Thay đổi địa điểm buôn bán phân bón có cần làm tục gì không? Bị xử phạt do xếp phân bón lẫn lộn với thức ăn chăn nuôi có đúng không?
Thay đổi địa điểm buôn bán phân bón có cần làm tục gì không?
Điều 15 và khoản 4 Điều 16 Nghị định 84/2019/NĐ-CP quy định trường hợp thay đổi về địa điểm buôn bán phân bón, cần chuẩn bị nhồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón như sau:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón theo Mẫu số 08 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
- Bản chụp văn bản chứng nhận đã được tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn về phân bón hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên của người trực tiếp buôn bán phân bón theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 42 Luật Trồng trọt.
- Bản chính Giấy chứng nhận đã được cấp.
Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón
Điều 13 Nghị định 84/2019/NĐ-CP quy định:
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón theo Mẫu số 11 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón (sau đây viết tắt là Giấy chứng nhận) phải đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan ngay sau khi cấp lại Giấy chứng nhận.
Trình tự cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón
Điều 17 Nghị định 84/2019/NĐ-CP quy định trình tự cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón như sau:
Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền.
Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền thẩm định nội dung hồ sơ, nếu hồ sơ đạt yêu cầu thực hiện kiểm tra điều kiện buôn bán phân bón tại tổ chức, cá nhân và lập biên bản kiểm tra theo Mẫu số 12 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
Bước 3: Trường hợp tổ chức, cá nhân buôn bán phân bón không đáp ứng điều kiện, phải thực hiện khắc phục, sau khi khắc phục có văn bản thông báo đến cơ quan có thẩm quyền để kiểm tra nội dung đã khắc phục. Trường hợp kết quả kiểm tra đạt yêu cầu, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón theo Mẫu số 11 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Địa điểm buôn bán phân bón
Bị xử phạt do xếp phân bón lẫn lộn với thức ăn chăn nuôi có đúng không?
Điều 7 Nghị định 55/2018/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định buôn bán phân bón như sau:
- Hành vi vi phạm quy định về buôn bán phân bón gồm: Chào hàng, bày bán, lưu giữ, bảo quản, vận chuyển, bán buôn, bán lẻ, xuất khẩu và hoạt động khác đưa phân bón vào lưu thông áp dụng theo quy định tại Điều 7 Nghị định này; hành vi vi phạm quy định về nhập khẩu phân bón áp dụng theo quy định tại Điều 8 Nghị định này.
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Không duy trì đầy đủ các điều kiện về buôn bán phân bón theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 108/2017/NĐ-CP trong quá trình hoạt động;
+ Xếp đặt chung, để lẫn phân bón với một trong các loại hàng hóa khác như lương thực, thực phẩm, hàng giải khát, thức ăn chăn nuôi, thuốc y tế, thuốc thú y;
+ Buôn bán phân bón trong giai đoạn đang nghiên cứu, khảo nghiệm, dự án sản xuất thử nghiệm khi chưa có Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam.
+ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+Tự ý viết thêm, tẩy xóa, sửa chữa, làm thay đổi nội dung trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón;
+ Buôn bán phân bón trong thời gian đang bị đình chỉ hoạt động buôn bán hoặc tước quyền sử dụng hoặc thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón;
+ Buôn bán phân bón đã bị hủy bỏ Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam.
- Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp buôn bán phân bón khi không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón.
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán phân bón có yếu tố hạn chế vượt mức giới hạn tối đa.
- Hành vi vi phạm về buôn bán phân bón không có Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam hoặc phân bón hết hạn sử dụng, mức phạt như sau:
+ Phạt cảnh cáo đối với trường hợp phân bón có giá trị dưới 1.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với trường hợp lô phân bón có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 2.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp lô phân bón có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với trường hợp lô phân bón có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với trường hợp lô phân bón có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 7.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với trường hợp lô phân bón có giá trị từ 7.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp lô phân bón có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 15.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với trường hợp lô phân bón có giá trị từ 15.000.000 đồng đến dưới 25.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp lô phân bón có giá trị từ 25.000.000 đồng đến dưới 35.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với trường hợp lô phân bón có giá trị từ 35.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp lô phân bón có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với trường hợp lô phân bón có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với trường hợp lô phân bón có giá trị từ 100.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với trường hợp lô phân bón có giá trị từ 150.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
+ Đối với hành vi buôn bán phân bón không có Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam có giá trị từ 200.000.000 đồng trở lên thì người có thẩm quyền đang thụ lý vụ việc phải chuyển ngay hồ sơ vụ vi phạm sang cơ quan tiến hành tố tụng hình sự để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 62 của Luật xử lý vi phạm hành chính; trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án, nếu hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính thì phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
- Hình thức xử phạt bổ sung
+ Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón hoặc đình chỉ hoạt động buôn bán phân bón từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm i, k khoản 6 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;
+ Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón hoặc đình chỉ hoạt động buôn bán phân bón từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm l, m khoản 6 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;
+ Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón hoặc đình chỉ hoạt động buôn bán phân bón từ 06 tháng đến 09 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5, điểm n khoản 6 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;
+ Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón hoặc đình chỉ hoạt động buôn bán phân bón từ 09 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm o khoản 6 Điều này;
+ Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón hoặc đình chỉ hoạt động buôn bán phân bón từ 12 tháng đến 15 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm p khoản 6 Điều này;
+ Đình chỉ hoạt động buôn bán phân bón từ 03 tháng đến 09 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này;
+ Tịch thu Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.
- Biện pháp khắc phục hậu quả
+ Buộc thu hồi trả lại nhà sản xuất phân bón hết hạn sử dụng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này;
+ Buộc tiêu hủy hoặc tái chế hoặc chuyển sang làm nguyên liệu phân bón không có Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này;
+ Buộc thu hồi để tiêu hủy phân bón đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này."
Theo đó, đối với hành vi xếp đặt chung, để lẫn phân bón với một trong các loại hàng hóa khác như lương thực, thực phẩm, hàng giải khát, thức ăn chăn nuôi, thuốc y tế, thuốc thú y quy định tại điểm b khoản 2 Điều 7 Nghị định 55/2018/NĐ-CP sẽ bị xử phạt từ 1-3 triệu đồng. Tuy nhiên, đây là mức phạt đối với cá nhân còn đối với tổ chức mức phạt sẽ nhân đôi (khoản 2 Điều 5 Nghị định 55/2019/NĐ-CP). Do đó, việc xử phạt là hoàn toàn phù hợp với quy định pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?
- Có được tự chế bình xịt hơi cay mini tự vệ vào ban đêm không? Trang bị bình xịt hơi cay bên người có bị phạt không?
- Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng là gì? Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng trong trường hợp nào?
- Người thực hiện vận chuyển bình xịt hơi cay có số lượng lớn qua biên giới có bị phạt tù hay không?
- Phần mềm Họp không giấy của Kiểm toán nhà nước được xây dựng nhằm mục đích gì? Được quản lý tập trung ở đâu?