Thất tình là gì? Thấy người khác tự tử do thất tình mà không cứu có bị phạt tù theo quy định Bộ luật Hình sự?
Thất tình là gì?
Thất tình có thể hiểu là một trạng thái cảm xúc khi con người trải qua nỗi đau, sự buồn bã, hoặc thất vọng trong quan hệ tình cảm. Trạng thái này có thể xuất phát từ việc chia tay, không được đáp lại tình cảm, hoặc những mâu thuẫn trong một mối quan hệ.
*Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Thấy người khác tự tử do thất tình mà không cứu có bị phạt tù không?
Căn cứ Điều 132 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng như sau:
Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng
1. Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm;
b) Người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp.
3. Phạm tội dẫn đến hậu quả 02 người trở lên chết, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Theo đó, trường hợp thấy người khác tự tử do thất tình (đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng) và có điều kiện cứu giúp mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì có thể bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Lưu ý:
(1) Trong một số trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
- Người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm;
- Người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp.
(2) Phạm tội dẫn đến hậu quả 02 người trở lên chết, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Thất tình là gì? Thấy người khác tự tử do thất tình mà không cứu có bị phạt tù theo quy định Bộ luật Hình sự? (Hình từ Internet)
Xúi giục người thất tình tự sát thì bị phạt mấy năm tù giam?
Căn cứ quy định tại Điều 131 Bộ luật Hình sự 2015 về tội xúi giục hoặc giúp người khác tự sát như sau:
Tội xúi giục hoặc giúp người khác tự sát
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác tự tước đoạt tính mạng của họ;
b) Tạo điều kiện vật chất hoặc tinh thần cho người khác tự tước đoạt tính mạng của họ.
2. Phạm tội làm 02 người trở lên tự sát, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Như vậy, người có một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
- Kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác tự tước đoạt tính mạng của họ;
- Tạo điều kiện vật chất hoặc tinh thần cho người khác tự tước đoạt tính mạng của họ.
Trường hợp phạm tội làm 02 người trở lên tự sát, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Quyền sống của con người được pháp luật quy định thế nào?
(1) Tại Điều 19 Hiến pháp 2013 quy định như sau:
Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật.
(2) Tại Điều 33 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền sống, quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể như sau:
- Cá nhân có quyền sống, quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, thân thể, quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật.
- Khi phát hiện người bị tai nạn, bệnh tật mà tính mạng bị đe dọa thì người phát hiện có trách nhiệm hoặc yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức khác có điều kiện cần thiết đưa ngay đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi gần nhất; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
- Việc gây mê, mổ, cắt bỏ, cấy ghép mô, bộ phận cơ thể người; thực hiện kỹ thuật, phương pháp khám, chữa bệnh mới trên cơ thể người; thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất cứ hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể người phải được sự đồng ý của người đó và phải được tổ chức có thẩm quyền thực hiện.
Trường hợp người được thử nghiệm là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc là bệnh nhân bất tỉnh thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con thành niên hoặc người giám hộ của người đó đồng ý;
Trường hợp có nguy cơ đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân mà không chờ được ý kiến của những người nêu trên thì phải có quyết định của người có thẩm quyền của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Việc khám nghiệm tử thi được thực hiện khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Có sự đồng ý của người đó trước khi chết;
+ Có sự đồng ý của cha, mẹ, vợ, chồng, con thành niên hoặc người giám hộ nếu không có ý kiến của người đó trước khi chết;
+ Theo quyết định của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp luật quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.