Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có kết cấu như thế nào? Nguyên giá ghi sổ kế toán bao gồm những giá trị gì?
Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có kết cấu như thế nào?
Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 44/2024/NĐ-CP như sau:
Kế toán tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
1. Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có kết cấu độc lập hoặc một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định là một đối tượng ghi sổ kế toán.
Trường hợp một hệ thống được giao cho nhiều cơ quan quản lý thì đối tượng ghi sổ kế toán là phần tài sản được giao cho từng cơ quan.
...
Theo đó, tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có kết cấu độc lập hoặc một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định là một đối tượng ghi sổ kế toán.
Trường hợp một hệ thống được giao cho nhiều cơ quan quản lý thì đối tượng ghi sổ kế toán là phần tài sản được giao cho từng cơ quan.
Lưu ý:
Cơ quan quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 44/2024/NĐ-CP có trách nhiệm như sau:
- Mở sổ và thực hiện kế toán tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (hoặc kế toán tổng hợp trên cơ sở kế toán chi tiết của tổ chức hành chính trực thuộc hoặc đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc được phân cấp/ủy quyền/giao thực hiện công tác kế toán quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 44/2024/NĐ-CP) theo quy định của pháp luật về kế toán và quy định tại Nghị định 44/2024/NĐ-CP.
- Thực hiện báo cáo tình hình tăng, giảm, tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật.
Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có kết cấu như thế nào? Nguyên giá để ghi sổ kế toán bao gồm những giá trị gì? (Hình từ Internet)
Nguyên giá để ghi sổ kế toán đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được mua sắm bao gồm những giá trị gì?
Nguyên giá, giá trị còn lại của tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là tài sản cố định được quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 44/2024/NĐ-CP như sau:
Kế toán tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
...
3. Nguyên giá, giá trị còn lại của tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là tài sản cố định được xác định theo nguyên tắc:
a) Đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được mua sắm, đầu tư xây dựng mới, hoàn thành đưa vào sử dụng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì nguyên giá để ghi sổ kế toán là giá trị mua sắm, giá trị đầu tư xây dựng được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán theo quy định.
Trường hợp giá trị mua sắm, đầu tư được quyết toán chung cho nhiều tài sản, hạng mục tài sản (không tách riêng cho từng tài sản, hạng mục tài sản) thì nguyên giá của từng tài sản, hạng mục tài sản được phân bổ theo tiêu chí phù hợp (số lượng/dự toán chi tiết/tỷ trọng theo giá trị thị trường của tài sản tương ứng...).
Trường hợp chưa được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán thì sử dụng nguyên giá tạm tính để ghi sổ kế toán. Nguyên giá tạm tính trong trường hợp này được lựa chọn theo thứ tự ưu tiên sau: Giá trị thẩm tra quyết toán; giá trị đề nghị phê duyệt quyết toán; giá trị xác định theo Biên bản nghiệm thu A - B; giá trị tổng mức đầu tư hoặc dự toán dự án được phê duyệt hoặc dự toán dự án được điều chỉnh lần gần nhất (trong trường hợp dự toán dự án được điều chỉnh).
Khi được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán, cơ quan quản lý tài sản thực hiện điều chỉnh lại nguyên giá tạm tính theo giá trị quyết toán được phê duyệt để điều chỉnh sổ kế toán và thực hiện kế toán tài sản theo quy định.
...
Hiệu lực thi hành được quy định tại Điều 33 Nghị định 44/2024/NĐ-CP như sau:
Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 6 năm 2024.
...
Theo đó, đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được mua sắm đưa vào sử dụng kể từ ngày 10/06/2024 thì nguyên giá để ghi sổ kế toán là:
+ Giá trị mua sắm;
+ Giá trị đầu tư xây dựng được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán theo quy định.
Lưu ý:
- Trường hợp giá trị mua sắm, đầu tư được quyết toán chung cho nhiều tài sản, hạng mục tài sản (không tách riêng cho từng tài sản, hạng mục tài sản) thì nguyên giá của từng tài sản, hạng mục tài sản được phân bổ theo tiêu chí phù hợp (số lượng/dự toán chi tiết/tỷ trọng theo giá trị thị trường của tài sản tương ứng...).
- Trường hợp chưa được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán thì sử dụng nguyên giá tạm tính để ghi sổ kế toán. Nguyên giá tạm tính trong trường hợp này được lựa chọn theo thứ tự ưu tiên sau:
+ Giá trị thẩm tra quyết toán;
+ Giá trị đề nghị phê duyệt quyết toán;
+ Giá trị xác định theo Biên bản nghiệm thu A - B;
+ Giá trị tổng mức đầu tư hoặc dự toán dự án được phê duyệt hoặc dự toán dự án được điều chỉnh lần gần nhất.
- Khi được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán, cơ quan quản lý tài sản thực hiện điều chỉnh lại nguyên giá tạm tính theo giá trị quyết toán được phê duyệt để điều chỉnh sổ kế toán và thực hiện kế toán tài sản theo quy định.
Nguyên giá của tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được điều chỉnh trong những trường hợp nào?
Điều chỉnh nguyên giá của tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được quy định tại khoản 4 Điều 9 Nghị định 44/2024/NĐ-CP như sau:
- Đánh giá lại giá trị tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ khi thực hiện kiểm kê theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
- Thực hiện nâng cấp, mở rộng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt.
- Tháo dỡ một hay một số bộ phận tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, trừ trường hợp việc tháo dỡ để thay thế khi bảo trì công trình.
- Lắp đặt thêm một hay một số bộ phận tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, trừ trường hợp lắp đặt để thay thế khi bảo trì công trình.
- Bị mất một phần hoặc hư hỏng nghiêm trọng do thiên tai, sự cố bất khả kháng hoặc những tác động đột xuất khác (trừ trường hợp tài sản được khắc phục sự cố theo quy định của pháp luật về bảo trì đường bộ hoặc được khôi phục lại thông qua bảo hiểm, bồi thường thiệt hại của tổ chức, cá nhân có liên quan).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?