Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 04/2020/TT-BGDĐT hướng dẫn Nghị định 86/2018/NĐ-CP đầu tư nước ngoài trong giáo dục

Số hiệu: 04/2020/TT-BGDĐT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo Người ký: Nguyễn Văn Phúc
Ngày ban hành: 18/03/2020 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 04/2020/TT-BGDĐT

Hà Nội, ngày 18 tháng 3 năm 2020

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 86/2018/NĐ-CP NGÀY 06 THÁNG 6 NĂM 2018 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ HỢP TÁC, ĐẦU TƯ CỦA NƯỚC NGOÀI TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC

Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế;

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục (sau đây gọi là Nghị định số 86/2018/NĐ-CP), bao gồm: việc tích hợp chương trình giáo dục của Việt Nam với chương trình giáo dục của nước ngoài; nội dung giáo dục, đào tạo bắt buộc đối với người học là công dân Việt Nam học tập trong các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài.

2. Thông tư này áp dụng đối với các cơ sở giáo dục của Việt Nam, cơ sở giáo dục của nước ngoài và các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam.

Điều 2. Nguyên tắc tích hợp chương trình giáo dục

Việc tích hợp chương trình giáo dục phải thực hiện theo quy định tại Điều 6, Điều 7 và Điều 8 của Nghị định số 86/2018/NĐ-CP và các quy định sau:

1. Bảo đảm tính khoa học, hợp lý, khả thi và phù hợp điều kiện thực hiện tại Việt Nam.

2. Nội dung, thời lượng chương trình giáo dục tích hợp phải phù hợp tâm sinh lý lứa tuổi học sinh, thuần phong mỹ tục và truyền thống của Việt Nam; không có định kiến xã hội về giới, sắc tộc, tôn giáo, địa vị xã hội.

3. Chương trình giáo dục tích hợp phải có định hướng về phương pháp, hình thức giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục, làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường.

4. Chương trình giáo dục tích hợp phải có quy định điều kiện thực hiện, bao gồm: tổ chức và quản lý thực hiện chương trình; đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên; cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục.

Điều 3. Tích hợp chương trình giáo dục mầm non

1. Chương trình giáo dục tích hợp được xây dựng trên cơ sở chương trình giáo dục mầm non của Việt Nam, bổ sung các mặt phát triển hoặc lĩnh vực phát triển (sau đây gọi chung là lĩnh vực phát triển), nội dung, hoạt động giáo dục của chương trình giáo dục mầm non của nước ngoài mà chương trình giáo dục mầm non của Việt Nam không có; tích hợp các lĩnh vực phát triển có trong cả hai chương trình để bảo đảm mục tiêu của chương trình giáo dục của Việt Nam và chương trình giáo dục của nước ngoài.

2. Việc tích hợp chương trình được thực hiện theo lĩnh vực phát triển hoặc nhóm lĩnh vực phát triển của trẻ em trên cơ sở lấy nội dung, hoạt động giáo dục của lĩnh vực phát triển của một trong hai chương trình, bổ sung nội dung, hoạt động giáo dục của lĩnh vực phát triển của chương trình còn lại mà chương trình kia không có để bảo đảm mục tiêu của lĩnh vực phát triển của cả hai chương trình.

3. Văn bản, tài liệu thuyết minh việc tích hợp chương trình giáo dục mầm non gồm:

a) Kế hoạch giáo dục, trong đó nêu rõ tên các lĩnh vực phát triển, hoạt động giáo dục; thời lượng, ngôn ngữ giảng dạy;

b) Bản so sánh các lĩnh vực phát triển, nội dung và các hoạt động giáo dục của hai chương trình giáo dục được dùng để tích hợp.

Điều 4. Tích hợp chương trình giáo dục phổ thông

1. Chương trình giáo dục tích hợp được xây dựng trên cơ sở chương trình giáo dục phổ thông của Việt Nam, bổ sung các môn học, hoạt động giáo dục (sau đây gọi chung là môn học) của chương trình giáo dục phổ thông của nước ngoài mà chương trình giáo dục phổ thông của Việt Nam không có; tích hợp các môn học có trong cả hai chương trình để bảo đảm mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông của Việt Nam và chương trình giáo dục phổ thông của nước ngoài.

