Tăng mức lương cơ sở từ ngày 01/7/2023, cán bộ, công chức, viên chức nào được tăng lương nhiều nhất, ít nhất?
Tăng lương cơ sở từ 1/7/2023, cán bộ công chức, viên chức nào được tăng lương nhiều nhất, ít nhất?
Mới: Tăng lương cơ sở mới nhất từ 01/07/2024
Vừa qua, khi Chính phủ ban hanh Nghị định 24/2023/NĐ-CP tải thì chính sách tiền lương của cán bộ công chức, viên chức - những người đang áp dụng mức lương cơ sở sẽ có thay đổi đáng kể từ ngày 01/7/2023.
Theo đó, căn cứ vào hệ số lương của từng đối tượng công chức, viên chức được quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP để xác định mức tăng tương ứng trong lương cũng như thu nhập của cán bộ công chức, viên chức.
Trong đó, đối với công chức thì từ 01/7/2023, đối tượng được tăng lương nhiều nhất là công chức là chuyên gia cao cấp xếp lương ở bậc 3 có hệ số lương là 10,0 sẽ tăng từ 14,9 triệu đồng/tháng lên 18 triệu đồng/tháng, tương ứng tăng 3.100.000 triệu đồng/tháng.
Mặt khác, các đối tượng công chức có mức lương tăng thấp nhất sẽ là các công chức loại C nhóm C3 có lương bậc 1, hệ số lương là 1,35 tăng từ 2.011.500 đồng/tháng lên 2.430.000 đồng/tháng, tương ứng tăng 418.500 đồng/tháng.
Ngoài ra, đối với viên chức thì sau ngày 01/7/2023, đối tượng được tăng lương nhiều nhất sẽ là viên chức A3 nhóm A3.1 có hệ số lương 8.0 ở bậc 1 tăng từ 11.920.000 đồng/tháng lên 14.400.000 đồng/tháng, tương ứng tăng 2.480.000 đồng/tháng.
Trong khi đó, đối tượng viên chức có mức lương tăng thấp nhất là viên chức loại C, nhóm C3 có hệ số lương 1,5 ở bậc 1 tăng từ 2.235.000 đồng/tháng lên 2.700.000 đồng/tháng, tương ứng tăng 465.000 đồng/tháng.
Lưu ý: Tiền lương trên dựa trên hệ số lương không bao gồm các khoản phụ cấp, trợ cấp khác theo quy định.
Tăng mức lương cơ sở từ ngày 01/7/2023, cán bộ, công chức, viên chức nào được tăng lương nhiều nhất, ít nhất?
9 đối tượng cụ thể nào được tăng lương cơ sở từ 01/7/2023?
Theo Điều 2 Nghị định 24/2023/NĐ-CP, từ ngày 01/7/2023, tăng lương lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng/tháng cho 9 nhóm đối tượng.
- Cán bộ, công chức từ Trung ương đến cấp huyện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 (sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức 2019).
- Cán bộ, công chức cấp xã quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 (sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức 2019).
- Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Luật Viên chức 2010 (sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức 2019).
- Người làm các công việc theo chế độ hợp đồng lao động quy định tại Nghị định 111/2022/NĐ-CP thuộc trường hợp được áp dụng hoặc có thỏa thuận trong hợp đồng lao động áp dụng xếp lương theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
- Người làm việc trong chỉ tiêu biên chế tại các hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động theo quy định tại Nghị định 45/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 33/2012/NĐ-CP).
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân, viên chức quốc phòng và lao động hợp đồng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam.
- Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ, công nhân công an và lao động hợp đồng thuộc Công an nhân dân.
- Người làm việc trong tổ chức cơ yếu.
- Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố.
Có những khoản tiền trợ cấp nào sẽ tăng theo lương cơ sở?
Căn cứ theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và các văn bản hướng dẫn thì khi điều chỉnh mức lương cơ sở sẽ kéo theo những khoản tiền, trợ cấp dành cho người lao động cũng được điều chỉnh tăng theo, cụ thể:
- Tăng mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau
- Tăng mức trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi
- Tăng mức hướng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản
- Tăng mức trợ cấp một lần
- Tăng mức trợ cấp hằng tháng
- Tăng mức trợ cấp phục vụ
- Trợ cấp một lần khi chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
-Tăng mức trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật
- Trợ cấp mai táng tăng lên mức 18.000.000 đồng.
- Tăng mức hưởng lương hưu với NLĐ vừa đóng BHXH bắt buộc và BHXH từ nguyện.
- Mức lương hưu hằng tháng NLĐ được nhận.
- Mức trợ cấp tuất hằng tháng đối với thân nhân khi NLĐ chết.
Mức lương cơ sở áp dụng đến hết ngày 30/6/2023 là bao nhiêu?
Căn cứ tại Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Mức lương cơ sở
1. Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ:
a) Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này;
b) Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;
c) Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.
2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2019, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng.
3. Chính phủ trình Quốc hội xem xét điều chỉnh mức lương cơ sở phù hợp khả năng ngân sách nhà nước, chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Theo đó, mức lương cơ sở được áp dụng đến ngày 30/6/2023 vẫn sẽ áp dụng mức lương là 1.490.000 đồng/tháng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?
- Thời hạn sử dụng của đất trồng cây lâu năm theo hình thức giao đất tối đa hiện nay là bao nhiêu?
- Bị mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược thì có được cấp lại không? Ai có thẩm quyền cấp lại giấy chứng nhận?
- Tài sản cơ sở của hợp đồng tương lai chỉ số là gì? Quy mô hợp đồng tương lai chỉ số được xác định như thế nào?