Tài sản chờ thanh lý tại đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi có cần phải xác định giá trị hay không?
Tài sản chờ thanh lý tại đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi có cần phải xác định giá trị hay không?
Căn cứ khoản 2 Điều 10 Nghị đinh 150/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Kiểm kê, phân loại tài sản và xử lý tồn tại về tài chính
...
2. Toàn bộ tài sản tại đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi đều phải được xác định giá trị, trừ các tài sản sau đây:
a) Tài sản đơn vị thuê, mượn, nhận giữ hộ, nhận gia công, nhận đại lý, nhận ký gửi, nhận góp vốn, liên doanh, liên kết của các tổ chức, cá nhân khác và tài sản khác không phải là của đơn vị;
b) Tài sản không cần dùng, tài sản tồn đọng, tài sản chờ thanh lý;
c) Cơ sở nhà, đất và các tài sản công khác không được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt phương án giữ lại tiếp tục sử dụng và được bàn giao cho cơ quan quản lý tài sản công có thẩm quyền xử lý.
d) Tài sản công không được đưa vào giá trị đơn vị sự nghiệp công lập.
Theo đó, tài sản tại đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi không phải xác định giá trị gồm:
- Tài sản đơn vị thuê, mượn, nhận giữ hộ, nhận gia công, nhận đại lý, nhận ký gửi, nhận góp vốn, liên doanh, liên kết của các tổ chức, cá nhân khác và tài sản khác không phải là của đơn vị;
- Tài sản không cần dùng, tài sản tồn đọng, tài sản chờ thanh lý;
- Cơ sở nhà, đất và các tài sản công khác không được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt phương án giữ lại tiếp tục sử dụng và được bàn giao cho cơ quan quản lý tài sản công có thẩm quyền xử lý.
- Tài sản công không được đưa vào giá trị đơn vị sự nghiệp công lập.
Như vậy, theo quy định nêu trên, tài sản chờ thanh lý tại đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi thành công ty cổ phần không cần phải xác định giá trị.
Tài sản chờ thanh lý tại đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi có cần phải xác định giá trị hay không? (Hình từ Internet)
Xử lý tài sản chờ thanh lý tại đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi như thế nào?
Căn cứ theo Điều 12 Nghị đinh 150/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Xử lý tài sản thừa thiếu, tài sản không cần dùng, ứ đọng, chờ thanh lý, tài sản thuê, mượn, nhận giữ hộ, nhận đại lý, nhận ký gửi, nhận góp vốn liên doanh, liên kết, tài sản kết cấu hạ tầng
....
2. Đối với những tài sản không cần dùng, ứ đọng, chờ thanh lý, đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi có trách nhiệm xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành. Đến thời điểm xác định giá trị, các tài sản chưa xử lý, đơn vị có trách nhiệm tiếp tục bảo quản và báo cáo cơ quan có thẩm quyền quyết định xử lý và giao nhiệm vụ tổ chức xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.
Đối với những tài sản không cần dùng, ứ đọng, chờ thanh lý của đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi thuộc doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, đơn vị sự nghiệp công lập chuyển giao các tài sản này cho Công ty mẹ để tiếp tục quản lý và thực hiện thanh lý, nhượng bán theo quy định.
Đối với phần diện tích nhà, đất không được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt phương án giữ lại tiếp tục sử dụng mà chưa hoàn thành việc thực hiện phương án sắp xếp lại, xử lý, Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, Giám đốc Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh quyết định giao nhiệm vụ xử lý cho cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.
...
Theo đó, đối với những tài sản chờ thanh lý thì đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi có trách nhiệm xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
Đến thời điểm xác định giá trị, các tài sản chưa xử lý, đơn vị có trách nhiệm tiếp tục bảo quản và báo cáo cơ quan có thẩm quyền quyết định xử lý và giao nhiệm vụ tổ chức xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.
Với những tài sản chờ thanh lý của đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi thuộc doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, đơn vị sự nghiệp công lập chuyển giao các tài sản này cho Công ty mẹ để tiếp tục quản lý và thực hiện thanh lý, nhượng bán theo quy định.
Tài sản đã kiểm kê khi đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi thành công ty cổ phần được phân loại theo mấy nhóm?
Căn cứ khoản 3 Điều 4 Thông tư 111/2020/TT-BTC quy định tài sản đã kiểm kê khi đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi thành công ty cổ phần được phân loại theo các nhóm sau:
- Tài sản công giao cho doanh nghiệp chuyển đổi từ đơn vị sự nghiệp công lập quản lý không tính vào thành phần vốn nhà nước tại đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm:
+ Tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh;
+ Tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng;
+ Tài sản phục vụ hoạt động các dự án của nhà nước;
+ Tài nguyên và các loại tài sản theo quy định của pháp luật về tài sản công;
- Tài sản không tiếp tục sử dụng để bàn giao cho cơ quan quản lý tài sản công xử lý;
- Tài sản dùng trong hoạt động sự nghiệp, hoạt động sản xuất kinh doanh;
- Tài sản hình thành từ nguồn quỹ phúc lợi, quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp;
- Tài sản thuê, mượn, vật tư hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công, nhận đại lý, nhận ký gửi, tài sản nhận góp vốn liên doanh, liên kết và các tài sản khác không phải của đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi;
- Tài sản gắn liền với đất thuộc diện phải xử lý theo phương án sắp xếp lại, xử lý đối với các cơ sở nhà, đất theo quyết định phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền phù hợp với pháp luật về sắp xếp lại, xử lý nhà đất thuộc sở hữu nhà nước;
- Tài sản chờ quyết định xử lý của các cơ quan có thẩm quyền;
- Các khoản đầu tư tài chính (các khoản đầu tư góp vốn liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp, tổ chức; khoản góp vốn cổ phần, góp vốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn và các hoạt động góp vốn khác);
- Tài sản khác (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức tín dụng nước ngoài nhận chuyển giao bắt buộc ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt phải kinh doanh có lãi bao nhiêu năm?
- Trốn khám nghĩa vụ quân sự có chịu trách nhiệm hình sự không? Thời gian khám nghĩa vụ quân sự hằng năm?
- Mẫu bản cam kết bảo mật thông tin của người tiêu dùng? Người bán không được sử dụng thông tin của người tiêu dùng cho mục đích gì?
- Mẫu giấy cam kết trả nợ mới nhất? Các lưu ý khi viết giấy cam kết trả nợ? Giấy cam kết trả nợ có hiệu lực trong trường hợp nào?
- Giáo viên hợp đồng có được kết hôn với học sinh không? Giáo viên hợp đồng là gì? Có phải là viên chức không?