Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu?
Căn cứ quy định tại Điều 8 Luật Quản lý ngoại thương 2017 như sau:
Biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu
1. Cấm xuất khẩu là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định không được đưa hàng hóa từ nội địa vào khu vực hải quan riêng hoặc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
2. Cấm nhập khẩu là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định không được đưa hàng hóa từ khu vực hải quan riêng vào nội địa hoặc từ nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam.
Theo đó, cấm xuất khẩu là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định không được đưa hàng hóa từ nội địa vào khu vực hải quan riêng hoặc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
Và cấm nhập khẩu là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định không được đưa hàng hóa từ khu vực hải quan riêng vào nội địa hoặc từ nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam.
Như vậy, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định.
Đồng thời, theo quy định tại Điều 10 Luật Quản lý ngoại thương 2017 thì Chính phủ có thẩm quyền quy định Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu.
TẢI VỀ Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu
Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương? (Hình từ Internet)
Biện pháp cấm nhập khẩu có áp dụng khi hàng hóa gây nguy hại đến sức khỏe, an toàn của người tiêu dùng không?
Căn cứ quy định tại Điều 9 Luật Quản lý ngoại thương 2017 về áp dụng biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu như sau:
Áp dụng biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu
1. Áp dụng biện pháp cấm xuất khẩu khi hàng hóa thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Liên quan đến quốc phòng, an ninh chưa được phép xuất khẩu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Bảo vệ di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa;
c) Theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Áp dụng biện pháp cấm nhập khẩu khi hàng hóa thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Liên quan đến quốc phòng, an ninh chưa được phép nhập khẩu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Gây nguy hại đến sức khỏe, an toàn của người tiêu dùng;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục;
d) Gây nguy hại đến môi trường, đa dạng sinh học, có nguy cơ cao mang theo sinh vật gây hại, đe dọa an ninh lương thực, nền sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
đ) Theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Theo đó, khi hàng hóa thuộc một trong các trường hợp sau đây thì áp dụng biện pháp cấm nhập khẩu:
- Liên quan đến quốc phòng, an ninh chưa được phép nhập khẩu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Gây nguy hại đến sức khỏe, an toàn của người tiêu dùng;
- Gây ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục;
- Gây nguy hại đến môi trường, đa dạng sinh học, có nguy cơ cao mang theo sinh vật gây hại, đe dọa an ninh lương thực, nền sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
- Theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Như vậy, hàng hóa gây nguy hại đến sức khỏe, an toàn của người tiêu dùng thuộc trường hợp áp dụng biện pháp cấm nhập khẩu theo quy định pháp luật.
Những hành vi nào bị pháp luật nghiêm cấm trong hoạt động quản lý ngoại thương?
Căn cứ quy định tại Điều 7 Luật Quản lý ngoại thương 2017, trong quản lý ngoại thương, những hành vi bị pháp luật nghiêm cấm bao gồm:
(1) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định của pháp luật về quản lý ngoại thương, cản trở hoạt động kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu hợp pháp, xâm phạm quyền tự do kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu của thương nhân quy định tại Điều 5 Luật Quản lý ngoại thương 2017.
(2) Áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương không đúng thẩm quyền; không đúng trình tự, thủ tục.
(3) Tiết lộ thông tin bảo mật của thương nhân trái pháp luật.
(4) Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa bị cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 10 và khoản 1 Điều 14 của Luật Quản lý ngoại thương 2017;
+ Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, theo điều kiện mà không có giấy phép, không đáp ứng đủ điều kiện;
+ Hàng hóa không đi qua đúng cửa khẩu quy định; hàng hóa không làm thủ tục hải quan hoặc có gian lận về số lượng, khối lượng, chủng loại, xuất xứ hàng hóa khi làm thủ tục hải quan;
+ Hàng hóa theo quy định của pháp luật phải có tem nhưng không dán tem.
(5) Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa mà vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 5 của Luật Quản lý ngoại thương 2017.
(6) Gian lận, làm giả giấy tờ liên quan đến hoạt động quản lý ngoại thương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chuyển đất trồng lúa sang đất ở không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị phạt bao nhiêu?
- Quyền khác đối với tài sản là gì? Gồm những quyền nào? Quyền khác đối với tài sản có bị hạn chế, bị tước đoạt?
- Mốc giới ngăn cách các bất động sản được quy định như thế nào? Các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng?
- Tải bảng tổng hợp chi phí tư vấn đầu tư xây dựng mới nhất? Công thức xác định chi phí tư vấn đầu tư xây dựng?
- Tổng hợp cách tra cứu phạt nguội toàn quốc 2025 nhanh chóng? Cách kiểm tra phạt nguội online toàn quốc chi tiết thế nào?