Các chương trình tiểu vùng và hành động chung chống sa mạc hóa cho vùng Châu Á thực hiện được quy định như thế nào?
- Các chương trình tiểu vùng và hành động chung chống sa mạc hóa cho vùng Châu Á thực hiện được quy định như thế nào?
- Nguồn và cơ chế tài chính để cho vùng Châu Á thực hiện chống sa mạc hóa được quy định ra sao?
- Các bên tham gia Công ước chống sa mạc hóa của vùng Châu Á tổ chức các hội nghị và Ban Thư ký có thể yêu cầu triệu tập các hội nghị điều phối bằng cách nào?
Các chương trình tiểu vùng và hành động chung chống sa mạc hóa cho vùng Châu Á thực hiện được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 6 Phụ lục II Công ước Chống sa mạc hoá của Liên Hợp Quốc năm 1994 quy định như sau:
Các hoạt động của vùng
Các hoạt động của vùng để tăng cường thực hiện các chương trình hành động chung hoặc của tiểu vùng có thể bao gồm các biện pháp để tăng cường năng lực cho các tổ chức và cơ chế hợp tác và điều phối tại cấp quốc gia, vùng và tiểu vùng và tăng cường thực thi các điều 16 đến 19 của Công ước. Các hoạt động này có thể bao gồm:
a) Tăng cường mạng lưới hợp tác kỹ thuật
b) Tiến hành thống kê các công nghệ, kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn cũng như các công nghệ có tính truyền thống và của địa phương và các kiến thức, tăng cường phổ biến và sử dụng các kiến thức trên;
c) Đánh giá các nhu cầu chuyển giao công nghệ và tăng cường áp dụng và sử dụng các công nghệ đó ;
d) Đẩy mạnh các chương trình nâng cao nhận thức cho người dân và tăng cường năng lực cho tất cả các cấp, tăng cường đào tạo, nghiên cứu và phát triển, xây dựng chương trình phát triển nguồn nhân lực.
Theo đó, các hoạt động của vùng để tăng cường thực hiện các chương trình hành động chung hoặc của tiểu vùng có thể bao gồm các biện pháp để tăng cường năng lực cho các tổ chức và cơ chế hợp tác và điều phối tại cấp quốc gia, vùng và tiểu vùng và tăng cường thực thi các điều 16 đến 19 của Công ước. Các hoạt động này có thể bao gồm:
- Tăng cường mạng lưới hợp tác kỹ thuật;
- Tiến hành thống kê các công nghệ, kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn cũng như các công nghệ có tính truyền thống và của địa phương và các kiến thức, tăng cường phổ biến và sử dụng các kiến thức trên;
- Đánh giá các nhu cầu chuyển giao công nghệ và tăng cường áp dụng và sử dụng các công nghệ đó;
- Đẩy mạnh các chương trình nâng cao nhận thức cho người dân và tăng cường năng lực cho tất cả các cấp, tăng cường đào tạo, nghiên cứu và phát triển, xây dựng chương trình phát triển nguồn nhân lực.
Sa mạc hóa (Hình từ Internet)
Nguồn và cơ chế tài chính để cho vùng Châu Á thực hiện chống sa mạc hóa được quy định ra sao?
Căn cứ theo Điều 7 Phụ lục II Công ước Chống sa mạc hoá của Liên Hợp Quốc năm 1994 quy định như sau:
Nguồn và cơ chế tài chính
1. Các bên tham gia công ước, do tầm quan trọng của công tác chống sa mạc hoá và giảm nhẹ các ảnh hưởng của hạn hán trong vùng Châu á, tăng cường huy động các nguồn tài chính sẵn có và cơ chế tài chính, theo các điều 20 và 21 của Công ước.
2. Để thực hiện Công ước và trên cơ sở cơ chế điều phối đã xây dựng như đã nêu trong điều 8 và để phù hợp với các chính sách phát triển quốc gia của các nước,các bên tham gia Công ước cùng nhau tập thể hay cá nhân:
a) Đưa ra các biện pháp để khuyến khích và tăng cường cơ chế cung cấp tài chính thông qua các khoản đầu tư của nhà nước và tư nhân nhằm thực hiện được các kết quả bằng hành động cụ thể chống sa mạc hoá và giảm nhẹ các ảnh hưởng của hạn hán.
b) Xác định các nhu cầu hợp tác quốc tế để hỗ trợ quốc gia, đặc biệt là hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật và công nghệ;
c) Tăng cường sự tham gia của các tổ chức hợp tác tài chính song phương và/hoặc đa phương để bảo đảm thực hiện Công ước.
3. Các Bên tham gia Công ước sẽ xem xét các thủ tục thích hợp để có thể tài trợ cho các Bên bị ảnh hưởng sa mạc hoá trong vùng.
Theo đó, nguồn và cơ chế tài chính để cho vùng Châu Á thực hiện chống sa mạc hóa được quy định như trên.
Các bên tham gia Công ước chống sa mạc hóa của vùng Châu Á tổ chức các hội nghị và Ban Thư ký có thể yêu cầu triệu tập các hội nghị điều phối bằng cách nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 8 Phụ lục II Công ước Chống sa mạc hoá của Liên Hợp Quốc năm 1994 quy định như sau:
Cơ chế điều phối và hợp tác
...
3. Các Bên tham gia Công ước của vùng sẽ tổ chức các hội nghị và Ban Thư ký có thể theo yêu cầu của các bên theo như điều 23 của Công ước, tạo điều kiện thuận lợi để triệu tập các hội nghị điều phối bằng cách:
(a) Cung cấp tư vấn về tổ chức các hội nghị điều phối có hiệu quả, rút kinh nghiệm từ các cuộc hội nghị khác;
(b) Cung cấp thông tin cho các tổ chức song phương và đa phương liên quan đến các hội nghị điều phối và khuyến khích họ tham gia tích cực
Cung cấp thông tin khác có thể phù hợp để có thể thiết lập hoặc cải thiện quá trình điều phối.
...
Theo đó, các bên tham gia Công ước chống sa mạc hóa của vùng Châu Á sẽ tổ chức các hội nghị và Ban Thư ký có thể theo yêu cầu tạo điều kiện thuận lợi để triệu tập các hội nghị điều phối bằng cách sau:
- Cung cấp tư vấn về tổ chức các hội nghị điều phối có hiệu quả, rút kinh nghiệm từ các cuộc hội nghị khác;
- Cung cấp thông tin cho các tổ chức song phương và đa phương liên quan đến các hội nghị điều phối và khuyến khích họ tham gia tích cực.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sĩ quan thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được điều động theo yêu cầu quốc phòng, an ninh có được thuê nhà ở công vụ không?
- Nhà đầu tư có được ủy quyền cho công ty điều hành huy động vốn cho dự án dầu khí ở nước ngoài không?
- Kế hoạch tài chính 05 năm xác định các mục tiêu gì? Kế hoạch tài chính 05 năm được sử dụng để làm gì?
- Được chuyển mục đích sử dụng đất rừng sản xuất thành đất thổ cư không? Hạn mức giao đất rừng sản xuất là bao nhiêu?
- Hồ sơ đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí theo Nghị định 132?