2. Việc tích hợp chương trình được thực hiện theo môn học hoặc nhóm môn học trên cơ sở lấy chương trình môn học hoặc nhóm môn học của một trong hai chương trình, bổ sung những nội dung của môn học hoặc nhóm môn học của chương trình còn lại mà chương trình kia không có để bảo đảm mục tiêu của môn học hoặc nhóm môn học của cả hai chương trình.

3. Văn bản, tài liệu thuyết minh việc tích hợp chương trình giáo dục phổ thông gồm:

a) Kế hoạch giáo dục, trong đó nêu rõ tên các môn học, nhóm môn học; thời lượng, ngôn ngữ giảng dạy;

b) Bản so sánh chương trình môn học hoặc nhóm môn học của hai chương trình giáo dục được dùng để tích hợp.

Điều 5. Thẩm định, phê duyệt chương trình giáo dục tích hợp

1. Hội đồng thẩm định:

a) Hội đồng thẩm định chương trình giáo dục tích hợp do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập. Hội đồng thẩm định chịu trách nhiệm về nội dung, chất lượng thẩm định và đề nghị Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt chương trình giáo dục tích hợp;

b) Hội đồng thẩm định gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Thư ký và các Ủy viên là cán bộ nghiên cứu, chuyên gia giáo dục mầm non hoặc giáo dục phổ thông, giáo viên của các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giảng viên của các cơ sở đào tạo giáo viên, đại diện các tổ chức có liên quan, số lượng thành viên Hội đồng thẩm định phải là số lẻ, tối thiểu là 07 (bảy) người;

c) Hội đồng thẩm định được thành lập trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày Bộ Giáo dục và Đào tạo nhận đủ hồ sơ đề nghị phê duyệt chương trình giáo dục tích hợp. Hội đồng thẩm định tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

2. Tiêu chuẩn của thành viên Hội đồng thẩm định:

a) Có phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt; có đủ sức khỏe và thời gian tham gia thẩm định chương trình;

b) Có trình độ đại học trở lên; có chuyên môn, am hiểu về khoa học giáo dục và chương trình giáo dục mầm non hoặc giáo dục phổ thông tương ứng; có trình độ ngoại ngữ đảm bảo hiểu chương trình giáo dục mầm non hoặc giáo dục phổ thông tương ứng của nước ngoài;

c) Người tham gia xây dựng chương trình giáo dục tích hợp đang được xem xét phê duyệt thì không được tham gia thẩm định chương trình giáo dục tích hợp.

3. Nhiệm vụ, quyền hạn và nguyên tắc làm việc của Hội đồng thẩm định:

Nhiệm vụ, quyền hạn và nguyên tắc làm việc của Hội đồng thẩm định thực hiện theo quy định tại Điều 9, Điều 10 của Thông tư số 14/2017/TT-BGDĐT ngày 06 tháng 6 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định tiêu chuẩn, quy trình xây dựng, chỉnh sửa chương trình giáo dục phổ thông; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông.

4. Quy trình thẩm định:

a) Chậm nhất 07 (bảy) ngày làm việc trước phiên họp đầu tiên của Hội đồng thẩm định, dự thảo chương trình giáo dục tích hợp (sau đây gọi là dự thảo) được gửi cho các thành viên Hội đồng thẩm định; thành viên Hội đồng thẩm định đọc, nghiên cứu dự thảo và ghi nhận xét về nội dung dự thảo theo các yêu cầu quy định tại Điều 2, Điều 3 và Điều 4 của Thông tư này;

b) Họp Hội đồng thẩm định để tiến hành thảo luận chung về dự thảo theo quy định tại Điều 2, Điều 3 và Điều 4 của Thông tư này;

c) Thành viên Hội đồng thẩm định đánh giá và xếp loại dự thảo vào một trong ba loại: "Đạt", "Đạt nhưng cần sửa chữa", "Chưa đạt";

