Mẫu số 16 Báo cáo năm về tổ chức, hoạt động và quản lý quỹ xã hội, quỹ từ thiện mới nhất theo Nghị định 136?
Mẫu Báo cáo năm về tổ chức hoạt động và quản lý quỹ xã hội quỹ từ thiện mới nhất theo Nghị định 136?
Mẫu Báo cáo năm về tổ chức hoạt động và quản lý quỹ xã hội quỹ từ thiện mới nhất là mẫu số 16 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 136/2024/NĐ-CP
Tải về Mẫu Báo cáo năm về tổ chức hoạt động và quản lý quỹ xã hội quỹ từ thiện mới nhất
Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản lý quỹ xã hội quỹ từ thiện như thế nào?
Theo Điều 26 Nghị định 93/2019/NĐ-CP sửa đổi bởi Điều 2 Nghị định 136/2024/NĐ-CP quy định về hội đồng quản lý quỹ xã hội quỹ từ thiện có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
- Quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch hoạt động hàng năm của quỹ;
- Quyết định các giải pháp phát triển quỹ; thông qua hợp đồng, mua, bán tài sản có giá trị lớn của quỹ, giá trị này được quy định cụ thể trong điều lệ quỹ;
- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, thành viên Hội đồng quản lý quỹ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận; quyết định thành lập Ban Kiểm soát quỹ; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc quỹ hoặc ký và chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc quỹ trong trường hợp Giám đốc quỹ là người do quỹ thuê; quyết định người phụ trách công tác kế toán và người quản lý khác quy định tại điều lệ quỹ;
- Quyết định mức lương, thưởng và lợi ích khác đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch, thành viên Hội đồng quản lý quỹ, Giám đốc, kế toán trưởng quỹ và người quản lý khác quy định tại điều lệ quỹ và theo quy định của pháp luật;
- Thông qua báo cáo tài chính hằng năm, phương án sử dụng tài sản, tài chính quỹ;
- Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý quỹ theo quy định của pháp luật và điều lệ quỹ;
- Quyết định thành lập pháp nhân trực thuộc quỹ theo quy định của pháp luật; thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện quỹ theo quy định tại Điều 32 Nghị định này;
- Sửa đổi, bổ sung điều lệ quỹ;
- Quyết định giải thể hoặc đề xuất những thay đổi về giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của Nghị định này và điều lệ quỹ.
Mẫu số 16 Báo cáo năm về tổ chức, hoạt động và quản lý quỹ xã hội, quỹ từ thiện mới nhất theo Nghị định 136? (hình từ internet)
Ai là người thay mặt Hội đồng quản lý quỹ xã hội quỹ từ thiện ký các quyết định?
Theo Điều 27 Nghị định 93/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý quỹ
1. Chủ tịch Hội đồng quản lý quỹ là công dân Việt Nam được Hội đồng quản lý quỹ bầu và là người đại diện theo pháp luật của quỹ. Chủ tịch Hội đồng quản lý quỹ có thể kiêm Giám đốc quỹ.
2. Chủ tịch Hội đồng quản lý quỹ có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản lý quỹ;
b) Chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu họp Hội đồng quản lý quỹ hoặc để lấy ý kiến các thành viên Hội đồng quản lý quỹ;
c) Triệu tập và chủ trì cuộc họp Hội đồng quản lý quỹ hoặc tổ chức việc lấy ý kiến các thành viên Hội đồng quản lý quỹ;
d) Giám sát hoặc tổ chức giám sát việc thực hiện các quyết định của Hội đồng quản lý quỹ;
đ) Thay mặt Hội đồng quản lý quỹ ký các quyết định của Hội đồng quản lý quỹ;
e) Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Nghị định này và điều lệ quỹ.
3. Nhiệm kỳ của Chủ tịch Hội đồng quản lý quỹ không quá 05 năm. Chủ tịch Hội đồng quản lý quỹ có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
4. Trường hợp Chủ tịch Hội đồng quản lý quỹ kiêm Giám đốc quỹ thì phải ghi rõ trong các giấy tờ giao dịch của quỹ.
...
Theo đó, Chủ tịch Hội đồng quản lý quỹ là công dân Việt Nam được Hội đồng quản lý quỹ bầu và là người đại diện theo pháp luật của quỹ. Chủ tịch Hội đồng quản lý quỹ có thể kiêm Giám đốc quỹ.
Như vậy, Chủ tịch Hội đồng quản lý quỹ xã hội quỹ từ thiện là người có quyền thay mặt Hội đồng quản lý quỹ ký các quyết định của Hội đồng quản lý quỹ
Ngoài ra, Chủ tịch Hội đồng quản lý quỹ có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
- Chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản lý quỹ;
- Chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu họp Hội đồng quản lý quỹ hoặc để lấy ý kiến các thành viên Hội đồng quản lý quỹ;
- Triệu tập và chủ trì cuộc họp Hội đồng quản lý quỹ hoặc tổ chức việc lấy ý kiến các thành viên Hội đồng quản lý quỹ;
- Giám sát hoặc tổ chức giám sát việc thực hiện các quyết định của Hội đồng quản lý quỹ;
- Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Nghị định này và điều lệ quỹ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu số 16 Báo cáo năm về tổ chức, hoạt động và quản lý quỹ xã hội, quỹ từ thiện mới nhất theo Nghị định 136?
- Tối thiểu bao nhiêu m2 thì được cấp sổ đỏ 2025? Thủ tục cấp sổ đỏ lần đầu năm 2025 như thế nào?
- Hộ gia đình có được tự lập thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ? Hồ sơ thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình gồm mấy bản vẽ thiết kế?
- Mùng 6 Tết 2025 là ngày mấy dương lịch? Mùng 6 tết 2025 thứ mấy? Lịch đi làm lại sau Tết Nguyên Đán 2025 ra sao?
- Một hợp đồng lao động được xem là hợp đồng lao động không xác định thời hạn khi nào? Trường hợp chấm dứt hợp đồng?