Thanh toán tiền cước bưu chính ở trong nước để gửi hồ sơ đề nghị tống đạt văn bản tố tụng dân sự cho Cơ quan đại diện như thế nào?
- Đương sự ở Việt Nam thực hiện thanh toán tiền cước bưu chính ở trong nước để gửi hồ sơ đề nghị tống đạt văn bản tố tụng dân sự cho Cơ quan đại diện như thế nào?
- Tòa án cần làm thủ tục gì với đương sự đang ở nước ngoài để thanh toán tiền cước bưu chính ở trong nước khi gửi hồ sơ đề nghị tống đạt văn bản tố tụng dân sự cho Cơ quan đại diện?
- Tòa án lập văn bản yêu cầu đương sự nộp tiền tạm ứng chi phí tống đạt văn bản tố tụng dân sự như thế nào?
Đương sự ở Việt Nam thực hiện thanh toán tiền cước bưu chính ở trong nước để gửi hồ sơ đề nghị tống đạt văn bản tố tụng dân sự cho Cơ quan đại diện như thế nào?
Theo khoản 2 và khoản 4 Điều 3 Thông tư liên tịch 01/2019/TTLT-TANDTC-BNG giải thích thì:
2. “Tống đạt văn bản tố tụng” là việc Cơ quan đại diện gửi văn bản tố tụng của Tòa án cho đương sự là công dân Việt Nam ở nước ngoài bằng dịch vụ bưu chính chuyển phát bưu phẩm bảo đảm.
...
4. “Tiền cước bưu chính ở trong nước” là khoản tiền phải trả để Tòa án gửi hồ sơ đề nghị tống đạt, thông báo văn bản tố tụng cho Cơ quan đại diện bằng dịch vụ bưu chính chuyển phát bưu phẩm bảo đảm.
Tại khoản 1 Điều 15 Thông tư liên tịch 01/2019/TTLT-TANDTC-BNG quy định như sau:
Thanh toán tiền cước bưu chính ở trong nước để gửi hồ sơ đề nghị tống đạt, thông báo văn bản tố tụng cho Cơ quan đại diện
1. Trường hợp đương sự quy định tại Điều 11 của Thông tư liên tịch này ở Việt Nam, Tòa án cấp sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm yêu cầu đương sự đó thanh toán trực tiếp tiền cước bưu chính khi Tòa án gửi hồ sơ đề nghị tống đạt, thông báo văn bản tố tụng cho Cơ quan đại diện. Đương sự giao lại hóa đơn tiền cước bưu chính cho Tòa án để lưu hồ sơ vụ việc.
...
Như vậy, trường hợp đương sự có nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí tống đạt văn bản tố tụng dân sự ở Việt Nam, Tòa án cấp sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm yêu cầu đương sự đó thanh toán trực tiếp tiền cước bưu chính khi Tòa án gửi hồ sơ đề nghị tống đạt văn bản tố tụng dân sự cho Cơ quan đại diện.
Đương sự giao lại hóa đơn tiền cước bưu chính cho Tòa án để lưu hồ sơ vụ việc.
Hồ sơ đề nghị tống đạt văn bản tố tụng dân sự cho Cơ quan đại diện (Hình từ Internet)
Tòa án cần làm thủ tục gì với đương sự đang ở nước ngoài để thanh toán tiền cước bưu chính ở trong nước khi gửi hồ sơ đề nghị tống đạt văn bản tố tụng dân sự cho Cơ quan đại diện?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 15 Thông tư liên tịch 01/2019/TTLT-TANDTC-BNG quy định như sau:
Thanh toán tiền cước bưu chính ở trong nước để gửi hồ sơ đề nghị tống đạt, thông báo văn bản tố tụng cho Cơ quan đại diện
...
2. Trường hợp đương sự quy định tại Điều 11 của Thông tư liên tịch này ở nước ngoài, Tòa án cấp sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm làm thủ tục bán cho ngân hàng một khoản tiền tạm ứng bằng ngoại tệ mà đương sự đã nộp để thanh toán tiền cước bưu chính khi gửi hồ sơ đề nghị tống đạt, thông báo văn bản tố tụng cho Cơ quan đại diện. Tòa án lưu văn bản bán ngoại tệ cho ngân hàng, hóa đơn, chứng từ giao dịch vào hồ sơ vụ việc.
Theo đó, trường hợp đương sự phải nộp tiền tạm ứng chi phí tống đạt văn bản tố tụng dân sự ở nước ngoài, Tòa án cấp sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm làm thủ tục bán cho ngân hàng một khoản tiền tạm ứng bằng ngoại tệ mà đương sự đã nộp để thanh toán tiền cước bưu chính khi gửi hồ sơ đề nghị tống đạt văn bản tố tụng dân sự cho Cơ quan đại diện.
Tòa án lưu văn bản bán ngoại tệ cho ngân hàng, hóa đơn, chứng từ giao dịch vào hồ sơ vụ việc.
Tòa án lập văn bản yêu cầu đương sự nộp tiền tạm ứng chi phí tống đạt văn bản tố tụng dân sự như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 13 Thông tư liên tịch 01/2019/TTLT-TANDTC-BNG quy định như sau:
Yêu cầu đương sự nộp tiền tạm ứng chi phí tống đạt, thông báo văn bản tố tụng cho Tòa án
...
2. Tòa án lập văn bản yêu cầu đương sự quy định tại khoản 1 Điều này nộp tiền tạm ứng chi phí tống đạt, thông báo văn bản tố tụng như sau:
a) Nếu đương sự đó ở trong nước, Tòa án lập văn bản theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này;
b) Nếu đương sự đó ở nước ngoài, Tòa án lập văn bản theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này.
Theo đó, Tòa án lập văn bản yêu cầu đương sự nộp tiền tạm ứng chi phí tống đạt văn bản tố tụng dân sự như sau:
- Nếu đương sự đó ở trong nước, Tòa án lập văn bản theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 01/2019/TTLT-TANDTC-BNG;
Tải Mẫu Văn bản yêu cầu đương sự ở Việt Nam nộp tiền tạm ứng chi phí thông báo văn bản tố tụng tại đây: Tải về.
- Nếu đương sự đó ở nước ngoài, Tòa án lập văn bản theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 01/2019/TTLT-TANDTC-BNG.
Tải Mẫu Văn bản yêu cầu đương sự ở nước ngoài nộp tiền tạm ứng chi phí thông báo văn bản tố tụng tại đây: Tải về.
Lưu ý: Quy định trên thực hiện hoạt động tống đạt văn bản tố tụng cho đương sự là công dân Việt Nam ở nước ngoài theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 474, điểm a khoản 6 Điều 477, khoản 2 Điều 479, Điều 480 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Đồng thời, không áp dụng đối với các hoạt động tống đạt văn bản tố tụng, thu thập chứng cứ quy định tại các điểm a, b và điểm c khoản 1 Điều 474, Điều 475 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giảm biên chế sau sáp nhập, hợp nhất? Thời điểm thực hiện chính sách giảm biên chế sau sáp nhập, hợp nhất?
- Lịch đi làm lại sau Tết Nguyên Đán 2025? Lịch đi làm lại sau Tết Âm lịch 2025 của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động?
- Đá khối làm đá ốp lát công trình xây dựng là đá như thế nào? Quy cách, chỉ tiêu kỹ thuật đá khối làm đá ốp lát xuất khẩu?
- Tội chống người thi hành công vụ theo Bộ luật Hình sự 2015 có khung hình phạt như thế nào?
- Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 3 đã quyết nghị lấy ngày 3 2 làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?