- Dự thảo được xếp loại "Đạt" nếu kết quả đánh giá theo các nội dung quy định tương ứng tại Điều 2, Điều 3 và Điều 4 của Thông tư này đều thuộc loại “Đạt”;

- Dự thảo được xếp loại "Đạt nhưng cần sửa chữa" nếu kết quả đánh giá theo các nội dung quy định tương ứng tại Điều 2, Điều 3 và Điều 4 của Thông tư này đều thuộc loại "Đạt" và "Đạt nhưng cần sửa chữa";

- Dự thảo được xếp loại "Chưa đạt" đối với các trường hợp còn lại;

d) Hội đồng thẩm định đánh giá dự thảo chương trình:

- Trường hợp có ít nhất 3/4 (ba phần tư) tổng số thành viên Hội đồng thẩm định tham gia biểu quyết đánh giá dự thảo xếp loại "Đạt" thì dự thảo được gửi cho cơ quan tổ chức thẩm định trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, quyết định phê duyệt;

- Trường hợp có ít nhất 3/4 (ba phần tư) tổng số thành viên Hội đồng thẩm định tham gia biểu quyết đánh giá dự thảo xếp loại "Đạt" và "Đạt nhưng cần sửa chữa" thì dự thảo sẽ được chỉnh sửa trên cơ sở tiếp thu ý kiến của Hội đồng thẩm định. Dự thảo với những nội dung đã sửa hoặc bảo lưu, kèm theo ý kiến giải trình đối với nội dung bảo lưu, được chuyển đến Hội đồng thẩm định để thẩm định lại. Quy trình thẩm định lại được thực hiện theo quy định tại điểm a, điểm b và điểm c của khoản này;

- Đối với các trường hợp còn lại, dự thảo xếp loại “Chưa đạt”;

đ) Trong quá trình thẩm định, Hội đồng thẩm định có thể đề xuất với đơn vị tổ chức thẩm định để xin ý kiến chuyên môn của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan nếu cần thiết;

e) Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày họp Hội đồng thẩm định, Chủ tịch Hội đồng thẩm định có trách nhiệm trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo kết quả thẩm định.

5. Tổ chức thực hiện thẩm định:

Vụ Giáo dục Mầm non, Vụ Giáo dục Tiểu học, Vụ Giáo dục Trung học theo chức năng, nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan giúp Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định và thực hiện các nhiệm vụ sau:

a) Đề xuất danh sách các thành viên của Hội đồng thẩm định;

b) Hướng dẫn Hội đồng thẩm định thực hiện mục đích và yêu cầu của việc thẩm định;

c) Tiếp nhận và chuyển dự thảo chương trình đến từng thành viên của Hội đồng thẩm định; tiếp nhận hồ sơ và các đề xuất, kiến nghị của Hội đồng thẩm định để trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, quyết định;

d) Trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, quyết định việc phê duyệt chương trình giáo dục tích hợp;

đ) Lưu trữ dự thảo, biên bản các cuộc họp của Hội đồng thẩm định và các tài liệu liên quan trong quá trình tổ chức thẩm định và bàn giao cho bộ phận lưu trữ của Bộ Giáo dục và Đào tạo sau khi Hội đồng thẩm định hoàn thành nhiệm vụ để lưu trữ theo quy định.

Điều 6. Nội dung giáo dục bắt buộc đối với người học là công dân Việt Nam học tập trong các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài

Người học là công dân Việt Nam học tập chương trình giáo dục nước ngoài trong cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài phải học nội dung giáo dục phát triển ngôn ngữ tiếng Việt, chương trình Tiếng Việt, chương trình Việt Nam học, cụ thể như sau:

1. Đối với trẻ em của cơ sở giáo dục mầm non: Học tập nội dung giáo dục phát triển ngôn ngữ tiếng Việt.

a) Mục tiêu: Giúp trẻ hình thành vốn từ vựng và có khả năng sử dụng tiếng Việt phù hợp với lứa tuổi; có khả năng lắng nghe, nói, sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp hàng ngày và làm quen với việc đọc và viết bằng tiếng Việt;

b) Thời lượng: Không ít hơn 2 lần/tuần, mỗi lần từ 25-35 phút.

