Theo Nghị định 154 hiện nay đăng ký thường trú có bao nhiêu loại giấy tờ tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp?
- Theo Nghị định 154, hiện nay đăng ký thường trú có bao nhiêu loại giấy tờ tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp?
- Khi đăng ký thường trú vào chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình mà chỗ ở có nhiều hơn một chủ sở hữu thì thực hiện thế nào?
- Những điều kiện cần phải đáp ứng khi công dân đăng ký thường trú?
Theo Nghị định 154, hiện nay đăng ký thường trú có bao nhiêu loại giấy tờ tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 154/2024/NĐ-CP có hướng dẫn như sau:
Theo đó, theo Nghị định 154/2024/NĐ-CP hiện nay có 12 loại giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký thường trú bao gồm:
(1) Giấy tờ, tài liệu chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất do cơ quan có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ theo quy định của pháp luật về đất đai và nhà ở;
(2) Giấy phép xây dựng nhà ở hoặc giấy phép xây dựng nhà ở có thời hạn đối với trường hợp phải xin giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng;
(3) Giấy tờ mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước hoặc giấy tờ về hóa giá, thanh lý nhà ở gắn liền với đất ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;
(4) Hợp đồng mua bán nhà ở hoặc giấy tờ chứng minh việc đã bàn giao nhà ở hoặc đã nhận nhà ở của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đầu tư xây dựng để bán;
(5) Giấy tờ về mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai và nhà ở;
(6) Giấy tờ về giao tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết, cấp nhà ở, đất ở cho cá nhân, hộ gia đình;
(7) Giấy tờ của Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết cho được sở hữu nhà ở đã có hiệu lực pháp luật;
(8) Giấy tờ, tài liệu chứng minh về việc thế chấp, cầm cố quyền sở hữu chỗ ở hợp pháp;
(9) Xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về nhà ở, đất ở sử dụng ổn định, không có tranh chấp và không thuộc địa điểm không được đăng ký thường trú mới theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định 154/2024/NĐ-CP;
(10) Giấy tờ, tài liệu chứng minh về đăng ký, đăng kiểm phương tiện thuộc quyền sở hữu, xác nhận đăng ký nơi thường xuyên đậu, đỗ của phương tiện trừ trường hợp không phải đăng ký nơi thường xuyên đậu đỗ theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 154/2024/NĐ-CP;
(11) Hợp đồng, văn bản về việc cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật;
(12) Một trong các loại giấy tờ, tài liệu khác để xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai, nhà ở qua các thời kỳ.
Theo Nghị định 154, hiện nay đăng ký thường trú có bao nhiêu loại giấy tờ tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp? (Hình từ Internet)
Khi đăng ký thường trú vào chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình mà chỗ ở có nhiều hơn một chủ sở hữu thì thực hiện thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 8 Nghị định 154/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Một số nội dung đăng ký, quản lý cư trú
1. Trường hợp công dân đăng ký thường trú vào chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình mà chỗ ở hợp pháp đó có nhiều hơn một chủ sở hữu thì không cần có ý kiến đồng ý của những người đồng sở hữu.
2. Trường hợp đăng ký thường trú theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 20 Luật Cư trú mà chỗ ở hợp pháp có nhiều hơn một chủ sở hữu thì chỉ cần ý kiến đồng ý của ít nhất một chủ sở hữu.
3. Trường hợp đăng ký thường trú không thuộc điểm a khoản 2 Điều 20 Luật Cư trú mà chỗ ở hợp pháp có nhiều hơn một chủ sở hữu thì khi đăng ký thường trú phải có ý kiến đồng ý của các chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu ủy quyền bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực theo quy định pháp luật.
...
Như vậy, đối với trường hợp công dân đăng ký thường trú vào chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình mà chỗ ở hợp pháp đó có nhiều hơn một chủ sở hữu thì không cần có ý kiến đồng ý của những người đồng sở hữu.
Những điều kiện cần phải đáp ứng khi công dân đăng ký thường trú?
