Tài sản công được thanh lý tại đơn vị sự nghiệp công lập sẽ bị hủy bỏ hay có thể đem bán? Trường hợp nào có thể bán tài sản công theo hình thức chỉ định?
Tài sản công được thanh lý tại đơn vị sự nghiệp công lập sẽ bị đem đi tiêu hủy hay có thể đem bán?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 45 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017, các hình thức thanh lý tài sản công được quy định như sau:
"Điều 45. Thanh lý tài sản công tại cơ quan nhà nước
[...]
2. Tài sản công được thanh lý theo các hình thức sau đây:
a) Phá dỡ, hủy bỏ. Vật liệu, vật tư thu hồi từ phá dỡ, hủy bỏ tài sản được xử lý bán;
b) Bán.
[...]"
Theo đó, tài sản công có thể được thanh lý theo hình thức phá dỡ, hủy bỏ hoặc đem bán. Đối với các vật liệu, vật tư thu hồi từ phá dỡ, hủy bỏ tài sản cũng được xử lý theo hình thức bán.
tài sản được xử lý bán phá dỡ, hủy bỏ đối với trường hợp vật liệu, vật tư thu hồi từ phá dỡ, hủy bỏ tài sản được xử lý bán.
Tải về mẫu hợp đồng bán tài sản công mới nhất 2023: Tại Đây
Tài sản công được thanh lý tại đơn vị sự nghiệp công lập sẽ bị đem đi tiêu hủy hay có thể đem bán?
Có thể bán tài sản công được thanh lý thông qua những hình thức nào?
Theo quy định tại Điều 31 Nghị định 151/2017/NĐ-CP, tổ chức thanh lý tài sản công theo hình thức bán được quy định cụ thể như sau;
"Điều 31. Tổ chức thanh lý tài sản công theo hình thức bán
1. Việc thanh lý tài sản công theo hình thức bán được thực hiện thông qua hình thức đấu giá theo quy định của pháp luật, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.
2. Bán thanh lý tài sản công theo hình thức niêm yết giá được áp dụng trong các trường hợp sau:
a) Tài sản công (trừ xe ô tô, nhà làm việc và các tài sản khác gắn liền với đất) có nguyên giá theo sổ kế toán dưới 500 triệu đồng/01 đơn vị tài sản và giá trị đánh giá lại từ 10 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng/01 đơn vị tài sản;
b) Vật tư, vật liệu thu hồi từ phá dỡ, hủy bỏ có giá trị từ 10 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng. Việc xác định giá trị vật tư, vật liệu thu hồi được thực hiện theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 24 Nghị định này.
3. Bán thanh lý tài sản công theo hình thức chỉ định được áp dụng trong các trường hợp sau:
a) Tài sản công (trừ xe ô tô, nhà làm việc và các tài sản khác gắn liền với đất) có nguyên giá theo sổ kế toán dưới 500 triệu đồng/01 đơn vị tài sản và giá trị đánh giá lại dưới 10 triệu đồng/01 đơn vị tài sản;
b) Vật tư, vật liệu thu hồi từ thanh lý tài sản công theo hình thức phá dỡ, hủy bỏ có giá trị dưới 10 triệu đồng. Việc xác định giá trị vật tư, vật liệu thu hồi được thực hiện theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 24 Nghị định này.
4. Việc bán thanh lý tài sản công theo hình thức đấu giá thực hiện theo quy định tại Điều 24 Nghị định này; việc xử lý tài sản công trong trường hợp đấu giá không thành được thực hiện theo quy định tại Điều 25 Nghị định này.
5. Việc bán thanh lý tài sản công theo hình thức niêm yết giá thực hiện theo quy định tại Điều 26 Nghị định này.
6. Việc bán thanh lý tài sản công theo hình thức chỉ định thực hiện theo quy định tại Điều 27 Nghị định này."
Như vậy, đối với tài sản công được thanh lý theo hình thức bán, tổ chức có thể bán thông qua các cách thức sau đây:
- Bán tài sản công theo hình thức đấu giá
- Bán tài sản công theo hình thức niêm yết giá
- Bán tài sản công theo hình thức chỉ định
Có thể bán tài sản công được thanh lý theo hình thức chỉ định trong những trường hợp nào?
Căn cứ Điều 27 Nghị định 151/2017/NĐ-CP, việc bán tài sản công theo hình thức chỉ định được quy định như sau:
"Điều 27. Bán tài sản công theo hình thức chỉ định
1. Bán tài sản công theo hình thức chỉ định được áp dụng đối với tài sản công có nguyên giá theo sổ kế toán dưới 250 triệu đồng/01 đơn vị tài sản và giá trị đánh giá lại dưới 10 triệu đồng/01 đơn vị tài sản. Trường hợp cần thiết, cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản quy định tại khoản 3 Điều 23 Nghị định này xem xét, quyết định áp dụng hình thức niêm yết giá.
Hình thức chỉ định không được áp dụng trong trường hợp bán trụ sở làm việc, xe ô tô, trừ trường hợp đặc biệt theo quy định của Chính phủ về sắp xếp lại, xử lý tài sản công.
2. Việc xác định giá bán chỉ định thực hiện theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 24 Nghị định này.
3. Đối tượng quy định tại khoản 3 Điều 26 Nghị định này không được tham gia mua chỉ định tài sản công.
4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định bán tài sản của cơ quan, người có thẩm quyền, cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản quy định tại khoản 3 Điều 23 Nghị định này thực hiện bán tài sản cho người mua.
Việc thanh toán tiền mua tài sản và nộp tiền vào tài khoản tạm giữ tại Kho bạc Nhà nước thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều 26 Nghị định này.
5. Cơ quan được giao trách nhiệm tổ chức bán tài sản quy định tại khoản 3 Điều 23 Nghị định này có trách nhiệm xuất hóa đơn bán tài sản công cho người mua theo quy định. Việc giao tài sản cho người mua được thực hiện tại nơi có tài sản sau khi người mua đã hoàn thành việc thanh toán."
Như vậy, tài sản công được thanh lý theo hình thức bán mà có nguyên giá theo sổ kế toán dưới 250 triệu đồng/01 đơn vị tài sản và giá trị đánh giá lại dưới 10 triệu đồng/01 đơn vị tài sản sẽ được bán theo hình thức chỉ định. Đồng thời, hình thức này không được áp dụng trong trường hợp bán trụ sở làm việc, xe ô tô, trừ trường hợp đặc biệt theo quy định của Chính phủ về sắp xếp lại, xử lý tài sản công.Trình tự, thủ tục được thực hiện theo quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản tự đánh giá xếp loại hạnh kiểm của học sinh cuối kì 1 năm học 2024 2025? Viết bản tự xếp loại hạnh kiểm học sinh cuối kì 1?
- Quyền hưởng dụng là gì? Có được cho thuê quyền hưởng dụng không? Có được hưởng giá trị hoa lợi, lợi tức khi quyền hưởng dụng chấm dứt không?
- Mẫu biên bản thỏa thuận bảo đảm an toàn cho hộ liền kề khi xây dựng nhà ở mới nhất là mẫu nào? Tải về?
- Kế hoạch bảo trì công trình xây dựng là gì? Mẫu kế hoạch bảo trì công trình xây dựng hằng năm mới nhất?
- Tiền trợ cấp nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 có đóng thuế TNCN không? Chính sách nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 theo Nghị định 178?