2. Đối với học sinh tiểu học: Học tập nội dung chương trình Tiếng Việt và chương trình Việt Nam học.

a) Nội dung chương trình Tiếng Việt:

- Mục tiêu: Giúp học sinh hình thành và phát triển vốn từ vựng và các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp phù hợp với lứa tuổi; cung cấp cho học sinh những kiến thức ban đầu về tiếng Việt, văn hóa và con người Việt Nam;

- Thời lượng: Không ít hơn 140 phút/tuần, học ở tất cả các khối lớp tiểu học;

b) Nội dung chương trình Việt Nam học:

- Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu biết cơ bản về các sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu và những truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp của đất nước và con người Việt Nam; hiểu biết đơn giản về vị trí địa lý, lãnh thổ, lãnh hải, biển đảo, khí hậu, sông núi, tài nguyên, khoáng sản của Việt Nam; qua đó học sinh hình thành tình yêu quê hương, đất nước và lòng tự hào dân tộc;

- Thời lượng: Không ít hơn 70 phút/tuần, học từ lớp 4 đến hết lớp 5.

3. Đối với học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông: Học tập nội dung chương trình Việt Nam học.

a) Mục tiêu: Cung cấp kiến thức phổ thông, cơ bản, hiện đại, có tính hệ thống về lịch sử, địa lí, văn hóa, truyền thống, phong tục, tập quán của Việt Nam. Bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc, sự trân trọng đối với các di sản lịch sử của dân tộc và truyền thống anh hùng trong dựng nước, giữ nước của cha ông. Đồng thời phát triển những phẩm chất cần thiết của người công dân: thái độ tích cực vì xã hội, tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng, yêu lao động, sống nhân ái, có kỷ luật, tôn trọng và làm theo pháp luật, có ý thức tự cường dân tộc, sẵn sàng tham gia xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước;

b) Thời lượng: Không ít hơn 90 phút/tuần, học ở các lớp trung học cơ sở và trung học phổ thông.

4. Khuyến khích các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài giảng dạy chương trình Tiếng Việt và chương trình Việt Nam học bằng tiếng Việt hoặc tiếng nước ngoài cho học sinh là người nước ngoài đang theo học tại trường.

Điều 7. Tổ chức dạy học, kiểm tra, đánh giá nội dung giáo dục bắt buộc tại cơ sở giáo dục mầm non và cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài

1. Cơ sở giáo dục biên soạn tài liệu dạy học nội dung giáo dục bắt buộc theo quy định tại Điều 6 của Thông tư này và báo cáo sở giáo dục và đào tạo trước khi thực hiện.

2. Việc tổ chức dạy học chương trình giáo dục bắt buộc đối với người học là công dân Việt Nam phải bảo đảm:

a) Giáo viên là người Việt Nam, đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật Việt Nam;

b) Ngôn ngữ dạy học là tiếng Việt.

3. Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập các nội dung giáo dục bắt buộc đối với người học là công dân Việt Nam phải đáp ứng quy định tại Điều 6 của Thông tư này.

Điều 8. Môn học bắt buộc đối với người học là công dân Việt Nam học tập tại cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài

1. Công dân Việt Nam học chương trình đào tạo cấp bằng của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam phải học các môn học bắt buộc theo quy định chung đối với các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam.

2. Cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài xem xét công nhận kết quả học tập cho sinh viên đã học các môn học bắt buộc ở cùng trình độ tại cơ sở giáo dục đại học khác hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.

3. Việc tổ chức dạy, học các môn bắt buộc tại cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện theo quy định hiện hành.

