Thành viên Hội đồng thẩm định chương trình giáo dục phổ thông tích hợp phải đáp ứng những tiêu chuẩn nào?
Hội đồng thẩm định chương trình giáo dục phổ thông tích hợp gồm bao nhiêu người?
Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 5 Thông tư 04/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:
Thẩm định, phê duyệt chương trình giáo dục tích hợp
1. Hội đồng thẩm định:
a) Hội đồng thẩm định chương trình giáo dục tích hợp do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập. Hội đồng thẩm định chịu trách nhiệm về nội dung, chất lượng thẩm định và đề nghị Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt chương trình giáo dục tích hợp;
b) Hội đồng thẩm định gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Thư ký và các Ủy viên là cán bộ nghiên cứu, chuyên gia giáo dục mầm non hoặc giáo dục phổ thông, giáo viên của các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giảng viên của các cơ sở đào tạo giáo viên, đại diện các tổ chức có liên quan, số lượng thành viên Hội đồng thẩm định phải là số lẻ, tối thiểu là 07 (bảy) người;
c) Hội đồng thẩm định được thành lập trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày Bộ Giáo dục và Đào tạo nhận đủ hồ sơ đề nghị phê duyệt chương trình giáo dục tích hợp. Hội đồng thẩm định tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
...
Theo đó, Hội đồng thẩm định chương trình giáo dục phổ thông tích hợp bao gồm:
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Thư ký và các Ủy viên là cán bộ nghiên cứu,
- Chuyên gia giáo dục phổ thông,
- Giáo viên của các cơ sở giáo dục phổ thông, giảng viên của các cơ sở đào tạo giáo viên, đại diện các tổ chức có liên quan, số lượng thành viên Hội đồng thẩm định phải là số lẻ, tối thiểu là 07 (bảy) người.
Chương trình giáo dục phổ thông tích hợp (Hình từ Internet)
Thành viên Hội đồng thẩm định chương trình giáo dục phổ thông tích hợp phải đáp ứng những tiêu chuẩn nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Thông tư 04/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:
Thẩm định, phê duyệt chương trình giáo dục tích hợp
...
2. Tiêu chuẩn của thành viên Hội đồng thẩm định:
a) Có phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt; có đủ sức khỏe và thời gian tham gia thẩm định chương trình;
b) Có trình độ đại học trở lên; có chuyên môn, am hiểu về khoa học giáo dục và chương trình giáo dục mầm non hoặc giáo dục phổ thông tương ứng; có trình độ ngoại ngữ đảm bảo hiểu chương trình giáo dục mầm non hoặc giáo dục phổ thông tương ứng của nước ngoài;
c) Người tham gia xây dựng chương trình giáo dục tích hợp đang được xem xét phê duyệt thì không được tham gia thẩm định chương trình giáo dục tích hợp.
...
Như vậy, thành viên Hội đồng thẩm định chương trình giáo dục phổ thông tích hợp phải đáp ứng những tiêu chuẩn sau:
- Có phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt; có đủ sức khỏe và thời gian tham gia thẩm định chương trình;
- Có trình độ đại học trở lên; có chuyên môn, am hiểu về khoa học giáo dục và chương trình giáo dục phổ thông tương ứng; có trình độ ngoại ngữ đảm bảo hiểu giáo dục phổ thông tương ứng của nước ngoài;
- Người tham gia xây dựng chương trình giáo dục tích hợp đang được xem xét phê duyệt thì không được tham gia thẩm định chương trình giáo dục tích hợp.
Hội đồng thẩm định chương trình giáo dục phổ thông tích hợp phải đảm bảo các nguyên tắc làm việc nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 5 Thông tư 04/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:
Thẩm định, phê duyệt chương trình giáo dục tích hợp
...
3. Nhiệm vụ, quyền hạn và nguyên tắc làm việc của Hội đồng thẩm định:
Nhiệm vụ, quyền hạn và nguyên tắc làm việc của Hội đồng thẩm định thực hiện theo quy định tại Điều 9, Điều 10 của Thông tư số 14/2017/TT-BGDĐT ngày 06 tháng 6 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định tiêu chuẩn, quy trình xây dựng, chỉnh sửa chương trình giáo dục phổ thông; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông.
...
Theo đó, Hội đồng thẩm định chương trình giáo dục phổ thông tích hợp phải đảm bảo các nguyên tắc sau cụ thể tại Điều 10 Thông tư 14/2017/TT-BGDĐT quy định như sau:
- Hội đồng thẩm định làm việc theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, khách quan, trung thực.
- Cuộc họp của Hội đồng thẩm định được coi là hợp lệ khi có Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch (trong trường hợp Chủ tịch vắng mặt), Thư ký và ít nhất 2/3 (hai phần ba) tổng số thành viên Hội đồng thẩm định tham gia, các thành viên vắng mặt đã gửi ý kiến bằng văn bản đựng trong phong bì được niêm phong hoặc gửi qua thư điện tử cho người chủ trì cuộc họp. Trong các cuộc họp của Hội đồng thẩm định phải có đại diện đơn vị chủ trì tổ chức thẩm định.
- Kết quả mỗi cuộc họp của Hội đồng thẩm định phải được ghi thành biên bản cuộc họp.
Biên bản cuộc họp phải có chữ ký của người chủ trì cuộc họp, Thư ký Hội đồng thẩm định, đại diện đơn vị chủ trì tổ chức thẩm định.
- Trong quá trình thẩm định, Hội đồng thẩm định đề xuất với đơn vị tổ chức thẩm định xin ý kiến chuyên môn của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan nếu cần thiết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?