Theo pháp luật thương mại hiện hành, hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa được quy định như thế nào?
Sở giao dịch hàng hóa được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 67 Luật Thương mại 2005 quy định về sở giao dịch hàng hóa cụ thể như sau:
- Sở giao dịch hàng hoá có các chức năng sau đây:
+ Cung cấp các điều kiện vật chất - kỹ thuật cần thiết để giao dịch mua bán hàng hoá;
+ Điều hành các hoạt động giao dịch;
+ Niêm yết các mức giá cụ thể hình thành trên thị trường giao dịch tại từng thời điểm.
- Chính phủ quy định chi tiết điều kiện thành lập Sở giao dịch hàng hóa, quyền hạn, trách nhiệm của Sở giao dịch hàng hóa và việc phê chuẩn Điều lệ hoạt động của Sở giao dịch hàng hóa.
Mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa
Mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa được quy định như thế nào?
Về mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa, căn cứ theo quy định tại Điều 63 Luật Thương mại 2005 quy định cụ thể như sau:
- Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó các bên thỏa thuận thực hiện việc mua bán một lượng nhất định của một loại hàng hóa nhất định qua Sở giao dịch hàng hoá theo những tiêu chuẩn của Sở giao dịch hàng hoá với giá được thỏa thuận tại thời điểm giao kết hợp đồng và thời gian giao hàng được xác định tại một thời điểm trong tương lai.
- Chính phủ quy định chi tiết về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa.
Về hợp đồng mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hoá, căn cứ tại Điều 64 Luật Thương mại 2005 quy định cụ thể như sau:
- Hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hoá bao gồm hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn.
- Hợp đồng kỳ hạn là thỏa thuận, theo đó bên bán cam kết giao và bên mua cam kết nhận hàng hoá tại một thời điểm trong tương lai theo hợp đồng.
- Hợp đồng về quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán là thỏa thuận, theo đó bên mua quyền có quyền được mua hoặc được bán một hàng hóa xác định với mức giá định trước (gọi là giá giao kết) và phải trả một khoản tiền nhất định để mua quyền này (gọi là tiền mua quyền). Bên mua quyền có quyền chọn thực hiện hoặc không thực hiện việc mua hoặc bán hàng hóa đó.
Hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa được quy định như thế nào theo quy định của pháp luật hiện hành?
Về hàng hoá được phép mua bán qua sở giao dịch hàng hóa, được quy định tại Điều 32 Nghị định 158/2006/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 26 Điều 1 Nghị định 51/2018/NĐ-CP như sau:
- Đối với các mặt hàng thuộc danh mục hàng hóa kinh doanh có điều kiện, hạn chế kinh doanh, Sở Giao dịch hàng hóa phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền chấp thuận để niêm yết giao dịch trên Sở Giao dịch hàng hóa.
- Đối với những mặt hàng không thuộc danh mục hàng hóa bị cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện, Sở Giao dịch hàng hóa có trách nhiệm gửi 01 bộ hồ sơ thông báo với Bộ Công Thương trước khi chính thức niêm yết giao dịch trên Sở Giao dịch hàng hóa 30 ngày. Hồ sơ được gửi về Bộ Công Thương theo một trong ba cách: Gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc qua mạng điện tử của Bộ Công Thương.
Hồ sơ thông báo bao gồm:
+ Văn bản thông báo về việc niêm yết danh mục hàng hóa mới trên Sở Giao dịch hàng hóa;
+ Tài liệu đặc tả hợp đồng của từng loại hàng hóa dự kiến niêm yết trên Sở Giao dịch hàng hóa.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ thông báo của Sở Giao dịch hàng hóa về việc niêm yết hàng hóa giao dịch trên Sở Giao dịch hàng hóa, Bộ Công Thương có văn bản phản hồi đến Sở Giao dịch hàng hóa nếu hồ sơ thông báo chưa đầy đủ. Sau thời hạn trên, nếu Sở Giao dịch hàng hóa không nhận được văn bản phản hồi từ Bộ Công Thương có nghĩa là hồ sơ thông báo của Sở Giao dịch hàng hóa đã đầy đủ, hợp lệ.
Về thời gian giao dịch, được quy định tại Điều 33 Nghị định 158/2006/NĐ-CP cụ thể như sau:
- Sở Giao dịch hàng hóa phải công bố thời gian giao dịch cụ thể, bao gồm ngày giao dịch, phiên giao dịch, thời gian khớp lệnh giao dịch và giờ mở cửa, đóng cửa của ngày giao dịch.
- Sở Giao dịch hàng hóa có thể tạm thời thay đổi thời gian giao dịch trong các trường hợp sau đây:
+ Hệ thống giao dịch có sự cố dẫn đến việc không thể thực hiện các lệnh giao dịch như thường lệ;
+ Quá nửa số thành viên có sự cố về hệ thống chuyển lệnh giao dịch;
+ Các trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật.
- Khi xảy ra các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, Sở Giao dịch hàng hóa phải tạm ngừng giao dịch cho đến khi khắc phục được các trường hợp này. Trường hợp không khắc phục được trong phiên giao dịch thì phiên giao dịch được coi là kết thúc vào lần khớp lệnh ngay trước đó.
- Sở Giao dịch hàng hóa phải công bố kịp thời các trường hợp được quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Về phương thức giao dịch, theo quy định tại Điều 36 Nghị định 158/2006/NĐ-CP cụ thể như sau:
Sở Giao dịch hàng hóa tổ chức giao dịch theo phương thức khớp lệnh tập trung, trên cơ sở khớp các lệnh mua và lệnh bán theo nguyên tắc xác định giá sau đây:
- Là mức giá thực hiện đạt được khối lượng giao dịch lớn nhất;
- Nếu có nhiều mức giá thoả mãn khoản 1 Điều này thì lấy mức giá trùng hoặc gần với giá thực hiện của lần khớp lệnh gần nhất;
- Nếu vẫn có nhiều mức giá thỏa mãn khoản 2 Điều này thì lấy mức giá cao nhất.
Trên đây là những quy định của pháp luật về thương mại liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản bàn giao hàng hóa bán đấu giá trong thương mại? Địa điểm thanh toán tiền mua hàng hóa bán đấu giá là ở đâu?
- Bài phát biểu tất niên xóm, tổ dân phố hay và ý nghĩa 2025? Bài phát biểu tất niên xóm ngắn gọn?
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?