Điều 9. Quyền của người học là công dân Việt Nam học tập trong cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài

Người học là công dân Việt Nam học tập tại các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài giảng dạy theo chương trình giáo dục của nước ngoài đã được cấp có thẩm quyền của Việt Nam phê duyệt thì được chuyển tiếp sang học tập tại cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông giảng dạy theo chương trình giáo dục của Việt Nam khi có nhu cầu. Cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông tiếp nhận và quyết định việc học chuyển tiếp của người học căn cứ kết quả đánh giá trực tiếp năng lực của người học.

Điều 10. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 5 năm 2020.

2. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Giám đốc các Sở giáo dục và đào tạo; Giám đốc các đại học, học viện; Hiệu trưởng các trường đại học và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.


Nơi nhận:
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Ủy ban VHGDTNTNNĐ của Quốc hội;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương;
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản QPPL);
- Công báo;
- Như Điều 10 (để thực hiện);
- Cổng thông tin điện tử của Chính phủ;
- Cổng thông tin điện tử của Bộ GDĐT;
- Lưu: VT, Cục HTQT, Vụ PC.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Văn Phúc

MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
----------------

No. 04/2020/TT-BGDDT

Hanoi, March 18, 2020

 

CIRCULAR

ELABORATING TO DECREE NO. 86/2018/ND-CP DATED JUNE 6, 2018 OF GOVERNMENT ON FOREIGN COOPERATION AND INVESTMENT IN EDUCATION SECTOR

Pursuant to Decree No.69/2017/ND-CP dated May 25, 2017 of Government on functions, tasks, powers and organizational structure of Ministry of Education and Training;

Pursuant to Decree No. 86/2018/ND-CP dated June 6, 2018 of Government on foreign cooperation and investment in education sector;

At request of Director General of International Cooperation Department;

Minister of Education and Training promulgates Circular on elaborating to Decree No. 86/2018/ND-CP dated June 6, 2018 of Government on foreign cooperation and investment in education sector,

Article 1. Scope and regulated entities

1. This Circular elaborates certain Articles of Decree No. 86/2018/ND-CP dated June 6, 2018 of Government on international cooperation and investment in education sector (hereinafter referred to as “Decree No. 86/2018/ND-CP”), including: integration between Vietnam education programs and foreign education programs; compulsory education and training contents for Vietnamese learners studying in foreign-invested early childhood education facilities, formal education facilities and higher education facilities.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 2. Rules of integrating education programs

Integration of education programs shall comply with Articles 6, 7 and 8 of Decree No. 86/2018/ND-CP and following rules:

1. Ensure scientificity, appropriateness, feasibility and conformity to current conditions in Vietnam.

2. Contents and duration of integrated education programs must suit the learners, fine customs and traditions of Vietnam; must not introduce any prejudices regarding gender, race, religion or social status.

3. Integrated early childhood education programs must have orientations regarding education methods and assessment of education results which serve developing education plans of the education facilities.

4. Integrated education programs must consist of implementation requirements, including: implementation organization and management; managing officials, instructors and employees; education facilities and equipment.

Article 3. Integration of early childhood education programs

1. Integrated education programs shall be developed based on Vietnamese early childhood education programs with the addition of aspects of development, contents and education activities which exist in foreign early childhood education programs but do not exist in Vietnamese early childhood education programs; integrate aspects of development that exist in both programs to achieve objects of Vietnamese education programs and foreign education programs.

2. Integrating programs shall be performed depending on aspect(s) of development of children by adding aspects of development of an education program with contents and education activities of aspects of development of the other education program to achieve development objectives of both programs.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Education plans, which includes aspects of development, education activities, duration and language used in teaching;

b) Written comparison regarding aspects of development, education contents and activities between 2 integrated education programs.

Article 4. Integration of formal education programs

1. Integrated education programs shall be developed based on Vietnamese formal education programs with the additions of subjects and education activities (hereinafter referred to as “subjects”) that exist in foreign formal education programs but do not exist in Vietnamese formal education programs; integrate all subjects available in both programs to achieve objects of both Vietnamese and foreign formal education programs.

