Thay đổi quy mô tổ chức từ lễ hội tín ngưỡng định kỳ cấp xã lên cấp huyện thì cần thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp nào?

Cho tôi hỏi nếu thay đổi quy mô tổ chức từ lễ hội tín ngưỡng định kỳ cấp xã lên cấp huyện thì cần thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp nào biết về việc thay đổi? Sau khi lễ hội tín ngưỡng kết thúc thì cần thông báo những nội dung nào đến Ủy ban nhân dân? Câu hỏi của anh P từ Bắc Ninh.

Lễ hội tín ngưỡng định kỳ cấp huyện là lễ hội như thế nào?

Căn cứ Điều 2 Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.
2. Hoạt động tín ngưỡng là hoạt động thờ cúng tổ tiên, các biểu tượng linh thiêng; tưởng niệm và tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng; các lễ nghi dân gian tiêu biểu cho những giá trị lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội.
3. Lễ hội tín ngưỡng là hoạt động tín ngưỡng tập thể được tổ chức theo lễ nghi truyền thống nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần của cộng đồng.
...

Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 13 Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016 có quy định như sau:

Tổ chức lễ hội tín ngưỡng định kỳ
1. Người đại diện, ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về việc tổ chức lễ hội tín ngưỡng diễn ra định kỳ chậm nhất là 20 ngày trước ngày tổ chức lễ hội đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định sau đây:
a) Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ chức lễ hội có trách nhiệm tiếp nhận thông báo đối với lễ hội tín ngưỡng có quy mô tổ chức trong một xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã);
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi tổ chức lễ hội có trách nhiệm tiếp nhận thông báo đối với lễ hội tín ngưỡng có quy mô tổ chức trong nhiều xã thuộc một huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là huyện);
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tổ chức lễ hội có trách nhiệm tiếp nhận thông báo đối với lễ hội tín ngưỡng có quy mô tổ chức trong nhiều huyện thuộc một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh).
...

Từ những quy định trên thì lễ hội tín ngưỡng định kỳ cấp huyện là hoạt động tín ngưỡng tập thể được tổ chức theo lễ nghi truyền thống nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần của cộng đồng có quy mô tổ chức trong nhiều xã thuộc một huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.

Thay đổi quy mô tổ chức từ lễ hội tín ngưỡng định kỳ cấp xã lên cấp huyện thì cần thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp nào?

Thay đổi quy mô tổ chức từ lễ hội tín ngưỡng định kỳ cấp xã lên cấp huyện thì cần thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp nào? (Hình từ Internet)

Thay đổi quy mô tổ chức từ lễ hội tín ngưỡng định kỳ cấp xã lên cấp huyện thì cần thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp nào?

Việc thay đổi quy mô tổ chức lễ hội tín ngưỡng định kỳ được quy định tại Điều 14 Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016 như sau:

Tổ chức lễ hội tín ngưỡng lần đầu, lễ hội tín ngưỡng được khôi phục hoặc lễ hội tín ngưỡng định kỳ nhưng có thay đổi
1. Trước khi tổ chức lễ hội tín ngưỡng lần đầu, lễ hội tín ngưỡng được khôi phục sau thời gian gián đoạn hoặc lễ hội tín ngưỡng được tổ chức định kỳ nhưng có thay đổi về quy mô, nội dung, thời gian, địa điểm thì người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm gửi văn bản đăng ký đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tổ chức lễ hội.
Văn bản đăng ký nêu rõ tên lễ hội, nội dung lễ hội hoặc nội dung thay đổi so với trước, quy mô, thời gian, địa điểm tổ chức, dự kiến thành viên ban tổ chức và các điều kiện cần thiết để bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường trong lễ hội.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đăng ký hợp lệ; trường hợp từ chối đăng ký phải nêu rõ lý do.

Như vậy, trong trường hợp có sự thay đổi về quy mô tổ chức, tễ hội tín ngưỡng định kỳ cấp xã lên cấp huyện thì người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm gửi văn bản đăng ký đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tổ chức lễ hội.

Trong văn bản đăng ký cần nêu rõ tên lễ hội, nội dung lễ hội hoặc nội dung thay đổi so với trước, quy mô, thời gian, địa điểm tổ chức, dự kiến thành viên ban tổ chức và các điều kiện cần thiết để bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường trong lễ hội.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ tiến hành xem xét và trả lời bằng văn bản trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đăng ký hợp lệ về việc thay đổi quy mô tổ chức lễ hội tín ngưỡng định kỳ

Trường hợp đồng ý về việc thay đổi quy mô tổ chức lễ hội, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ có văn bản trả lời, trường hợp từ chối đăng ký sẽ nêu rõ lý do người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng biết.

Cần thông báo những nội dung gì đến Ủy ban nhân dân sau khi kết thúc lễ hội tín ngưỡng định kỳ?

Việc quản lý, sử dụng khoản thu từ việc tổ chức lễ hội tín ngưỡng được quy định tại Điều 15 Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016 như sau:

Quản lý, sử dụng khoản thu từ việc tổ chức lễ hội tín ngưỡng
1. Người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm quản lý và sử dụng đúng mục đích, công khai, minh bạch khoản thu từ việc tổ chức lễ hội.
2. Chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày kết thúc lễ hội, người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về khoản thu, mục đích sử dụng khoản thu đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 13 của Luật này.

Theo quy định vừa nêu thì chậm nhất 20 ngày kể từ ngày kết thúc lễ hội, người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về khoản thu, mục đích sử dụng khoản thu đến Ủy ban nhân dân (cấp huyện-cấp xã-cấp tỉnh ứng với quy mô của lễ hội).

Lễ hội tín ngưỡng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mẫu đơn đăng ký tổ chức lễ hội tín ngưỡng lần đầu mới nhất hiện nay theo quy định pháp luật như thế nào?
Pháp luật
Mẫu thông báo tổ chức lễ hội tín ngưỡng định kỳ mới nhất hiện này là mẫu nào? Có những nội dung gì?
Pháp luật
Thay đổi quy mô tổ chức từ lễ hội tín ngưỡng định kỳ cấp xã lên cấp huyện thì cần thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp nào?
Pháp luật
Lễ hội tín ngưỡng là gì? Các khoản thu từ việc tổ chức lễ hội tín ngưỡng ban quản lý cơ sở tín ngưỡng thông báo đến cơ quan nhà nước trong bao lâu?
Pháp luật
Người đại diện cơ sở tín ngưỡng phải thông báo về việc tổ chức lễ hội tín ngưỡng diễn ra định kỳ chậm nhất bao lâu trước ngày tổ chức?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Lễ hội tín ngưỡng
415 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Lễ hội tín ngưỡng
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào