Tháng 12 có gì đặc biệt? Người lao động được nghỉ những ngày lễ nào trong tháng 12 theo Bộ luật Lao động?

Tháng 12 có gì đặc biệt? Tháng 12 có những ngày lễ gì ở Việt Nam? Người lao động được nghỉ những ngày lễ nào trong tháng 12 theo Bộ luật Lao động? Những địa phương nào được phép tổ chức bắn pháo hoa nổ vào dịp Tết Nguyên đán?

Tháng 12 có gì đặc biệt? Tháng 12 có những ngày lễ gì ở Việt Nam?

Tháng 12 là tháng cuối cùng của năm, mang trong mình không khí rộn ràng, ấm áp của mùa lễ hội. Đây là thời điểm mà mọi người cùng nhau chuẩn bị đón chào một năm mới với nhiều hy vọng và niềm vui.

Những điều đặc biệt trong tháng 12:

- Không khí Giáng sinh: Tháng 12 là tháng của lễ Giáng sinh. Khắp nơi được trang hoàng lộng lẫy với cây thông Noel, đèn màu, ông già Noel và những món quà. Không khí lễ hội tràn ngập, mang đến niềm vui cho mọi người.

- Tết Dương lịch: Ngày 1 tháng 1 là ngày đầu năm mới theo lịch Dương lịch. Đây là dịp để mọi người sum họp bên gia đình, bạn bè, tổ chức các bữa tiệc và gửi đến nhau những lời chúc tốt đẹp.

- Thời tiết se lạnh: Ở nhiều nơi, thời tiết tháng 12 bắt đầu chuyển lạnh, tạo cảm giác ấm cúng và lãng mạn.

- Các sự kiện văn hóa: Tháng 12 là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện văn hóa, nghệ thuật đặc sắc như các buổi hòa nhạc, triển lãm, lễ hội...

Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo

Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP về các ngày lễ lớn trong nước như sau:

Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).

Như vậy, theo quy định trên thì trong tháng 12 không có ngày nào là ngày lễ lớn của nước ta.

Tuy nhiên, trong tháng 12 có một số ngày kỷ niệm đặc biệt đối với nước ta có thể kể đến như:

(1) Ngày Hội Cựu chiến binh Việt Nam - Ngày 6/12 (Điều 4 Pháp lệnh Cựu chiến binh và Hội Cựu chiến binh Việt Nam 2005)

(2) Ngày Toàn quốc Kháng chiến - Ngày 19/12 (Hướng dẫn 160-HD/BTGTW năm 2024)

(3) Ngày truyền thống của Quân đội nhân dân, ngày hội quốc phòng toàn dân - Ngày 22/12 (khoản 1 Điều 25 Luật Quốc phòng 2018)

Tháng 12 có gì đặc biệt? Người lao động được nghỉ những ngày lễ nào trong tháng 12 theo Bộ luật Lao động?

Tháng 12 có gì đặc biệt? Tháng 12 có những ngày lễ gì ở Việt Nam? (Hình từ Internet)

Người lao động được nghỉ những ngày lễ nào trong tháng 12 theo Bộ luật Lao động?

Căn cứ Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về những ngày nghỉ lễ, tết mà người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương như sau:

Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.

Đối chiếu với quy định trên thì người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:

(1) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);

(2) Tết Âm lịch: 05 ngày;

(3) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);

(4) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);

(5) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);

(6) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

Đối với lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thì ngoài các ngày nghỉ nêu trên còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.

Như vậy, có thể thấy, trong tháng 12 không có ngày nghỉ lễ nào mà người lao động được nghỉ việc hưởng nguyên lương.

Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 6 Thông tư 153/2017/TT-BQP; khoản 1 Điều 7 Thông tư 113/2016/TT-BQP (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 109/2021/TT-BQP) thì sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được nghỉ vào ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22 tháng 12).

Những địa phương nào được phép tổ chức bắn pháo hoa nổ vào dịp Tết Nguyên đán?

Các trường hợp tổ chức bắn pháo hoa nổ được quy định tại Điều 11 Nghị định 137/2020/NĐ-CP như sau:

Các trường hợp tổ chức bắn pháo hoa nổ
1. Tết Nguyên đán
a) Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
b) Thời gian bắn vào thời điểm giao thừa Tết Nguyên đán.
2. Giỗ Tổ Hùng Vương
a) Tỉnh Phú Thọ được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút, địa điểm bắn tại khu vực Đền Hùng;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 09 tháng 3 âm lịch.
3. Ngày Quốc khánh
a) Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 02 tháng 9.
4. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ
a) Tỉnh Điện Biên được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút, địa điểm bắn tại Thành phố Điện Biên Phủ;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 07 tháng 5.
...

Theo đó, vào dịp Tết Nguyên đán thì các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút.

Đối với các tỉnh còn lại thì được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;

Lưu ý: Thời gian bắn vào thời điểm giao thừa Tết Nguyên đán.

342 lượt xem
Lịch vạn niên
Tết nguyên đán
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Lịch Vạn niên 2025 - Lịch âm 2025 - Lịch dương 2025 chi tiết, đầy đủ 365 ngày tương ứng âm và dương?
Pháp luật
Còn bao nhiêu ngày kết thúc tháng 12 âm lịch 2024? Lịch Vạn niên 2025 - Lịch âm 2025 - Lịch dương 2025 như thế nào?
Pháp luật
Ngày 14 tháng 1 là ngày gì? Ngày 14 tháng 1 thứ mấy, bao nhiêu âm lịch? Ngày 14 tháng 1 có phải ngày lễ lớn của nước ta?
Pháp luật
Ngày 11 tháng 1 là ngày gì? Ngày 11 tháng 1 âm lịch bao nhiêu, thứ mấy? Ngày 11 tháng 1 cung gì? Có được nghỉ làm vào ngày này?
Pháp luật
Ngày 30 Tết 2025 là ngày mấy dương lịch? Ngày 30 Tết 2025 là thứ mấy? Ngày 30 Tết 2025 được bắn pháo hoa không?
Pháp luật
Ngày 13 tháng 1 là ngày gì? Ngày 13 tháng 1 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? 13 1 2025 là thứ mấy?
Pháp luật
Các ngày lễ tình yêu trong năm 2025? 1 năm có bao nhiêu ngày lễ tình yêu? Nam nữ bao nhiêu tuổi đủ tuổi kết hôn 2025?
Pháp luật
Lễ cúng Tết Nguyên đán là gì? Có tất cả bao nhiêu lễ cúng? Các lễ cúng nhằm vào ngày mấy Dương lịch?
Pháp luật
Ngày 10 tháng 1 có gì đặc biệt? Ngày 10 tháng 1 cung gì? Ngày 10 tháng 1 có phải là ngày lễ lớn của Việt Nam?
Pháp luật
Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 của học sinh 63 tỉnh thành chính thức? Học sinh được nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mấy ngày?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.


TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Lịch vạn niên Tết nguyên đán

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Lịch vạn niên Xem toàn bộ văn bản về Tết nguyên đán

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào