Tàu bay có phải tài sản được đăng ký thông tin về biện pháp bảo đảm theo yêu cầu? Hợp đồng thế chấp tàu bay có bắt buộc phải thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm?
Tàu bay có phải tài sản được đăng ký thông tin về biện pháp bảo đảm theo yêu cầu?
Theo Điều 6 Thông tư 08/2018/TT-BTP (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 06/2020/TT-BTP) quy định như sau:
Tài sản thuộc trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm, hợp đồng
Các tài sản bảo đảm được đăng ký tại Trung tâm Đăng ký theo yêu cầu, gồm:
1. Ô tô, xe máy, các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ khác; các phương tiện giao thông đường sắt.
2. Tàu cá; các phương tiện giao thông đường thủy nội địa.
3. Máy móc; phương tiện chuyên dùng theo quy định của pháp luật liên quan không thuộc tài sản nêu tại khoản 1, khoản 2 Điều này và không phải là tàu bay, tàu biển; thiết bị, dây chuyền sản xuất; nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hàng hoá; kim khí, đá quý; động sản khác là vật.
4. Tiền Việt Nam, ngoại tệ.
5. Phần vốn góp trong doanh nghiệp theo quy định của pháp luật doanh nghiệp.
6. Cổ phiếu, trái phiếu, hối phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, chứng chỉ quỹ, séc và các loại giấy tờ có giá khác theo quy định của pháp luật, trị giá được thành tiền và được phép giao dịch; các khoản phải thu hợp pháp của cá nhân, pháp nhân.
7. Các quyền tài sản gồm:
a) Quyền tài sản đối với đối tượng quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng; quyền tài sản phát sinh từ kết quả nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, chuyển giao công nghệ hoặc quyền tài sản khác trị giá được bằng tiền trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, công nghệ thông tin; quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên;
c) Quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng bao gồm quyền đòi nợ, quyền yêu cầu thanh toán, quyền thụ hưởng lợi ích hình thành từ hợp đồng, quyền khai thác, quản lý dự án, quyền được bồi thường thiệt hại theo hợp đồng hoặc quyền tài sản khác trị giá được bằng tiền phát sinh từ hợp đồng (trừ quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, quyền sở hữu hoặc quyền khác phải đăng ký đối với tàu bay, tàu biển theo quy định của pháp luật về hàng không, hàng hải); quyền thụ hưởng bảo hiểm; quyền được bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng;
d) Quyền tài sản khác theo quy định của pháp luật.
8. Quyền được nhận số tiền bảo hiểm đối với tài sản bảo đảm hoặc các lợi ích khác thu được từ tài sản bảo đảm nêu tại Điều này; hoa lợi; lợi tức, khoản phải thu, khoản phí thu được từ việc khai thác tàu bay, tàu biển, từ việc kinh doanh, khai thác giá trị của quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất hoặc từ việc đầu tư, kinh doanh, khai thác, quản lý, phát triển dự án xây dựng nhà ở, dự án xây dựng công trình và cơ sở hạ tầng, tài sản khác gắn liền với đất.
9. Các động sản khác theo quy định tại khoản 2 Điều 107 của Bộ luật dân sự.
10. Nhà ở, công trình xây dựng khác được xây dựng tạm thời không được chứng nhận quyền sở hữu quy định tại khoản 2 Điều 35 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai như: tài sản được xây dựng tạm thời trong thời gian xây dựng công trình chính hoặc xây dựng bằng vật liệu tranh tre, nứa, lá, đất; công trình phụ trợ nằm ngoài phạm vi công trình chính và để phục vụ cho việc quản lý, sử dụng, vận hành công trình chính; hoặc các tài sản gắn liền với đất khác mà pháp luật chưa có quy định về chứng nhận quyền sở hữu như: nhà thép tiền chế, khung nhà xưởng, nhà lưới, nhà màng; giếng nước; giếng khoan; bể nước; sân; tường rào; cột điện; trạm điện; trạm bơm, hệ thống phát, tải điện; hệ thống hoặc đường ống cấp thoát nước sinh hoạt; đường nội bộ và các công trình phụ trợ khác.
Theo đó, theo khoản 3 Điều 6 Thông tư 08/2018/TT-BTP (được sửa đổi bởi điểm a khoản 5 Điều 1 Thông tư 06/2020/TT-BTP) quy định đối với tài sản là tàu bay không thuộc trường hợp được đăng ký tại Trung tâm Đăng ký theo yêu cầu.
Hợp đồng thế chấp tàu bay có bắt buộc phải thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm? (Hình từ Internet)
Hợp đồng thế chấp tàu bay có bắt buộc phải thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 01/2019/TT-BTP quy định các trường hợp bắt buộc phải thực hiện việc đăng ký biện pháp bảo đảm:
Các trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu bay, tàu biển
1. Cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay; thế chấp tàu biển.
2. Bảo lưu quyền sở hữu trong trường hợp mua bán tàu bay, tàu biển có bảo lưu quyền sở hữu.
3. Thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm bằng tàu bay, tàu biển đã đăng ký.
4. Sửa chữa sai sót nội dung biện pháp bảo đảm bằng tàu bay, tàu biển đã đăng ký do lỗi của cơ quan đăng ký.
5. Đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm là tàu bay, tàu biển trong trường hợp đã đăng ký cầm cố, thế chấp.
6. Xóa đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu bay, tàu biển.
Theo đó, hợp đồng thế chấp tàu bay thuộc trường hợp bắt buộc phải đăng ký biện pháp bảo đảm.
Cơ quan nào có thẩm quyền thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng tàu bay?
Cơ quan có thẩm quyền thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng tàu bay được quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 99/2022/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 15/01/2023) như sau:
Cơ quan đăng ký, cơ quan cung cấp thông tin
...
2. Cục Hàng không Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng tàu bay quy định tại Điều 38 Nghị định này.
...
Trước đây, cơ quan có thẩm quyền thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng tàu bay được căn cứ khoản 1 Điều 9 Nghị định 102/2017/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ 15/01/2023) như sau:
Cơ quan có thẩm quyền đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm
1. Cục Hàng không Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng tàu bay.
2. Cục Hàng hải Việt Nam hoặc Chi cục hàng hải, Cảng vụ hàng hải theo phân cấp của Cục Hàng hải Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải (sau đây gọi chung là Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam) thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng tàu biển.
3. Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai và Văn phòng đăng ký đất đai trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường (sau đây gọi chung là Văn phòng đăng ký đất đai) thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.
4. Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp (sau đây gọi chung là Trung tâm Đăng ký) thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng động sản và các tài sản khác không thuộc thẩm quyền đăng ký của các cơ quan quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
Theo đó Cục Hàng không Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng tàu bay.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lễ cúng Tân niên là gì? Cúng Tân niên nhằm ngày mấy dương lịch? Làm lễ cúng Tân niên, người lao động có được nghỉ hưởng nguyên lương theo quy định hiện nay không?
- Thuyết bất khả tri là gì? Triết học Mác Lênin có yêu cầu gì về mặt phương pháp học tập, nghiên cứu?
- Lỗi đi sai làn đường xe máy 2025 phạt bao nhiêu? Người điều khiển xe máy chuyên dùng đi sai làn đường bị phạt bao nhiêu?
- Sửa chữa đột xuất công trình xây dựng được thực hiện khi nào? Công việc sửa chữa công trình xây dựng được bảo hành bao lâu?
- Phòng kế toán là gì? Mẫu sơ đồ quy trình làm việc phòng kế toán tải ở đâu? Tải sơ đồ quy trình làm việc phòng kế toán?