Căn cứ theo Điều 20 Luật Cư trú 2020 có hướng dẫn như sau:
Theo đó, những điều kiện cần phải đáp ứng khi công dân đăng ký thường trú bao gồm:
(1) Công dân có chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình thì được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp đó.
(2) Công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý trong các trường hợp sau đây:
- Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;
- Người cao tuổi về ở với anh ruột, chị ruột, em ruột, cháu ruột; người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không có khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột, người giám hộ;
- Người chưa thành niên được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý hoặc không còn cha, mẹ về ở với cụ nội, cụ ngoại, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; người chưa thành niên về ở với người giám hộ.
(3) Trừ trường hợp quy định tại mục (2), công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Được chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý cho đăng ký thường trú tại địa điểm thuê, mượn, ở nhờ và được chủ hộ đồng ý nếu đăng ký thường trú vào cùng hộ gia đình đó;
- Bảo đảm điều kiện về diện tích nhà ở tối thiểu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không thấp hơn 08 m2 sàn/người.
(4) Công dân được đăng ký thường trú tại cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo có công trình phụ trợ là nhà ở khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Người hoạt động tôn giáo được phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử, thuyên chuyển đến hoạt động tôn giáo tại cơ sở tôn giáo;
- Người đại diện cơ sở tín ngưỡng;
- Người được người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng đồng ý cho đăng ký thường trú để trực tiếp quản lý, tổ chức hoạt động tín ngưỡng tại cơ sở tín ngưỡng;
- Trẻ em, người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không nơi nương tựa được người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng, người đứng đầu hoặc người đại diện cơ sở tôn giáo đồng ý cho đăng ký thường trú.
(5) Người được chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp được đăng ký thường trú tại cơ sở trợ giúp xã hội khi được người đứng đầu cơ sở đó đồng ý hoặc được đăng ký thường trú vào hộ gia đình nhận chăm sóc, nuôi dưỡng khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý.
(6) Người sinh sống, người làm nghề lưu động trên phương tiện được đăng ký thường trú tại phương tiện đó khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Là chủ phương tiện hoặc được chủ phương tiện đó đồng ý cho đăng ký thường trú;
- Phương tiện được đăng ký, đăng kiểm theo quy định của pháp luật; trường hợp phương tiện không thuộc đối tượng phải đăng ký, đăng kiểm thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phương tiện thường xuyên đậu, đỗ về việc sử dụng phương tiện đó vào mục đích để ở;
- Có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc phương tiện đã đăng ký đậu, đỗ thường xuyên trên địa bàn trong trường hợp phương tiện không phải đăng ký hoặc nơi đăng ký phương tiện không trùng với nơi thường xuyên đậu, đỗ.
(7) Việc đăng ký thường trú của người chưa thành niên phải được sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp nơi cư trú của người chưa thành niên do Tòa án quyết định.
(8) Công dân không được đăng ký thường trú mới tại chỗ ở quy định tại Điều 23 của Luật Cư trú 2020, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 20 Luật Cư trú 2020.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tứ thân phụ mẫu nghĩa là gì? Tứ thân phụ mẫu gồm những ai? Con cái có trách nhiệm, nghĩa vụ như thế nào đối với cha mẹ?
- Viết hướng dẫn sử dụng một sản phẩm lớp 4 ngắn gọn? Mẫu viết hướng dẫn sử dụng một sản phẩm ngắn gọn lớp 4 chọn lọc?
- Sinh nhật 1 tuổi gọi là gì? Lời chúc sinh nhật 1 tuổi cha mẹ dành tặng cho các bé ý nghĩa? Cha mẹ đăng ký khai sinh cho con ở đâu?
- Người được chở trên xe gắn máy có được đứng trên yên xe không? Từ năm 2025 xe gắn máy chở người đứng trên yên xe bị phạt thế nào?
- Màu sắc may mắn của 12 con giáp năm 2025? Xem màu may mắn 2025 theo năm sinh? Màu may mắn 2025 theo ngũ hành?