểu số và người nước ngoài không biết tiếng Việt thì được sử dụng ngôn ngữ khác. Người bị hạn chế về khả năng nghe, nói được sử dụng ngôn ngữ ký hiệu hoặc thiết bị hỗ trợ cho việc giao tiếp nhưng phải được cán bộ có trách nhiệm kiểm tra trước khi sử dụng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất gây thiệt hại đối với cây trồng chưa thu hoạch được tính thế nào?
- Đang bảo lưu kết quả học tập đại học có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Sức khỏe loại mấy không được tham gia nghĩa vụ quân sự?
- 29 11 là ngày Black Friday đúng không? Black Friday 2024 vào thứ mấy? Black Friday người lao động có được nghỉ làm không?
- Mẫu bảng thanh toán tiền làm thêm giờ theo Thông tư 200 và Thông tư 133 mới nhất và hướng dẫn cách ghi?
- Ngày thế giới phòng chống AIDS là ngày nào? Phòng chống HIV/AIDS được thực hiện theo nguyên tắc nào?