Thay đổi địa chỉ của trụ sở có được cấp lại giấy phép hoạt động không? Thời hạn sử dụng của giấy phép hoạt động được cấp lại tính như thế nào?
- Giấy phép hoạt động của công ty dịch vụ việc làm hư hỏng thì có được cấp lại không?
- Thời hạn của giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm được cấp lại tính như thế nào?
- Hồ sơ cần chuẩn bị để xin cấp lại giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm gồm những giấy tờ nào?
- Trình tự thủ tục cấp lại giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm?
Giấy phép hoạt động của công ty dịch vụ việc làm hư hỏng thì có được cấp lại không?
Khoản 1 Điều 20 Nghị định 23/2021/NĐ-CP quy định về việc cấp lại giấy phép như sau:
"1. Doanh nghiệp đề nghị cấp lại giấy phép trong các trường hợp sau đây:
a) Thay đổi một trong các nội dung của giấy phép đã được cấp, gồm: tên doanh nghiệp; địa chỉ trụ sở chính nhưng vẫn trên địa bàn cấp tỉnh đã cấp giấy phép; người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
b) Giấy phép bị mất;
c) Giấy phép bị hư hỏng không còn đầy đủ thông tin trên giấy phép;
d) Thay đổi địa chỉ trụ sở chính sang địa bàn cấp tỉnh khác so với nơi đã được cấp giấy phép."
Bên cạnh đó, Điều 15 Nghị định 23/2021/NĐ-CP quy định về thẩm quyền cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi giấy phép như sau: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính ủy quyền (sau đây gọi chung là cơ quan nhà nước có thẩm quyền) cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi giấy phép đối với doanh nghiệp
Như vậy, trường hợp anh thôi đổi địa chỉ trụ sở thì có thể liên hệ cơ quan chuyên môn để xin cấp lại giấy phép. Anh cần liên hệ Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi anh đã đăng ký giấy phép hoạt động trước đây để xin cấp lại giấy phép.
Thay đổi địa chỉ của trụ sở có được cấp lại giấy phép hoạt động không?
Thời hạn của giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm được cấp lại tính như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 16 Nghị định 23/2021/NĐ-CP về giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm thì:
- Thời hạn giấy phép tối đa là 60 tháng;
- Giấy phép được gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối đa là 60 tháng;
- Thời hạn giấy phép được cấp lại bằng thời hạn còn lại của giấy phép đã được cấp trước đó.
Như vậy, thời hạn của giấy phép hoạt động được cấp lại tính bằng thời hạn còn lại của giấy phép được cấp trước đó. Nếu như giấy phép trước đó của anh còn lại 01 tháng sử dụng thì giấy phép hoạt động mới cũng sẽ có thời hạn sử dụng là 01 tháng. Sau khi hết thời hạn sử dụng anh có thể làm hồ sơ để xin gia hạn giấy phép của mình.
Hồ sơ cần chuẩn bị để xin cấp lại giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm gồm những giấy tờ nào?
Khoản 2 Điều 20 Nghị định 23/2021/NĐ-CP có quy định về hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép như sau:
- Văn bản đề nghị cấp lại giấy phép theo Mẫu số 02 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
- Văn bản quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định này đối với trường hợp thay đổi địa chỉ trụ sở chính nhưng vẫn trên địa bàn cấp tỉnh đã cấp giấy phép;
- Các văn bản quy định tại khoản 4, 5, 6 Điều 17 Nghị định này đối với trường hợp thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
- Giấy phép đã được cấp trước đó đối với trường hợp quy định tại điểm a, điểm c khoản 1 Điều này.
Theo đó anh cần chuẩn bị Mẫu đơn số 02 theo quy định của pháp luật và 01 bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao, xuất trình bản gốc để đối chiếu Giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc hợp đồng thuê địa điểm theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định này.
Trình tự thủ tục cấp lại giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm?
Căn cứ khoản 4 Điều 20 Nghị định 23/2021/NĐ-CP về trình tự, thủ tục cấp lại giấy phép đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này như sau:
- Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép bao gồm: văn bản đề nghị cấp lại giấy phép theo Mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này; văn bản quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định này; giấy phép đã được cấp nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính trước đây;
- Doanh nghiệp gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại điểm a khoản này đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính mới để đề nghị cấp lại giấy phép;
- Sau khi kiểm tra đủ giấy tờ được quy định tại điểm a khoản này, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy biên nhận ghi rõ ngày, tháng, năm nhận hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép;
- Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đảm bảo theo quy định, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính mới có văn bản đề nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đã được cấp giấy phép cung cấp bản sao hồ sơ đề nghị cấp giấy phép và xác nhận về các điều kiện không bị thu hồi giấy phép của doanh nghiệp;
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính mới, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đã được cấp giấy phép có ý kiến trả lời về tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong thời gian hoạt động tại địa bàn và gửi kèm bản sao hồ sơ đề nghị cấp giấy phép của doanh nghiệp cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính mới.
Trường hợp doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép theo khoản 1 Điều 21 Nghị định này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định thu hồi và thông báo cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính mới;
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đã được cấp giấy phép, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, cấp lại giấy phép đối với doanh nghiệp; trường hợp không cấp lại giấy phép thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?
- Công dân được tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở khi từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi đúng không?