Tại sao gọi là lũ sông Hồng? Lũ sông Hồng tại Thành phố Hà Nội tăng mức báo động khi mực nước sông Hồng thế nào?
Tại sao gọi là lũ sông Hồng?
Sông Hồng (hay Hồng Hà, còn có các tên gọi khác là sông Cái, sông Cả, sông Thao, Nhị Hà, Nhĩ Hà) là con sông có tổng chiều dài là 1.149 km bắt nguồn từ Vân Nam, Trung Quốc chảy qua miền Bắc Việt Nam và đổ ra vịnh Bắc Bộ, trên đất Việt Nam dài 556 km. Đây là dòng sông quan trọng của nền văn hóa lúa nước Việt Nam.
Sông được gọi là Sông Hồng hay Hồng Hà do con sông có màu đỏ nhạt.
*Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Căn cứ theo quy định tại khoản 25 Điều 5 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg thì lũ được giải thích là hiện tượng mực nước sông dâng cao trong khoảng thời gian nhất định, sau đó xuống, trong đó:
- Lũ lịch sử là lũ có đỉnh lũ cao nhất trong chuỗi số liệu quan trắc hoặc do điều tra khảo sát được;
- Lũ đặc biệt lớn là lũ có đỉnh lũ cao hiếm thấy trong thời kỳ quan trắc;
- Lũ bất thường là lũ xuất hiện trước hoặc sau mùa lũ quy định tại khoản 27 Điều 5 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg hoặc lũ được hình thành do mưa lớn xảy ra trong phạm vi nhỏ, hồ chứa xả nước, do vỡ đập, tràn đập, vỡ đê, tràn đê.
Như vậy, sông Hồng là tên của một con sông, khi mực nước sông Hồng dâng cao trong một khoảng thời gian và sau đó mực nước xuống như lúc ban đầu thì được gọi là "lũ sông Hồng"
Tại sao gọi là lũ sông Hồng? Lũ sông Hồng tại Thành phố Hà Nội tăng mức báo động khi mực nước sông Hồng thế nào? (Hình từ Internet)
Lũ sông Hồng tại Thành phố Hà Nội tăng mức báo động khi mực nước sông Hồng thế nào?
Lũ sông Hồng tại Thành phố Hà Nội tăng mức báo động khi mực nước sông Hồng thế nào thì căn cứ theo Quyết định 2685/QĐ-UBND năm 2020 về mực nước tương ứng với các cấp báo động lũ trên tuyến sông thuộc địa bàn thành phố Hà Nội và Phụ lục I Quyết định 05/2020/QĐ-TTg thì mực nước tương ứng với cấp báo động lũ trên sông Hồng được quy định như sau:
(1) Sông Hồng - Trạm thủy văn Sơn Tây:
- Mực nước tương ứng với các cấp báo động 1: 12,4m.
- Mực nước tương ứng với các cấp báo động 2: 13,4 m.
- Mực nước tương ứng với các cấp báo động 3: 14,4 m.
(2) Sông Hồng - Trạm thủy văn Hà nội (Long Biên):
- Mực nước tương ứng với các cấp báo động 1: 9,5m.
- Mực nước tương ứng với các cấp báo động 2: 10,5m.
- Mực nước tương ứng với các cấp báo động 3: 11,5m.
(3) Sông Hồng - Trạm thủy văn An Cảnh:
- Mực nước tương ứng với các cấp báo động 1: 7,2m.
- Mực nước tương ứng với các cấp báo động 2: 8,2m.
- Mực nước tương ứng với các cấp báo động 3: 9,1m.
Như vậy, lũ sông Hồng tại Thành phố Hà Nội tăng mức báo động khi mực nước sông Hồng tại Trạm thủy văn Sơn Tây tăng lên 12,4m so với bình thường và mực nước này tương ứng với mức báo động lũ cấp 1 và sẽ ở mức báo động 2 khi nước tiếp tục dâng thêm 1m (13,4m) và từ cấp độ 2 tăng lên cấp độ 3 khi nước dâng thêm 1m (14,4m).
+ Tương tự như vậy, đối với khu vực Trạm thủy văn Hà nội (Long Biên) lũ sông Hồng sẽ ở cấp báo động 1 khi mực nước dâng lên 9,5m và tăng lên cấp báo động 2 khi mực nước dâng lên 10,5m (tăng thêm 1m so với cấp độ 1) và tăng lên cấp độ 3 khi mực nước dâng lên 11,5m (tăng thêm 1m so với cấp độ 2).
+ Đối với khu vực Trạm thủy văn An Cảnh thì lũ sông Hồng sẽ ở cấp báo động 1 khi mực nước dâng lên 7,2m và tăng lên cấp báo động 2 khi mực nước dâng lên 8,2m (tăng thêm 1m so với cấp độ 1) và tăng lên cấp độ 3 khi mực nước dâng lên 9,1m (tăng thêm 1m so với cấp độ 2).
Lũ sông Hồng, mực nước sông Hồng tăng cấp báo động 3 trên địa bàn Thành phố Hà Nội thì phải báo động cho khu vực nào?
Căn cứ theo Quyết định 2685/QĐ-UBND năm 2020 về mực nước tương ứng với các cấp báo động lũ trên tuyến sông thuộc địa bàn thành phố Hà Nội thì khi lũ sông Hồng, mực nước sông Hồng tăng cấp báo động 3 trên địa bàn Thành phố Hà Nội, việc báo động lũ thực hiện trên các khu vực sau đây:
(1) Sông Hồng - Trạm thủy văn Sơn Tây: Báo động lũ trên các địa bàn xã, phường, thị trấn ven đê thuộc quận, huyện, thị xã Ba Vì, Sơn Tây, Phúc Thọ, Đan Phượng, Mê Linh.
(2) Sông Hồng - Trạm thủy văn Hà nội (Long Biên): Báo động lũ trên các địa bàn xã, phường, thị trấn ven đê thuộc quận, huyện, thị xã Bắc Từ Liêm, Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Thanh Trì, Đông Anh, Long Biên, Gia Lâm.
(3) Sông Hồng - Trạm thủy văn An Cảnh: Báo động lũ trên các địa bàn xã, phường, thị trấn ven đê thuộc quận, huyện, thị xã Thường Tín, Phú Xuyên.
Như vậy, lũ sông Hồng trên địa bàn Thành phố Hà Nội tăng cấp báo động 3 thì theo từng trạm thủy văn, việc báo động lũ sông Hồng sẽ được thực hiện trên các địa bàn xã, phường, thị trấn ven đê thuộc quận, huyện, thị xã khác nhau.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bảng kê hàng hóa bán ra? Tải mẫu bảng kê? Phải lập Bảng kê hàng hóa bán ra trong trường hợp nào?
- Diện tích tính tiền thuê đất được tính theo đơn vị nào? Tiền thuê đất có nằm trong khoản thu ngân sách từ đất đai không?
- Được quyền sửa đổi, bổ sung nội dung đơn khởi kiện tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa trong thời hạn bao nhiêu ngày?
- Quỹ phòng thủ dân sự là một trong các nguồn tài chính cho phòng thủ dân sự đúng không? Quỹ phòng thủ dân sự được thành lập ở đâu?
- Kế toán trưởng của cơ quan nhà nước còn có nhiệm vụ gì ngoài nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác kế toán trong đơn vị kế toán?