Thành viên Hội đồng thành viên TKV có được làm công chức trong bộ máy nhà nước không? Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng thành viên là bao nhiêu năm?
Thành viên Hội đồng thành viên TKV có được làm công chức trong bộ máy nhà nước không?
Căn cứ khoản 4 Điều 44 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 105/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Tiêu chuẩn và điều kiện của Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên
1. Là công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam.
2. Có trình độ đại học trở lên, biết ít nhất một ngoại ngữ thông dụng, có năng lực kinh doanh và quản lý doanh nghiệp. Chủ tịch Hội đồng thành viên phải có kinh nghiệm ít nhất 03 năm quản lý, điều hành doanh nghiệp thuộc ngành, nghề kinh doanh chính của TKV.
3. Có đủ năng lực hành vi dân sự, sức khỏe, phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, trung thực, liêm khiết, hiểu biết pháp luật và có ý thức chấp hành pháp luật.
4. Không giữ các chức vụ quản lý, điều hành tại doanh nghiệp thành viên. Trường hợp là cán bộ, công chức, lãnh đạo trong bộ máy nhà nước hoặc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội phải được cấp có thẩm quyền cử và phù hợp với quy định của pháp luật.
5. Chưa từng bị cách chức Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc/Giám đốc, Phó tổng giám đốc/Phó giám đốc của doanh nghiệp nhà nước.
6. Không thuộc đối tượng bị cấm đảm nhiệm chức vụ quản lý điều hành doanh nghiệp theo quy định tại các điểm b, c, đ, e khoản 2 Điều 18 của Luật doanh nghiệp.
7. Không phải là người có liên quan theo quy định tại khoản 2 Điều 92 Luật doanh nghiệp.
8. Chủ tịch Hội đồng thành viên không được kiêm nhiệm chức danh Tổng giám đốc TKV và giám đốc các doanh nghiệp khác.
9. Các tiêu chuẩn và điều kiện khác theo quy định của pháp luật.
Đối chiếu quy định trên, để trở thành viên Hội đồng thành viên TKV cần đáp ứng những điều kiện tiêu chuẩn nêu trên.
Do đó, nếu là công chức, cán bộ, lãnh đạo trong bộ máy nhà nước hoặc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội muốn trở thành Hội đồng thành viên TKV thì phải được cấp có thẩm quyền cử và phù hợp với quy định của pháp luật.
Thành viên Hội đồng thành viên TKV có được làm công chức trong bộ máy nhà nước không? (Hình từ Internet)
Hội đồng thành viên của TKV có bao nhiêu thành viên? Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng thành viên là bao nhiêu năm?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 42 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 105/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Chức năng và cơ cấu của Hội đồng thành viên
...
4. Hội đồng thành viên của TKV có không quá 07 thành viên, trong đó có một thành viên là Chủ tịch Hội đồng thành viên. Thành viên Hội đồng thành viên làm việc theo chế độ chuyên trách (trừ thành viên Hội đồng thành viên TKV kiêm Tổng giám đốc TKV). Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng thành viên không quá 05 năm. Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên có thể được bổ nhiệm lại, nhưng không quá 02 nhiệm kỳ.
Theo đó, Hội đồng thành viên của TKV có không quá 07 thành viên, trong đó có một thành viên là Chủ tịch Hội đồng thành viên.
Thành viên Hội đồng thành viên làm việc theo chế độ chuyên trách (trừ thành viên Hội đồng thành viên TKV kiêm Tổng giám đốc TKV).
Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng thành viên không quá 05 năm.
Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên có thể được bổ nhiệm lại, nhưng không quá 02 nhiệm kỳ.
Hội đồng thành viên của TKV có những quyền hạn gì?
Theo quy định tại Điều 43 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 105/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng thành viên
1. Nhận, quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn, đất đai, tài nguyên, khoáng sản và các nguồn lực khác do chủ sở hữu đầu tư cho TKV và Tập đoàn các công ty TKV.
2. Xây dựng, trình Bộ Công Thương thông qua để trình Chính phủ ban hành Điều lệ, sửa đổi, bổ sung Điều lệ của TKV.
3. Đề nghị cấp có thẩm quyền điều chỉnh vốn điều lệ; tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể, yêu cầu phá sản TKV.
4. Trình Bộ Công Thương ban hành, sửa đổi, bổ sung Quy chế tài chính của TKV.
5. Quyết định mục tiêu, chiến lược, kế hoạch dài hạn, kế hoạch sản xuất, kinh doanh, kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm và ngành, nghề kinh doanh của TKV sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; quyết định và tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh hàng năm của TKV sau khi được Bộ Công Thương thông qua và gửi quyết định đến Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tổng hợp, giám sát; quyết định phương án phối hợp kinh doanh giữa TKV và các doanh nghiệp thành viên do TKV sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối hoặc công ty tự nguyện tham gia liên kết thông qua việc sử dụng quyền chi phối của TKV tại các doanh nghiệp này hoặc hợp đồng liên kết phù hợp với quy định của pháp luật.
6. Quyết định các dự án đầu tư nằm trong quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn của Tập đoàn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; ủy quyền hoặc phân cấp cho Tổng giám đốc TKV quyết định đầu tư các dự án trong kế hoạch đã được Hội đồng thành viên phê duyệt theo quy chế quản lý của TKV.
...
Do đó, Hội đồng thành viên của TKV có những quyền hạn nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hóa đơn giá trị gia tăng dành cho các đối tượng nào? Không lập hóa đơn giá trị gia tăng khi bán hàng có phải là hành vi trốn thuế?
- Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Ngoại giao Việt Nam là gì? Tiêu chuẩn xét tặng đối với cá nhân công tác trong ngành Ngoại giao là gì?
- Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở ngành Kiểm sát nhân dân là gì? Thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu?
- Tổ chức chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại cần đáp ứng những điều kiện nào?
- Nội dung đánh giá hồ sơ dự thầu đối với dự án đầu tư có sử dụng đất theo phương thức 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ gồm những gì?