Thành viên Ban Chỉ đạo xây dựng và quản lý vị trí việc làm trong các cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập gồm những ai?
Ban Chỉ đạo xây dựng và quản lý vị trí việc làm có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Căn cứ tại Điều 3 Quyết định 439/QĐ-TTg năm 2023 quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Chỉ đạo xây dựng và quản lý vị trí việc làm như sau:
- Thứ nhất, nghiên cứu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ phương hướng, giải pháp để hoàn thiện danh mục vị trí việc làm, bản mô tả công việc và khung năng lực vị trí việc làm cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật và của cấp có thẩm quyền.
- Thứ hai, giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, điều hòa, phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ trong việc bổ sung, hoàn thiện hệ thống vị trí việc làm cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập.
- Thứ ba, giúp Thủ tướng Chính phủ đôn đốc các bộ, ngành, địa phương trong việc tổ chức triển khai xây dựng và phê duyệt Đề án vị trí việc làm của cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý gắn với cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
Thành viên Ban Chỉ đạo xây dựng và quản lý vị trí việc làm trong các cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập gồm những ai? (Hình từ Internet)
Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo xây dựng và quản lý vị trí việc làm có nhiệm vụ như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 4 Quyết định 439/QĐ-TTg năm 2023 quy định như sau:
Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo
1. Bộ Nội vụ là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo, giúp Trưởng ban trong việc xây dựng kế hoạch, chương trình công tác của Ban Chỉ đạo; bảo đảm các điều kiện hoạt động của Ban Chỉ đạo, sử dụng bộ máy của mình để tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo; tổng hợp, báo cáo các hoạt động chung của Ban Chỉ đạo và thực hiện một số nhiệm vụ khác do Trưởng ban giao.
2. Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành quyết định thành lập Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo. Thành viên Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo là lãnh đạo và chuyên viên thuộc một số đơn vị chức năng của Bộ Nội vụ, Ban Tổ chức Trung ương, Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính.
Như vậy theo quy định trên cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo xây dựng và quản lý vị trí việc làm có nhiệm vụ như sau:
- Giúp Trưởng ban trong việc xây dựng kế hoạch, chương trình công tác của Ban Chỉ đạo.
- Bảo đảm các điều kiện hoạt động của Ban Chỉ đạo, sử dụng bộ máy của mình để tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo.
- Tổng hợp, báo cáo các hoạt động chung của Ban Chỉ đạo và thực hiện một số nhiệm vụ khác do Trưởng ban giao.
Thành viên Ban Chỉ đạo xây dựng và quản lý vị trí việc làm gồm những ai?
Căn cứ tại Danh sách ban hành kèm theo Quyết định 439/QĐ-TTg năm 2023 quy định thành viên Ban Chỉ đạo xây dựng và quản lý vị trí việc làm gồm những ông, bà có tên sau đây:
- 1. Ông Trần Lưu Quang, Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng ban.
- 2. Bà Phạm Thị Thanh Trà, Bộ trưởng Bộ Nội vụ - Phó Trưởng ban Thường trực.
- 3. Ông Nguyễn Trọng Thừa, Thứ trưởng Bộ Nội vụ - Thành viên.
- 4. Bà Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế - Thành viên.
- 5. Ông Phạm Đức Long, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông - Thành viên.
- 6. Bà Nguyễn Thị Phương Hoa, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường - Thành viên.
- 7. Bà Nguyễn Thị Hà, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Thành viên.
- 8. Ông Nguyễn Xuân Sang, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải - Thành viên.
- 9. Ông Nông Quốc Tuấn, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc - Thành viên.
- 10. Ông Nguyễn Xuân Thành, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ - Thành viên.
- 11. Ông Phạm Ngọc Thưởng, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo - Thành viên.
- 12. Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Thành viên.
- 13. Bà Lê Thị Thu Hằng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao - Thành viên.
- 14. Bà Đặng Hoàng Oanh, Thứ trưởng Bộ Tư pháp - Thành viên.
- 15. Ông Võ Thành Hưng, Thứ trưởng Bộ Tài chính - Thành viên.
- 16. Đại diện lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ - Thành viên.
- 17. Đại diện lãnh đạo Thanh tra Chính phủ - Thành viên.
- 18. Đại diện lãnh đạo Bộ Công Thương - Thành viên.
- 19. Đại diện lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Thành viên.
- 20. Đại diện lãnh đạo Bộ Xây dựng - Thành viên.
- 21. Đại diện lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Thành viên.
- 22. Đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Thành viên.
- 23. Đại diện lãnh đạo Bảo hiểm xã hội Việt Nam - Thành viên.
- 24. Đại diện lãnh đạo Đài Truyền hình Việt Nam - Thành viên.
- 25. Đại diện lãnh đạo Đài Tiếng nói Việt Nam - Thành viên.
- 26. Đại diện lãnh đạo Thông tấn xã Việt Nam - Thành viên.
- 27. Đại diện lãnh đạo Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam - Thành viên.
- 28. Đại diện lãnh đạo Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam - Thành viên.
- 29. Đại diện lãnh đạo Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp - Thành viên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công an, quân đội nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp bộ máy hưởng chế độ theo Nghị định 178 năm 2024 như thế nào?
- Khi xét duyệt trúng thầu đối với đấu thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa nhà thầu phải đáp ứng điều kiện gì?
- 03 trường hợp không được dạy thêm tổ chức dạy thêm theo Thông tư 29/2024 thế nào? Việc dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường được quy định ra sao?
- Hướng dẫn vào thi tracnghiem baoquangninh vn Tìm hiểu lịch sử 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh?
- Mâm ngũ quả là gì? Cúng mâm ngũ quả vào mùng mấy Tết Âm lịch? Tết Âm lịch nhằm ngày mấy Dương lịch?