Tài sản kết cấu hạ tầng có được phép chuyển nhượng hay không? Tiền thu được từ việc khai thác tài sản kết cấu hạ tầng được xử lý như thế nào?
Tài sản kết cấu hạ tầng có được phép chuyển nhượng hay không?
Tài sản kết cấu hạ tầng có được phép chuyển nhượng không?
Khoản 1 Điều 80 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 quy định các phương thức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng gồm:
“Điều 80. Phương thức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng
1. Việc khai thác tài sản kết cấu hạ tầng được thực hiện theo các phương thức sau đây:
a) Đối tượng được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng trực tiếp tổ chức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng;
b) Chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng;
c) Cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng;
d) Chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng;
đ) Phương thức khác theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, tài sản kết cấu hạ tầng không thể chuyển nhượng mà chỉ có thể tiến hành chuyển nhượng đối với quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng và chuyển nhượng có thời hạn đối với quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng theo quy định của pháp luật. Cụ thể được quy định tại Điều 82 và 84 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 như sau:
“Điều 82. Chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng
1. Chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng là việc Nhà nước chuyển giao quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng cho tổ chức, cá nhân thực hiện trong một thời hạn nhất định theo hợp đồng để nhận một khoản tiền tương ứng.
Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng có quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng và khoản thu khác liên quan đến việc cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật.
2. Việc chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng được áp dụng đối với tài sản kết cấu hạ tầng được thu phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí và không thuộc tài sản kết cấu hạ tầng hiện có đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng quy định tại khoản 2 Điều 84 của Luật này.
3. Việc chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản.
4. Thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng được xác định cụ thể cho từng hợp đồng.”
“Điều 84. Chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng
1. Chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng là việc Nhà nước chuyển giao trong một thời gian nhất định quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng gắn với việc đầu tư nâng cấp, mở rộng tài sản theo hợp đồng để nhận một khoản tiền tương ứng.
Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng có trách nhiệm đầu tư nâng cấp, mở rộng tài sản theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt; được thu phí, giá dịch vụ sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng và khoản thu khác liên quan đến việc cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật.
2. Việc chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng áp dụng đối với tài sản kết cấu hạ tầng hiện có đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng.
3. Việc chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản.
4. Thời hạn chuyển nhượng quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng được xác định cụ thể cho từng hợp đồng.”
Như vậy, tài sản kết cấu hạ tầng có thể được khai thác thông qua nhiều hình thức, trong đó có chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng và chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng.
Đối tượng được giao quản lý có được đồng thời khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hay không?
Khoản 1 Điều 81 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 quy định một số trường hợp đối tượng được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng trực tiếp khai thác tài sản như sau:
- Tài sản kết cấu hạ tầng có liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của cơ quan chủ quản quản lý tài sản kết cấu hạ tầng và cơ quan có liên quan;
- Áp dụng phương thức trực tiếp tổ chức khai thác tài sản hiệu quả hơn hoặc không có tổ chức, cá nhân đăng ký thực hiện phương thức quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 1 Điều 80 của Luật này, gồm:
+ Chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng;
+ Cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng;
+ Chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng;
+ Phương thức khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, đối tượng được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng được phép trực tiếp khai thác tài sản này trong một số trường hợp luật định.
Tiền thu được từ việc khai thác tài sản kết cấu hạ tầng được xử lý như thế nào?
Việc quản lý, sử dụng số tiền thu được từ khai thác tài sản kết cấu hạ tầng được quy định tại Điều 85 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 như sau:
(1) Số tiền thu được từ khai thác tài sản kết cấu hạ tầng là phí, lệ phí được quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
(2) Số tiền thu được từ khai thác tài sản kết cấu hạ tầng không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này được quản lý, sử dụng như sau:
- Trường hợp đối tượng được giao quản lý tài sản là cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, số tiền thu được từ việc khai thác tài sản được nộp vào tài khoản tạm giữ tại Kho bạc Nhà nước, sau khi trừ đi các chi phí có liên quan đến việc khai thác tài sản, phần còn lại được nộp toàn bộ vào ngân sách nhà nước;
- Trường hợp đối tượng được giao quản lý tài sản là đơn vị sự nghiệp công lập, số tiền thu được từ việc khai thác tài sản theo phương thức quy định tại Điều 81 của Luật này được quản lý, sử dụng theo quy định tại khoản 5 Điều 55 của Luật này; số tiền thu được từ việc khai thác tài sản theo phương thức quy định tại các Điều 82, 83 và 84 của Luật nàyv được quản lý, sử dụng theo quy định tại điểm a khoản này;
- Trường hợp đối tượng được giao quản lý tài sản là doanh nghiệp, số tiền thu được từ việc khai thác tài sản được quản lý, sử dụng theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 99 của Luật này.
(3) Nguồn thu từ khai thác tài sản kết cấu hạ tầng, sau khi nộp vào ngân sách nhà nước được ưu tiên bố trí vốn trong kế hoạch đầu tư công và ưu tiên bố trí dự toán chi ngân sách nhà nước để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng.
Như vậy, tài sản kết cấu hạ tầng có thể được khai thác thông qua nhiều hình thức, trong đó có thể kể đến chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng và chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng. Việc khai thác này có thể trực tiếp thực hiện bởi đối tượng được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng. Số tiền thu được từ việc khai thác tài sản kết cấu hạ tầng được quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?
- Công dân được tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở khi từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi đúng không?
- Phải nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu trong vòng bao nhiêu ngày?
- Chức năng của công tác xã hội là gì? Công tác xã hội có góp phần thúc đẩy công bằng xã hội hay không?
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?