Thi đua chuyên đề là gì? Phạm vi tổ chức thi đua chuyên đề của Dân quân tự vệ được quy định như thế nào?
Thi đua chuyên đề là gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Thông tư 93/2024/TT-BQP có định nghĩa thi đua chuyên đề như sau:
Hình thức thi đua
Thực hiện theo quy định tại Điều 16 Luật Thi đua, khen thưởng và các quy định sau:
1. Thi đua thường xuyên
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao của cá nhân, tập thể để tổ chức phát động, thực hiện tốt công việc hằng ngày, hằng tháng, hằng quý, hằng năm của cơ quan, tổ chức, đơn vị Dân quân tự vệ.
Việc tổ chức phong trào thi đua thường xuyên phải xác định rõ yêu cầu, mục tiêu, nội dung, chỉ tiêu cụ thể. Kết thúc năm công tác, chỉ huy cơ quan, tổ chức, đơn vị Dân quân tự vệ tiến hành tổng kết và bình xét danh hiệu thi đua.
2. Thi đua chuyên đề
Là hình thức thi đua nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm hoặc một lĩnh vực cần tập trung, như nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, phục vụ chiến đấu, đấu tranh phòng, chống tội phạm, phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố, dịch bệnh, cháy, nổ, tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ và được xác định trong một khoảng thời gian nhất định để phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách của cơ quan, tổ chức, đơn vị Dân quân tự vệ.
Theo đó, thi đua chuyên đề được hiểu là hình thức thi đua nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm hoặc một lĩnh vực cần tập trung, như nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, phục vụ chiến đấu, đấu tranh phòng, chống tội phạm, phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố, dịch bệnh, cháy, nổ, tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ và được xác định trong một khoảng thời gian nhất định để phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách của cơ quan, tổ chức, đơn vị Dân quân tự vệ.
Thi đua chuyên đề là gì? Phạm vi tổ chức thi đua chuyên đề của Dân quân tự vệ được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Phạm vi tổ chức thi đua chuyên đề của Dân quân tự vệ được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Thông tư 93/2024/TT-BQP có quy định về phạm vi tổ chức thi đua chuyên đề của Dân quân tư vệ như sau:
Phạm vi tổ chức thi đua
1. Phạm vi tổ chức thi đua của Dân quân tự vệ nằm trong phong trào thi đua Quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam, gắn với phong trào thi đua yêu nước của các Bộ, ngành trung ương, địa phương và toàn quốc.
2. Phong trào thi đua trong Dân quân tự vệ được tổ chức phát động trong phạm vi toàn quốc hoặc trong từng cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương. Việc phát động thi đua thường xuyên hằng năm, do cơ quan quân sự địa phương các cấp, cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng có lực lượng Dân quân tự vệ, Ban Chỉ huy quân sự các Bộ, ngành trung ương đến cơ sở thực hiện.
Như vậy, phạm vi tổ chức thi đua chuyên đề của Dân quân tự vệ nằm trong phong trào thi đua Quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam, gắn với phong trào thi đua yêu nước của các Bộ, ngành trung ương, địa phương và toàn quốc.
Trách nhiệm trong công tác thi đua khen thưởng được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 93/2024/TT-BQP có quy định như sau:
Theo đó, trách nhiệm trong công tác thi đua khen thưởng được pháp luật quy định có nội dung bao gồm:
(1) Thực hiện theo quy định tại Điều 13 Luật Thi đua, khen thưởng 2022.
(2) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chỉ đạo công tác thi đua, khen thưởng trong lực lượng Dân quân tự vệ; quyết định khen thưởng hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng về Dân quân tự vệ theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
(3) Tổng cục Chính trị chủ trì, phối hợp với Bộ Tổng Tham mưu và các cơ quan có liên quan giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả công tác thi đua, khen thưởng về Dân quân tự vệ; tham mưu, xem xét đề nghị tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng về Dân quân tự vệ theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
(4) Thủ trưởng quân khu, quân chủng, binh chủng và tương đương trực thuộc Bộ Quốc phòng chỉ đạo, phát động, tổ chức phong trào thi đua; xem xét, khen thưởng theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng về Dân quân tự vệ theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
(5) Người đứng đầu Bộ, ngành trung ương, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp phát động, chỉ đạo phong trào thi đua; xem xét, khen thưởng theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng về Dân quân tự vệ thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
(6) Cơ quan quân sự địa phương tham mưu, chỉ đạo, phát động, tổ chức phong trào thi đua; xem xét, khen thưởng theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng về Dân quân tự vệ thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
(7) Ban Chỉ huy quân sự Bộ, ngành trung ương, Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức tham mưu, tổ chức phong trào thi đua; xem xét, khen thưởng theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng về lực lượng tự vệ thuộc quyền.
(8) Cơ quan Dân quân tự vệ các cấp, trợ lý Dân quân tự vệ thuộc Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện, Ban Chỉ huy quân sự cấp xã có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, cán bộ đảm nhiệm công tác thi đua, khen thưởng cùng cấp tham mưu tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng về Dân quân tự vệ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trình tự thủ tục Công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia 2025 theo Quyết định 35 như thế nào?
- Thi đua chuyên đề là gì? Phạm vi tổ chức thi đua chuyên đề của Dân quân tự vệ được quy định như thế nào?
- Mẫu biên bản họp giải thể công ty cổ phần? Biên bản họp giải thể công ty cổ phần phải được gửi cho ai?
- Trách nhiệm khai báo sử dụng thiết bị yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động? Nguyên tắc bảo đảm an toàn vệ sinh lao động?
- Tổ chức phong trào thi đua thường xuyên của Dân quân tự vệ phải xác định rõ những yêu cầu như thế nào?