Tăng cường năng lực và đào tạo cho các nước về phòng chống sa mạc hóa và hạn hán được các quốc gia thực hiện như thế nào?
- Tăng cường năng lực và đào tạo cho các nước về phòng chống sa mạc hóa và hạn hán được các quốc gia thực hiện như thế nào?
- Các bên sẽ hợp tác thực hiện các chương trình giáo dục dân chúng về nguyên nhân và hậu quả của sa mạc hóa ra sao?
- Các trung tâm đào tạo và giáo dục của vùng về chống sa mạc hóa do ai thành lập?
Tăng cường năng lực và đào tạo cho các nước về phòng chống sa mạc hóa và hạn hán được các quốc gia thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 19 Công ước Chống sa mạc hoá của Liên Hợp Quốc năm 1994 quy định như sau:
Tăng cường năng lực, giáo dục và nâng cao nhận thức của người dân
1 Các bên khẳng định tầm quan trọng của tăng cường năng lực và đào tạo cho các nước về phòng chống sa mạc và hạn hán, cụ thể là :
a) Tăng cường năng lực cho người dân ở mọi cấp, đặc biệt là phụ nữ và thanh niên
b) Tăng cường khả năng đào tạo và nghiên cứu về sa mạc hoá.
c) Tăng cường phổ biến phương pháp và kỹ thuật phòng chống sa mạc hoá và quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững.
d) Tăng cường sử dụng các kiến thức của địa phương trong các chương trình hợp tác kỹ thuật.
e) Áp dụng các hệ canh tác truyền thống gắn với điều kiện kinh tế xã hội hiện nay.
f) Tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng khác, giảm mức sử dụng gỗ làm nhiên liệu.
g) Hợp tác với các nước bị ảnh hưởng để xây dựng và thực thi các chương trình như Điều 16.
h) Cải thiện điều kiện sống, đào tạo công nghệ mới
i) Đào tạo cán bộ thu thập và dự báo về hạn hán và sản xuất lương thực
j) Tăng cường năng lực cho các cơ sở nghiên cứu của mỗi nước trong việc xây dựng kế hoạch chiến lược.
k) Trao đổi các chuyến đi thăm lẫn nhau để tăng cường trao đổi và hỏi hỏi kinh nghiệm.
...
Theo đó, tăng cường năng lực và đào tạo cho các nước về phòng chống sa mạc hóa và hạn hán được các quốc gia thực hiện như sau:
- Tăng cường năng lực cho người dân ở mọi cấp, đặc biệt là phụ nữ và thanh niên
- Tăng cường khả năng đào tạo và nghiên cứu về sa mạc hoá.
- Tăng cường phổ biến phương pháp và kỹ thuật phòng chống sa mạc hoá và quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững.
- Tăng cường sử dụng các kiến thức của địa phương trong các chương trình hợp tác kỹ thuật.
- Áp dụng các hệ canh tác truyền thống gắn với điều kiện kinh tế xã hội hiện nay.
- Tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng khác, giảm mức sử dụng gỗ làm nhiên liệu.
- Hợp tác với các nước bị ảnh hưởng để xây dựng và thực thi các chương trình như Điều 16.
- Cải thiện điều kiện sống, đào tạo công nghệ mới
- Đào tạo cán bộ thu thập và dự báo về hạn hán và sản xuất lương thực
- Tăng cường năng lực cho các cơ sở nghiên cứu của mỗi nước trong việc xây dựng kế hoạch chiến lược.
- Trao đổi các chuyến đi thăm lẫn nhau để tăng cường trao đổi và hỏi hỏi kinh nghiệm.
Sa mạc hóa (Hình từ Internet)
Các bên sẽ hợp tác thực hiện các chương trình giáo dục dân chúng về nguyên nhân và hậu quả của sa mạc hóa ra sao?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 19 Công ước Chống sa mạc hoá của Liên Hợp Quốc năm 1994 quy định như sau:
Tăng cường năng lực, giáo dục và nâng cao nhận thức của người dân
...
3. Các bên sẽ hợp tác thực hiện các chương trình giáo dục dân chúng về nguyên nhân và hậu quả của sa mạc hoá. Cụ thể là:
a) Tổ chức chiến dịch tuyên truyền.
b) Tăng cường các hoạt động tuyền truyền để người dân tiếp cận với thông tin.
c) Phát triển các hiệp hội tuyên truyền
d) Tăng cường trao đổi các chương trình đào tạo và giáo dục về sa mạc hoá giữa các nước bị ảnh hưởng bởi sa mạc hoá.
e) xem xét lại các giáo trình giảng dậy tại các trường về bảo tồn và phát triển bền vững nguồn tài nguyên
f) Đưa chương trình giáo dục về sa mạc hoá vào hệ thống giáo dục
...
Như vậy, các bên sẽ hợp tác thực hiện các chương trình giáo dục dân chúng về nguyên nhân và hậu quả của sa mạc hóa cụ thể:
- Tổ chức chiến dịch tuyên truyền.
- Tăng cường các hoạt động tuyền truyền để người dân tiếp cận với thông tin.
- Phát triển các hiệp hội tuyên truyền.
- Tăng cường trao đổi các chương trình đào tạo và giáo dục về sa mạc hóa giữa các nước bị ảnh hưởng bởi sa mạc hoá.
- Xem xét lại các giáo trình giảng dậy tại các trường về bảo tồn và phát triển bền vững nguồn tài nguyên.
- Đưa chương trình giáo dục về sa mạc hóa vào hệ thống giáo dục.
Các trung tâm đào tạo và giáo dục của vùng về chống sa mạc hóa do ai thành lập?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 19 Công ước Chống sa mạc hoá của Liên Hợp Quốc năm 1994 quy định như sau:
Tăng cường năng lực, giáo dục và nâng cao nhận thức của người dân
...
4. Hội nghị của các bên tham gia Công ước sẽ thiết lập các trung tâm đào tạo và giáo dục của vùng về chống sa mạc hoá. Các trung lâm này sẽ giao cho một cơ quan điều phối giúp đào tạo các cán bộ phụ trách giáo dục và đào tạo về sa mạc hoá của các nước
Các trung tâm đào tạo và giáo dục của vùng về chống sa mạc hóa do Hội nghị của các bên tham gia Công ước Chống sa mạc hóa của Liên Hợp Quốc thiết lập.
Các trung lâm này sẽ giao cho một cơ quan điều phối giúp đào tạo các cán bộ phụ trách giáo dục và đào tạo về sa mạc hóa của các nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?