2. Program integration shall be performed based on subject(s) by adding subject(s) in an education program with contents of subject(s) in the other education program to achieve objectives of the subjects of both education programs.

3. Documents that provide explanation for integration of education program include:

a) Education plans, which includes aspects of development, education activities, duration and language used in teaching;

b) Written comparison regarding subjects between 2 integrated education programs.

Article 5. Appraisal and approval of integrated education programs

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Council for appraisal of integrated education programs shall be established by Minister of Education and Training. The appraisal council shall be responsible for appraisal contents and quality, and request Minister of Education and Trade to approve integrated education programs;

b) The council includes: Chairperson, vices, secretaries and members who are researchers and experts in field of early childhood education or formal education, instructors of early childhood education facilities and formal education facilities, instructors of teacher training facilities, representatives of relevant organizations, number of members must be an odd number and at least 7 people;

c) The council shall be established within 5 working days from the date on which Ministry of Education and Training receives all application for approval of integrated education programs. The council shall automatically dismiss after completing the assigned tasks.

2. Standards of members of the council:

a) Have outstanding properties, moral and thinking; have adequate health and time to appraise education programs;

b) Achieve at least higher education level; understand or specialize in education sciences and respective early childhood education programs or formal education programs; have foreign language proficiency in order to understand foreign early childhood education programs or formal education programs;

c) Persons participating in developing integrated education programs which are considered for appraisal shall not appraise integrated education programs.

3. Tasks, powers and working principles of the council:

Tasks, powers and working principles of the council shall comply with Article 9 and Article 10 of Circular No. 14/2017/TT-BGDDT dated June 6, 2017 of Minister of Education and Training on standards and procedures of development and revision of formal education programs; organizations and operation of council for appraisal of formal education programs.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Within 7 working days prior to the first meeting session of the council, drafts of integrated education programs (hereinafter referred to as “draft”) shall be sent to members of the council who will then read and study the drafts then produce remarks on contents of the drafts according to requirements specified in Articles 2, 3 and 4 of this Circular;

b) Organize council meetings to discuss the drafts according to Articles 2, 3 and 4 of this Circular;

c) Members of the council shall assess and rank the drafts as: “Qualified”, “Qualified, revision needed” or “Unqualified”;

- Drafts shall be ranked as “Qualified” if assessment results of respective categories in Articles 2, 3 and 4 of this Circular are all “Qualified”;

- Drafts shall be ranked as “Qualified, revision needed” if assessment results of respective categories in Articles 2, 3 and 4 of this Circular are “Qualified” and “Revision needed”;

- Drafts shall be ranked as “Unqualified” for other cases;

d) The council shall assess the drafts as follows:

- In case a draft is ranked as “Qualified” by at least 3/4 council, the draft shall be sent to applicants for appraisal in order to be presented to Minister of Education and Training for consideration and approval;

- In case a draft is ranked as “Qualified” and “Qualified, revision needed” by at least 3/4 of the council, the draft shall be revised after consulting the council. Drafts containing revised or retained contents and explanations for the retained contents shall be transferred to the council for reappraisal. Reappraisal procedures shall comply with Points a, b and c of this Clause;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

dd) During appraisal process, the council may request the applicant for appraisal to consult professional opinion of relevant agencies, organizations and individual if necessary;

e) Within 5 working days from the date of the meeting, the Chairperson is responsible for presenting Minister of Education and Training with appraisal results.

