Thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng trọng tài có thể được lập sau khi xảy ra tranh chấp hay không?
Thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng trọng tài có thể được lập sau khi xảy ra tranh chấp hay không?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật Trọng tài thương mại 2010 như sau:
"Điều 5. Điều kiện giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài
1. Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.
2. Trường hợp một bên tham gia thoả thuận trọng tài là cá nhân chết hoặc mất năng lực hành vi, thoả thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với người thừa kế hoặc người đại diện theo pháp luật của người đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
3. Trường hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với tổ chức tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác."
Như vậy, thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.
Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài (Hình từ Internet)
Thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng trọng tài qua lời nói có được chấp nhận không?
Căn cứ theo quy định về hình thức thỏa thuận trọng tài tại Điều 16 Luật Trọng tài thương mại 2010 như sau:
"Điều 16. Hình thức thoả thuận trọng tài
1. Thỏa thuận trọng tài có thể được xác lập dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng.
2. Thoả thuận trọng tài phải được xác lập dưới dạng văn bản. Các hình thức thỏa thuận sau đây cũng được coi là xác lập dưới dạng văn bản:
a) Thoả thuận được xác lập qua trao đổi giữa các bên bằng telegram, fax, telex, thư điện tử và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;
b) Thỏa thuận được xác lập thông qua trao đổi thông tin bằng văn bản giữa các bên;
c) Thỏa thuận được luật sư, công chứng viên hoặc tổ chức có thẩm quyền ghi chép lại bằng văn bản theo yêu cầu của các bên;
d) Trong giao dịch các bên có dẫn chiếu đến một văn bản có thể hiện thỏa thuận trọng tài như hợp đồng, chứng từ, điều lệ công ty và những tài liệu tương tự khác;
đ) Qua trao đổi về đơn kiện và bản tự bảo vệ mà trong đó thể hiện sự tồn tại của thoả thuận do một bên đưa ra và bên kia không phủ nhận."
Theo đó, thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng trọng tài có thể là điều khoản về giải quyết tranh chấp đã được ghi trong hợp đồng hoặc thỏa thuận riêng.
Thoả thuận trọng tài phải được xác lập dưới dạng văn bản. Các hình thức thỏa thuận dưới đây cũng được coi là xác lập dưới dạng văn bản:
- Thoả thuận được xác lập qua trao đổi giữa các bên bằng telegram, fax, telex, thư điện tử và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;
- Thỏa thuận được xác lập thông qua trao đổi thông tin bằng văn bản giữa các bên;
- Thỏa thuận được luật sư, công chứng viên hoặc tổ chức có thẩm quyền ghi chép lại bằng văn bản theo yêu cầu của các bên;
- Trong giao dịch các bên có dẫn chiếu đến một văn bản có thể hiện thỏa thuận trọng tài như hợp đồng, chứng từ, điều lệ công ty và những tài liệu tương tự khác;
- Qua trao đổi về đơn kiện và bản tự bảo vệ mà trong đó thể hiện sự tồn tại của thoả thuận do một bên đưa ra và bên kia không phủ nhận.
Như vậy, việc anh/chị thỏa thuận thông qua lời nói là trái với quy định trên.
Hệ quả pháp lý trong trường hợp hình thức của thoả thuận trọng tài không phù hợp được quy định như thế nào?
Căn cứ vào Điều 18 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định như sau:
"Điều 18. Thoả thuận trọng tài vô hiệu
1. Tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của Trọng tài quy định tại Điều 2 của Luật này.
2. Người xác lập thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
3. Người xác lập thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự.
4. Hình thức của thoả thuận trọng tài không phù hợp với quy định tại Điều 16 của Luật này.
5. Một trong các bên bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép trong quá trình xác lập thoả thuận trọng tài và có yêu cầu tuyên bố thoả thuận trọng tài đó là vô hiệu.
6. Thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật."
Tại khoản 4 Điều 3 Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP quy định:
"Điều 3. Thoả thuận trọng tài vô hiệu quy định tại Điều 6 và Điều 18 Luật TTTM
...
4. “Hình thức của thoả thuận trọng tài không phù hợp với quy định tại Điều 16 Luật TTTM” quy định tại khoản 4 Điều 18 Luật TTTM là trường hợp thỏa thuận trọng tài không được xác lập bằng một trong các hình thức quy định tại Điều 16 Luật TTTM và hướng dẫn tại Điều 7 Nghị quyết này."
Theo đó, hình thức của thoả thuận trọng tài không phù hợp thì thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng trọng tài bị vô hiệu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo kê khai tài sản cố định khác của đơn vị, doanh nghiệp (ngoài nhà, đất, xe ô tô) theo Thông tư 72 của Bộ Quốc phòng ra sao?
- Gợi ý quà Noel cho bé? Noel 2024 vào thứ mấy trong tuần? Lễ Noel vào ngày bao nhiêu âm 2024?
- Mẫu Quyết định khen thưởng cán bộ công chức viên chức cuối năm? Mức tiền thưởng cán bộ công chức viên chức theo Quyết định 786?
- Điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục có những nội dung nào? Được áp dụng với những đối tượng nào?
- 5+ đoạn văn thể hiện cảm xúc bài thơ thuộc chủ điểm thế giới tuổi thơ hay, chọn lọc lớp 5?