Việc lấy mẫu phân bón để thử nghiệm chất lượng phục vụ quản lý nhà nước phải do người nào thực hiện?
- Việc lấy mẫu phân bón để thử nghiệm chất lượng phục vụ quản lý nhà nước phải do ai thực hiện?
- Cá nhân có nhu cầu tập huấn lấy mẫu phân bón thì có được đăng ký tập huấn để được cấp Giấy chứng nhận lấy mẫu phân bón hay không?
- Việc lấy mẫu phân bón được thực hiện như thế nào?
- Người lấy mẫu phân bón có các quyền và nghĩa vụ gì?
Việc lấy mẫu phân bón để thử nghiệm chất lượng phục vụ quản lý nhà nước phải do ai thực hiện?
Căn cứ theo Điều 45 Luật Trồng trọt 2018 quy định về quản lý chất lượng phân bón như sau:
Quản lý chất lượng phân bón
1. Phân bón được quản lý chất lượng theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
2. Tổ chức đánh giá sự phù hợp thực hiện hoạt động thử nghiệm, giám định, kiểm định, chứng nhận chất lượng phục vụ quản lý nhà nước đối với phân bón phải được chứng nhận lĩnh vực hoạt động theo quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp và được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
3. Việc lấy mẫu phân bón để thử nghiệm chất lượng phục vụ quản lý nhà nước phải do người có Giấy chứng nhận lấy mẫu phân bón thực hiện.
4. Chính phủ quy định nội dung, thời gian, thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận lấy mẫu phân bón.
Như vậy, theo quy định nêu trên, việc lấy mẫu phân bón để thử nghiệm chất lượng phục vụ quản lý nhà nước phải do người có Giấy chứng nhận lấy mẫu phân bón thực hiện.
Việc lấy mẫu phân bón để thử nghiệm chất lượng phục vụ quản lý nhà nước phải do người nào thực hiện? (Hình từ Internet)
Cá nhân có nhu cầu tập huấn lấy mẫu phân bón thì có được đăng ký tập huấn để được cấp Giấy chứng nhận lấy mẫu phân bón hay không?
Căn cứ Điều 23 Nghị định 84/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Nội dung, thời gian tập huấn và thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận lấy mẫu phân bón
1. Nội dung tập huấn gồm:
a) Các quy định của pháp luật hiện hành về phân bón;
b) Phương pháp lấy mẫu phân bón theo tiêu chuẩn quốc gia;
c) Thực hành lấy mẫu phân bón.
2. Thời gian tập huấn: 05 ngày.
Căn cứ kết quả kiểm tra sau khi tập huấn, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận lấy mẫu phân bón theo Mẫu số 19 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu tập huấn lấy mẫu phân bón đăng ký trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến với cơ quan có thẩm quyền.
4. Cục Bảo vệ thực vật xây dựng chương trình, biên soạn bộ tài liệu tập huấn lấy mẫu phân bón; chủ trì, phối hợp với các trường, viện tổ chức tập huấn và cấp Giấy chứng nhận lấy mẫu phân bón.
Như vậy, theo quy định, cá nhân có nhu cầu tập huấn lấy mẫu phân bón thì được đăng ký trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến với cơ quan có thẩm quyền về việc tập huấn.
Nội dung tập huấn như sau:
- Các quy định của pháp luật hiện hành về phân bón;
- Phương pháp lấy mẫu phân bón theo tiêu chuẩn quốc gia;
- Thực hành lấy mẫu phân bón.
Việc lấy mẫu phân bón được thực hiện như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 22 Nghị định 84/2019/NĐ-CP quy định về lấy mẫu phân bón như sau:
Lấy mẫu, thử nghiệm phân bón
1. Lấy mẫu phân bón.
a) Phương pháp lấy mẫu áp dụng theo Tiêu chuẩn quốc gia về lấy mẫu phân bón;
b) Đối với loại phân bón chưa có Tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp lấy mẫu thì tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu phân bón phải xây dựng phương pháp lấy mẫu đối với phân bón này và được Cục Bảo vệ thực vật phê duyệt trong thời hạn 20 ngày làm việc.
2. Thử nghiệm phân bón
a) Việc thử nghiệm chất lượng phân bón phục vụ quản lý nhà nước trong nhập khẩu, sản xuất, lưu thông trên thị trường do phòng thử nghiệm đã được chỉ định thực hiện.
b) Phương pháp thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng phân bón, các yếu tố hạn chế trong phân bón được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Trường hợp chưa được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, Cục Bảo vệ thực vật phê duyệt phương pháp thử được áp dụng.
Theo đó, việc lấy mẫu phân bón được hướng dẫn như sau:
- Phương pháp lấy mẫu áp dụng theo Tiêu chuẩn quốc gia về lấy mẫu phân bón;
- Đối với loại phân bón chưa có Tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp lấy mẫu thì tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu phân bón phải xây dựng phương pháp lấy mẫu đối với phân bón này và được Cục Bảo vệ thực vật phê duyệt trong thời hạn 20 ngày làm việc.
Người lấy mẫu phân bón có các quyền và nghĩa vụ gì?
Căn cứ theo Điều 53 Luật Trồng trọt 2018 quy định thì người lấy mẫu phân bón có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
(1) Người lấy mẫu phân bón có quyền:
- Được cung cấp thông tin có liên quan đến hoạt động lấy mẫu phân bón;
- Được tập huấn về lấy mẫu phân bón.
(2) Người lấy mẫu phân bón có nghĩa vụ sau đây:
- Thực hiện lấy mẫu theo đúng tiêu chuẩn quốc gia về lấy mẫu phân bón, bảo đảm khách quan;
- Bảo mật thông tin, số liệu liên quan đến việc lấy mẫu, trừ trường hợp cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu báo cáo;
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động lấy mẫu phân bón.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sĩ quan thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được điều động theo yêu cầu quốc phòng, an ninh có được thuê nhà ở công vụ không?
- Nhà đầu tư có được ủy quyền cho công ty điều hành huy động vốn cho dự án dầu khí ở nước ngoài không?
- Kế hoạch tài chính 05 năm xác định các mục tiêu gì? Kế hoạch tài chính 05 năm được sử dụng để làm gì?
- Được chuyển mục đích sử dụng đất rừng sản xuất thành đất thổ cư không? Hạn mức giao đất rừng sản xuất là bao nhiêu?
- Hồ sơ đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí theo Nghị định 132?