5. Organizing appraisal:

Early Childhood Education Department, Primary Education Department and Secondary Education Department within their functions and tasks, shall take charge and cooperate with relevant entities in assisting Minister of Education and Training in organizing appraisal and implementing following tasks:

a) Propose list of members of appraisal council;

b) Instruct the council to fulfill appraisal objectives and requirements;

c) Receive and transfer the drafts to each members of the council; receive dossiers and recommendations, proposition of the council to propose to Minister of Education and Training for consideration;

d) Present Minister of Education and Training to consider and decide approval of integrated education programs;

dd) Store drafts and records of council meetings and relevant documents during appraisal process and transfer to storage department of Ministry of Education and Training after the council has completed the tasks.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Vietnamese learners participating in foreign education programs in foreign-invested early childhood education facilities and formal education facilities must learn to develop Vietnamese language, Vietnam learning programs and study about Vietnam, to be specific:

1. With respect to children learners of early childhood education facilities: Learn to develop Vietnamese language.

a) Objectives: Help learners to form vocabulary and capacity of using Vietnamese at a level that is suitable to their age; help learners to develop ability to hear, speak and use Vietnamese in everyday communication and get used to reading and writing in Vietnamese;

b) Duration: No less than 2 sessions/week and 25-35 minutes/session.

2. With respect to learners in primary education facilities: Study Vietnamese and subjects about Vietnam.

a) Contents of Vietnamese subjects:

- Objectives: Help learners to form and develop vocabulary and skills that involve use of Vietnamese (listening, speaking, reading and writing) in learning and communication at a level that is suitable to their age; provide learners with initial knowledge regarding Vietnamese language, culture and people;

- Duration: No less than 140 minute/week at all primary grades;

b) Contents of subjects about Vietnam:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Duration: No less than 70 minute/week, lasts from 4th grade to the end of 5th grade.

3. With respect to learners in secondary education facilities and post-secondary education facilities: Study subjects about Vietnam.

a) Objectives: Provide basic, modern and systematic understanding about history, geography, culture, tradition and customs of Vietnam. Instruct learners to develop nationalism, love for the country, national pride and respect for historical heritage and heroic tradition in developing and defending the country of the ancestors. Develop necessary traits of a citizens: positive attitude for society, responsibilities for the community, resourceful, courteous, disciplined, respectful and obedient to regulations and law, ready to develop and defend the country;

b) Duration: No less than 90 minutes/week, conducted in classes of secondary and post-secondary education facilities.

4. Encourage foreign-invested early childhood education facilities and formal education facilities to teach Vietnamese and subjects about Vietnam in Vietnamese or foreign languages for learners thereof.

Article 7. Organizing teaching, examining and assessing compulsory education contents in foreign-invested early childhood education facilities and formal education facilities

1. Education facilities shall prepare materials for teaching compulsory education facilities as specified in Article 6 of this Circular and report to Departments of Education and Training prior to implementation.

2. Provide teaching of compulsory education programs for Vietnamese learners must ensure:

a) Teachers are Vietnamese and satisfactory to regulations and law of Vietnam;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Examining and assessing learning results of compulsory education contents of Vietnamese learners must comply with Article 6 of this Circular.

Article 8. Compulsory subjects for Vietnamese learners in foreign-invested higher education facilities

1. Vietnamese learners participating in studying programs for degrees of foreign-invested higher education facilities in Vietnam must study compulsory subjects similar to Vietnamese higher education facilities.

2. Foreign-invested higher education facilities shall consider accepting studying results of leaners who have completed compulsory subjects at the same levels at other higher education facilities legally operated in Vietnam.

3. Organizing teaching and learning compulsory subjects in foreign-invested higher education facilities shall comply with applicable laws.

Article 9. Rights of Vietnamese learners in foreign-invested early childhood education facilities and formal education facilities

Vietnamese learners studying in foreign-invested early childhood education facilities or formal education facilities following foreign education programs approved by Vietnamese competent authorities shall be transferred to early childhood education facilities or formal education facilities following Vietnamese education programs upon request. Early childhood education facilities and formal education facilities shall accept and decide on transition in learning process of the learners based on direct assessment of learners’ capacity.

Article 10. Implementation

1. This Circular comes into effect from May 5, 2020.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

PP. MINISTER
DEPUTY MINISTER




Nguyen Van Phuc

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 04/2020/TT-BGDĐT ngày 18/03/2020 hướng dẫn Nghị định 86/2018/NĐ-CP quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


20.469

DMCA.com Protection Status
IP: 18.116.62.254
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!