Tại nơi đường sắt giao cắt đường bộ thì quyền ưu tiên sẽ thuộc về loại phương tiện giao thông nào?

Tôi muốn hỏi tại nơi đường sắt giao cắt đường bộ thì quyền ưu tiên sẽ thuộc về phương tiện giao thông nào? - câu hỏi của chị Thảo (Cà Mau)

Tại nơi đường sắt giao cắt đường bộ thì quyền ưu tiên sẽ thuộc về phương tiện giao thông nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 25 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định quyền ưu tiên tại nơi đường sắt giao cắt đường bộ như sau:

Đi trên đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, cầu đường bộ đi chung với đường sắt
1. Trên đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, cầu đường bộ đi chung với đường sắt, phương tiện giao thông đường sắt được quyền ưu tiên đi trước.
2. Tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt có đèn tín hiệu, rào chắn và chuông báo hiệu, khi đèn tín hiệu mầu đỏ đã bật sáng, có tiếng chuông báo hiệu, rào chắn đang dịch chuyển hoặc đã đóng, người tham gia giao thông đường bộ phải dừng lại phía phần đường của mình và cách rào chắn một khoảng cách an toàn; khi đèn tín hiệu đã tắt, rào chắn mở hết, tiếng chuông báo hiệu ngừng mới được đi qua.
3. Tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt chỉ có đèn tín hiệu hoặc chuông báo hiệu, khi đèn tín hiệu mầu đỏ đã bật sáng hoặc có tiếng chuông báo hiệu, người tham gia giao thông đường bộ phải dừng ngay lại và giữ khoảng cách tối thiểu 5 mét tính từ ray gần nhất; khi đèn tín hiệu đã tắt hoặc tiếng chuông báo hiệu ngừng mới được đi qua.
4. Tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt không có đèn tín hiệu, rào chắn và chuông báo hiệu, người tham gia giao thông đường bộ phải quan sát cả hai phía, khi thấy chắc chắn không có phương tiện đường sắt đang đi tới mới được đi qua, nếu thấy có phương tiện đường sắt đang đi tới thì phải dừng lại và giữ khoảng cách tối thiểu 5 mét tính từ ray gần nhất và chỉ khi phương tiện đường sắt đã đi qua mới được đi.
5. Khi phương tiện tham gia giao thông đường bộ bị hư hỏng tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt hoặc trong phạm vi an toàn đường sắt thì người điều khiển phương tiện phải bằng mọi cách nhanh nhất đặt báo hiệu trên đường sắt cách tối thiểu 500 mét về hai phía để báo cho người điều khiển phương tiện đường sắt và tìm cách báo cho người quản lý đường sắt, nhà ga nơi gần nhất, đồng thời phải bằng mọi biện pháp nhanh chóng đưa phương tiện ra khỏi phạm vi an toàn đường sắt.
6. Những người có mặt tại nơi phương tiện tham gia giao thông đường bộ bị hư hỏng trên đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt có trách nhiệm giúp đỡ người điều khiển phương tiện đưa phương tiện ra khỏi phạm vi an toàn đường sắt.

Theo như quy định trên, tại nơi đường bộ giao nhau cùng mới đường sắt thì quyền ưu tiên sẽ thuộc về phương tiện giao thông đương sắt.

Tại nơi đường sắt giao cắt đường bộ thì quyền ưu tiên sẽ thuộc về loại phương tiện giao thông nào?

Tại nơi đường sắt giao cắt đường bộ thì quyền ưu tiên sẽ thuộc về loại phương tiện giao thông nào? (Hình từ Internet)

Người đi bộ vượt rào chắn đường ngang khi đã đóng bị xử phạt hành chính như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 47 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:

Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về quy tắc giao thông tại đường ngang, cầu chung, hầm đường sắt
1. Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người đi bộ vượt rào chắn đường ngang, cầu chung khi chắn đang dịch chuyển hoặc đã đóng; vượt qua đường ngang khi đèn đỏ đã bật sáng; không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường hoặc hướng dẫn của nhân viên gác đường ngang, cầu chung, hầm khi đi qua đường ngang, cầu chung, hầm.

Theo như quy định trên, Người đi bộ vượt rào chắn đường ngang khi đã đóng có thể bị xử phạt hành chính từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng.

Người điều khiển xe gắn máy không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo khi đi qua đường ngang bị xử phạt hành chính như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 47 Nghị định 100/2019/NĐ-CP(Có cụm từ này bị thay thế bởi khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định như sau:

Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về quy tắc giao thông tại đường ngang, cầu chung, hầm đường sắt
1. Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người đi bộ vượt rào chắn đường ngang, cầu chung khi chắn đang dịch chuyển hoặc đã đóng; vượt qua đường ngang khi đèn đỏ đã bật sáng; không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường hoặc hướng dẫn của nhân viên gác đường ngang, cầu chung, hầm khi đi qua đường ngang, cầu chung, hầm.
2. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy, người điều khiển xe thô sơ không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường khi đi qua đường ngang, cầu chung.
3. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy, người điều khiển xe thô sơ dừng xe, đỗ xe trong phạm vi an toàn đường ngang, cầu chung; vượt rào chắn đường ngang, cầu chung khi chắn đang dịch chuyển; vượt đường ngang, cầu chung khi đèn đỏ đã bật sáng; không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của nhân viên gác đường ngang, cầu chung khi đi qua đường ngang, cầu chung.
4. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy dừng xe, đỗ xe trong phạm vi an toàn đường ngang, cầu chung; không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường khi đi qua đường ngang, cầu chung.
...

Theo như quy định trên, người điểu khiển xe gắn máy không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo khi đi qua đường ngang có thể bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng.

Giao thông đường bộ TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hồ sơ đề nghị xử lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại gồm các giấy tờ nào và ai có thẩm quyền quyết định?
Pháp luật
Văn bản đề nghị phê duyệt Đề án cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải nộp mấy bản và trình văn bản cho ai?
Pháp luật
Có phải thanh lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ khi tài sản được giao sử dụng sai mục đích không?
Pháp luật
Những trường hợp không được phép quay đầu xe mà người tham gia giao thông cần biết? Trách nhiệm của người tham gia giao thông quay đầu xe gây tai nạn?
Pháp luật
Hành vi sử dụng xe mô tô để kéo, đẩy xe mô tô khác bị hết xăng đến trạm mua xăng có được phép hay không?
Pháp luật
Người đủ 16 tuổi được điều khiển loại xe nào theo quy định mới nhất hiện nay? Người đủ 16 tuổi lái xe có dung tích xi lanh trên 50 cm3 bị phạt không?
Pháp luật
Năm 2024: Cần mang theo giấy tờ gì trong người khi lái xe? Quyền hạn của Cảnh sát giao thông trong tuần tra kiểm soát?
Pháp luật
Nghị định 119/2024 quy định về thanh toán điện tử giao thông đường bộ? Xem toàn văn Nghị định ở đâu?
Pháp luật
Có cấm dán decal trang trí xe không? Dán decal xe 'màu khăn trải bàn' làm thay đổi màu sơn của xe có bị phạt không?
Pháp luật
Tài xế không được lái xe quá 48 giờ/tuần từ 01/01/2025? Thời gian lái xe của người lái xe ô tô từ 01/01/2025 thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giao thông đường bộ
Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
13,972 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giao thông đường bộ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giao thông đường bộ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào