Thế vị trong giao dịch chứng khoán là gì? Từ chối thế vị giao dịch và loại bỏ thanh toán giao dịch chứng khoán trong trường hợp nào?
Thế vị trong giao dịch chứng khoán là gì?
Theo khoản 45 Điều 3 Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
45. Thế vị là việc thay thế một bên trong giao dịch chứng khoán bằng một bên khác, trong đó bên thay thế kế thừa tất cả các quyền lợi và nghĩa vụ có liên quan đến giao dịch chứng khoán của bên bị thay thế.
...
Như vậy, thế vị là việc thay thế một bên trong giao dịch chứng khoán bằng một bên khác, trong đó bên thay thế kế thừa tất cả các quyền lợi và nghĩa vụ có liên quan đến giao dịch chứng khoán của bên bị thay thế.
Thế vị trong giao dịch chứng khoán là gì? Từ chối thế vị giao dịch và loại bỏ thanh toán giao dịch chứng khoán trong trường hợp nào? (hình từ internet)
Từ chối thế vị giao dịch của thành viên bù trừ và loại bỏ thanh toán giao dịch chứng khoán trong trường hợp nào?
Theo Điều 37 Thông tư 119/2020/TT-BTC quy định như sau:
Từ chối thế vị giao dịch của thành viên bù trừ và loại bỏ thanh toán giao dịch chứng khoán
1. Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam có quyền từ chối thế vị và loại bỏ thanh toán giao dịch chứng khoán trong các trường hợp sau:
a) Thành viên bù trừ, khách hàng của thành viên bù trừ bán chứng khoán khi chưa sở hữu không đúng hướng dẫn của Bộ Tài chính;
b) Giao dịch của thành viên bù trừ hoặc khách hàng của thành viên bù trừ được thực hiện sau khi Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thông báo cho Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam về việc đình chỉ giao dịch đối với thành viên bù trừ đó;
c) Giao dịch thực hiện đối với mã chứng khoán chưa được chấp nhận bù trừ, thanh toán trên hệ thống của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
d) Giao dịch có số hiệu tài khoản không hợp lệ do số đăng ký thành viên bù trừ hoặc ký tự loại tài khoản giao dịch không tồn tại;
đ) Giao dịch có các thông tin không hợp lệ gồm: không có mã phiên giao dịch; ngày giao dịch khác ngày hiện tại; không có số hiệu lệnh bên mua hoặc bên bán; giá, khối lượng giao dịch nhỏ hơn hoặc bằng không; không có xác nhận lệnh;
e) Giao dịch có tổ hợp bốn thông tin mã thị trường, mã bảng giao dịch, mã chứng khoán, số xác nhận lệnh trùng với giao dịch đã nhận trước đó;
g) Các trường hợp khác sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.
...
Như vậy, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam có quyền từ chối thế vị và loại bỏ thanh toán giao dịch chứng khoán trong các trường hợp sau:
- Thành viên bù trừ, khách hàng của thành viên bù trừ bán chứng khoán khi chưa sở hữu không đúng hướng dẫn của Bộ Tài chính;
- Giao dịch của thành viên bù trừ hoặc khách hàng của thành viên bù trừ được thực hiện sau khi Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thông báo cho Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam về việc đình chỉ giao dịch đối với thành viên bù trừ đó;
- Giao dịch thực hiện đối với mã chứng khoán chưa được chấp nhận bù trừ, thanh toán trên hệ thống của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
- Giao dịch có số hiệu tài khoản không hợp lệ do số đăng ký thành viên bù trừ hoặc ký tự loại tài khoản giao dịch không tồn tại;
- Giao dịch có các thông tin không hợp lệ gồm: không có mã phiên giao dịch; ngày giao dịch khác ngày hiện tại; không có số hiệu lệnh bên mua hoặc bên bán; giá, khối lượng giao dịch nhỏ hơn hoặc bằng không; không có xác nhận lệnh;
- Giao dịch có tổ hợp bốn thông tin mã thị trường, mã bảng giao dịch, mã chứng khoán, số xác nhận lệnh trùng với giao dịch đã nhận trước đó;
- Các trường hợp khác sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.
Có phải kiểm tra tính hợp lệ của các giao dịch trước khi thực hiện thế vị giao dịch không?
Theo Điều 32 Thông tư 119/2020/TT-BTC quy định như sau:
Thế vị, đối chiếu, xác nhận giao dịch
1. Sau khi nhận kết quả giao dịch từ các Sở giao dịch chứng khoán, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam kiểm tra tính hợp lệ của các giao dịch trước khi thực hiện thế vị giao dịch. Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam được quyền từ chối thế vị và loại bỏ thanh toán đối với các giao dịch không hợp lệ theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Thông tư này.
2. Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam có trách nhiệm thông báo danh sách giao dịch hợp lệ cho các thành viên bù trừ để đối chiếu và xác nhận.
3. Thành viên bù trừ có trách nhiệm đối chiếu chi tiết giao dịch với danh sách giao dịch hợp lệ của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam gửi và xác nhận lại với Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam theo quy chế của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
Như vậy, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam kiểm tra tính hợp lệ của các giao dịch trước khi thực hiện thế vị giao dịch sau khi nhận kết quả giao dịch từ các Sở giao dịch chứng khoán.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?