Tài sản đóng góp thành lập quỹ xã hội, quỹ từ thiện cần phải được chuyển quyền sở hữu cho quỹ xã hội, quỹ từ thiện bao lâu?
Tài sản đóng góp thành lập quỹ xã hội, quỹ từ thiện cần phải được chuyển quyền sở hữu cho quỹ xã hội, quỹ từ thiện bao lâu?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 14 Nghị định 93/2019/NĐ-CP có quy định về tài sản đóng góp thành lập quỹ như sau:
Tài sản đóng góp thành lập quỹ
1. Tài sản đóng góp thành lập quỹ gồm:
a) Tiền đồng Việt Nam;
b) Tài sản được quy đổi ra tiền đồng Việt Nam (bao gồm: Hiện vật, ngoại tệ, giấy tờ có giá, các quyền tài sản khác) của công dân, tổ chức Việt Nam là sáng lập viên, của cá nhân, tổ chức nước ngoài góp với công dân, tổ chức Việt Nam để thành lập quỹ. Đối với tài sản là trụ sở, trang thiết bị, công nghệ phải do tổ chức thẩm định giá được thành lập hợp pháp định giá, thời điểm định giá tài sản không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ thành lập quỹ;
c) Trường hợp tài sản đóng góp thành lập quỹ bao gồm cả tài sản khác không bao gồm tiền đồng Việt Nam thì số tiền đồng Việt Nam phải đảm bảo tối thiểu 50% tổng giá trị tài sản.
2. Đối với quỹ do công dân, tổ chức Việt Nam thành lập phải đảm bảo tài sản đóng góp thành lập quỹ được quy đổi ra tiền đồng Việt Nam như sau:
a) Quỹ hoạt động trong phạm vi toàn quốc hoặc liên tỉnh: 6.500.000.000 (sáu tỷ năm trăm triệu đồng);
b) Quỹ hoạt động trong phạm vi cấp tỉnh: 1.300.000.000 (một tỷ ba trăm triệu đồng);
c) Quỹ hoạt động trong phạm vi cấp huyện: 130.000.000 (một trăm ba mươi triệu đồng);
d) Quỹ hoạt động trong phạm vi cấp xã: 25.000.000 (hai mươi lăm triệu đồng).
3. Đối với trường hợp có cá nhân, tổ chức nước ngoài góp tài sản với công dân, tổ chức Việt Nam thành lập quỹ phải đảm bảo tài sản đóng góp thành lập quỹ được quy đổi ra tiền đồng Việt Nam như sau:
a) Quỹ hoạt động trong phạm vi toàn quốc hoặc liên tỉnh: 8.700.000.000 (tám tỷ bảy trăm triệu đồng);
b) Quỹ hoạt động trong phạm vi cấp tỉnh: 3.700.000.000 (ba tỷ bảy trăm triệu đồng);
c) Quỹ hoạt động trong phạm vi cấp huyện: 1.200.000.000 (một tỷ hai trăm triệu đồng);
d) Quỹ hoạt động trong phạm vi cấp xã: 620.000.000 (sáu trăm hai mươi triệu đồng).
4. Tài sản đóng góp thành lập quỹ phải được chuyển quyền sở hữu cho quỹ trong thời hạn 45 ngày làm việc kể từ ngày quỹ được cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ. Tài sản đóng góp để thành lập quỹ không bị tranh chấp hoặc thực hiện nghĩa vụ tài chính khác.
Như vậy, đối với tài sản đóng góp thành lập quỹ xã hội, quỹ từ thiện cần phải được chuyển quyền sở hữu cho quỹ xã hội, quỹ từ thiện trong thời hạn 45 ngày làm việc kể từ ngày quỹ được cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ.
Tài sản đóng góp để thành lập quỹ không bị tranh chấp hoặc thực hiện nghĩa vụ tài chính khác.
Tài sản đóng góp thành lập quỹ xã hội, quỹ từ thiện cần phải được chuyển quyền sở hữu cho quỹ xã hội, quỹ từ thiện bao lâu? (Hình từ Internet)
Quỹ xã hội, quỹ từ thiện được hoạt động cần đáp ứng những điều kiện nào?
Căn cứ theo Điều 24 Nghị định 93/2019/NĐ-CP có quy định như sau:
Theo đó, quỹ xã hội, quỹ từ thiện được hoạt động cần phải đáp ứng những điều kiện sau đây:
- Có giấy phép thành lập và công nhận điều lệ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định 93/2019/NĐ-CP cấp.
- Đã công bố về việc thành lập quỹ theo quy định tại Điều 22 Nghị định 93/2019/NĐ-CP.
- Có văn bản xác nhận của ngân hàng nơi quỹ đăng ký mở tài khoản về số tiền mà từng sáng lập viên cam kết đóng góp để thành lập quỹ đã có đủ trong tài khoản của quỹ. Đối với tài sản khác, đã thực hiện việc chuyển quyền sở hữu tài sản theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 23 Nghị định 93/2019/NĐ-CP.
- Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định 93/2019/NĐ-CP công nhận quỹ đủ điều kiện hoạt động và công nhận thành viên Hội đồng quản lý quỹ.
Nội dung cơ bản của điều lệ quỹ xã hội, quỹ từ thiện gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 16 Nghị định 93/2019/NĐ-CP có quy định về nội dung cơ bản của điều lệ quỹ xã hội, quỹ từ thiện bao gồm:
(1) Tên gọi, địa chỉ, số điện thoại, số fax, email, website (nếu có) của quỹ.
(2) Mục đích, lĩnh vực và phạm vi hoạt động của quỹ.
(3) Thông tin về sáng lập viên của quỹ.
(4) Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của quỹ.
(5) Đại diện theo pháp luật của quỹ; tổ chức, hoạt động; cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản lý quỹ, Ban Kiểm soát, Chủ tịch, Giám đốc và các chức vụ lãnh đạo khác.
(6) Nguyên tắc vận động quyên góp; vận động, tiếp nhận tài trợ và thực hiện tài trợ.
(7) Quản lý, sử dụng tài sản, tài chính của quỹ.
(8) Trách nhiệm báo cáo cơ quan có thẩm quyền về tổ chức, hoạt động và tài chính của quỹ.
(9) Khen thưởng, kỷ luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong nội bộ quỹ và xử lý vi phạm trong hoạt động của quỹ.
(10) Hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, đổi tên và giải thể quỹ.
(11) Thể thức sửa đổi, bổ sung điều lệ quỹ.
(12) Các nội dung khác phù hợp với quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Quyết định điều chỉnh Giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài mới nhất? Tải mẫu?
- Điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Phú Thọ? Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Phú Thọ chi tiết?
- Cổ đông phổ thông chịu trách nhiệm về các khoản nợ của tổ chức tín dụng là công ty cổ phần trong phạm vi nào?
- Lời dẫn chương trình gặp mặt đầu xuân 2025? Kịch bản chương trình gặp mặt đầu xuân Ất Tỵ 2025?
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Vĩnh Long chính thức? Địa điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Vĩnh Long?