Tứ thân phụ mẫu nghĩa là gì? Tứ thân phụ mẫu gồm những ai? Con cái có trách nhiệm, nghĩa vụ như thế nào đối với cha mẹ?
Tứ thân phụ mẫu nghĩa là gì? Tứ thân phụ mẫu gồm những ai?
Tứ thân phụ mẫu là một thuật ngữ truyền thống dùng để chỉ bốn bậc sinh thành trong quan hệ tình thân gia đình bao gồm:
- Cha ruột
- Mẹ ruột
- Cha vợ (hoặc cha chồng)
- Mẹ vợ (hoặc mẹ chồng)
Đây là cách gọi chung cha mẹ của cả hai bên vợ chồng, thể hiện sự kính trọng đối với đấng sinh thành của cả hai gia đình, nhấn mạnh trách nhiệm báo hiếu và tình nghĩa gia đình trong văn hóa người Việt.
Không chỉ cha mẹ ruột, mà cha mẹ bên vợ/chồng cũng có ảnh hưởng lớn đến đời sống và suy nghĩ của con cái. Các bậc phụ mẫu là những người bảo tồn và truyền lại những giá trị đạo đức, phong tục, và truyền thống gia đình. Trong hôn nhân, tứ thân phụ mẫu đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự hòa hợp giữa con rể/con dâu và gia đình chồng/vợ.
Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!
Tứ thân phụ mẫu nghĩa là gì? Tứ thân phụ mẫu gồm những ai? Con cái có trách nhiệm, nghĩa vụ như thế nào đối với cha mẹ? (hình từ Internet)
Con cái có trách nhiệm, nghĩa vụ như thế nào đối với cha mẹ?
Theo Điều 70 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 cụ thể như sau:
Quyền và nghĩa vụ của con
1. Được cha mẹ thương yêu, tôn trọng, thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản theo quy định của pháp luật; được học tập và giáo dục; được phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức.
2. Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.
3. Con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì có quyền sống chung với cha mẹ, được cha mẹ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc.
Con chưa thành niên tham gia công việc gia đình phù hợp với lứa tuổi và không trái với quy định của pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
4. Con đã thành niên có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, nơi cư trú, học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội theo nguyện vọng và khả năng của mình. Khi sống cùng với cha mẹ, con có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động, sản xuất, tạo thu nhập nhằm bảo đảm đời sống chung của gia đình; đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình phù hợp với khả năng của mình.
5. Được hưởng quyền về tài sản tương xứng với công sức đóng góp vào tài sản của gia đình.
Và Điều 71 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng như sau:
Nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng
1. Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
2. Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.
Theo đó, trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ được quy định như sau:
(1) Con cái có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.
(2) Khi sống cùng với cha mẹ, con có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động, sản xuất, tạo thu nhập nhằm bảo đảm đời sống chung của gia đình; đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình phù hợp với khả năng của mình.
(3) Con có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.
Tứ thân phụ mẫu là người thừa kế theo pháp luật thuộc hàng thừa kế thứ mấy?
Căn cứ Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định người thừa kế theo pháp luật như sau:
Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Như vậy, trong trường hợp chia thừa kế theo pháp luật thì tứ thân phụ mẫu là cha mẹ ruột của người chết thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Còn tứ thân phụ mẫu là cha mẹ của vợ/chồng người chết không thuộc các hàng thừa kế theo quy định.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn Diêm Vương là hạn gì? Cúng giải hạn Diêm Vương có phải mê tín dị đoan? Tổ chức hoạt động mê tín dị đoan khi cúng giải hạn bị phạt bao nhiêu?
- Điều kiện hoạt động của điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng mới nhất 2025 ra sao?
- Mẫu lời chúc sinh nhật bản thân tạo động lực, khích lệ? Có được nghỉ phép hưởng nguyên lương vào ngày sinh nhật?
- Mẫu văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về bạn cùng bàn? Quy định về những phẩm chất chủ yếu của học sinh các cấp?
- Link điều tra dư luận xã hội về dạy thêm học thêm theo Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT? Đối tượng, thời gian điều tra thế nào?