Tải mẫu biên bản kiểm tra hiện trường xây dựng công trình mới nhất? Nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng là công việc thực hiện ở giai đoạn nào?
Tải về mẫu biên bản kiểm tra hiện trường xây dựng công trình mới nhất?
Biên bản kiểm tra hiện trường xây dựng công trình là một văn bản ghi lại kết quả kiểm tra thực tế tại công trường xây dựng vào một thời điểm nhất định. Biên bản này thường được lập bởi các bên liên quan như chủ đầu tư, đơn vị tư vấn giám sát, nhà thầu thi công, hoặc cơ quan quản lý nhà nước nhằm xác nhận tình trạng công trình, chất lượng thi công, tiến độ thực hiện hoặc các vấn đề phát sinh.
Hiện nay, Luật Xây dựng 2014 và các văn bản có liên quan không quy định mẫu biên bản kiểm tra hiện trường xây dựng công trình là mẫu nào, tuy nhiên, đơn vị thực hiện kiểm tra hiện trường xây dựng công trình có thể tự soạn biểu mẫu hoặc tham khảo mẫu biên bản kiểm tra hiện trường xây dựng công trình sau đây:
TẢI VỀ Mẫu biên bản kiểm tra hiện trường xây dựng công trình
*Lưu ý: Mẫu biên bản kiểm tra hiện trường xây dựng công trình nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo, các cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện kiểm tra hiện trường xây dựng công trình có thể sửa đổi, bổ sung biểu mẫu sao cho phù hợp với tình hình thực tế.
Tải mẫu biên bản kiểm tra hiện trường xây dựng công trình mới nhất? Nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng là công việc thực hiện ở giai đoạn nào? (Hình từ Internet)
Nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng là công việc thực hiện ở giai đoạn nào?
Căn cứ quy định tại Điều 4 Nghị định 175/2024/NĐ-CP như sau:
Trình tự đầu tư xây dựng
1. Trình tự thực hiện đầu tư xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật Xây dựng năm 2014 được quy định cụ thể như sau:
a) Giai đoạn chuẩn bị dự án gồm các công việc: lập đề xuất chương trình, dự án sử dụng vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài (nếu có); lập, thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư để quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư (nếu có); khảo sát xây dựng phục vụ lập dự án; lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng làm cơ sở lập dự án; lập, thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng để phê duyệt dự án, quyết định đầu tư xây dựng; các công việc cần thiết khác liên quan đến chuẩn bị dự án;
b) Giai đoạn thực hiện dự án gồm các công việc: chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có); khảo sát xây dựng phục vụ thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở; lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng; cấp giấy phép xây dựng (đối với công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng); ký kết hợp đồng xây dựng; thi công xây dựng công trình; giám sát thi công xây dựng; tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành; vận hành, chạy thử; nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng; quyết toán hợp đồng xây dựng; giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng; các công việc cần thiết khác liên quan đến thực hiện dự án;
c) Giai đoạn kết thúc xây dựng gồm các công việc: quyết toán hợp đồng xây dựng, quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành, xác nhận hoàn thành công trình; bàn giao công trình đưa vào sử dụng; bảo hành công trình xây dựng, bàn giao các hồ sơ liên quan; giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng; các công việc cần thiết khác.
...
Theo đó, nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng là công việc thực hiện ở giai đoạn thực hiện dự án đầu tư.
Lưu ý:
- Trình tự thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình khẩn cấp thực hiện theo quy định tại Điều 69 Nghị định 175/2024/NĐ-CP. Trình tự thực hiện dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư có cấu phần xây dựng (sau đây gọi là dự án PPP) thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư (Khoản 2 Điều 4 Nghị định 175/2024/NĐ-CP).
- Đối với các dự án không quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 175/2024/NĐ-CP, tùy thuộc điều kiện cụ thể và yêu cầu kỹ thuật của dự án, người quyết định đầu tư quyết định trình tự thực hiện tuần tự hoặc kết hợp, đồng thời đối với các công việc quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 4 Nghị định 175/2024/NĐ-CP, phù hợp với các nội dung tại quyết định phê duyệt dự án.
- Đối với dự án thực hiện theo hình thức hợp đồng chìa khóa trao tay, trình tự đầu tư xây dựng được thực hiện phù hợp với nội dung quy định của hợp đồng.
Nghiệm thu công trình hoàn thành để đưa vào khai thác, sử dụng là bước thứ mấy trong quản lý thi công xây dựng công trình?
Để biết nghiệm thu công trình hoàn thành để đưa vào khai thác, sử dụng là bước thứ mấy trong quản lý thi công xây dựng công trình thì căn cứ Điều 11 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định về trình tự quản lý thi công xây dựng công trình như sau:
Trình tự quản lý thi công xây dựng công trình
1. Tiếp nhận mặt bằng thi công xây dựng; thực hiện việc quản lý công trường xây dựng.
2. Quản lý vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình xây dựng.
3. Quản lý thi công xây dựng công trình của nhà thầu.
4. Giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư, kiểm tra và nghiệm thu công việc xây dựng trong quá trình thi công xây dựng công trình.
5. Giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế trong quá trình thi công xây dựng công trình.
6. Thí nghiệm đối chứng, thử nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình và kiểm định xây dựng trong quá trình thi công xây dựng công trình.
7. Nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng, bộ phận công trình xây dựng (nếu có).
8. Nghiệm thu hạng mục công trình, công trình hoàn thành để đưa vào khai thác, sử dụng.
9. Kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có).
10. Lập và lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình.
11. Hoàn trả mặt bằng.
12. Bàn giao công trình xây dựng.
Như vậy, nghiệm thu công trình hoàn thành để đưa vào khai thác, sử dụng là bước thứ 8 trong trình tự quản lý thi công xây dựng công trình theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu biên bản kiểm tra hiện trường xây dựng công trình mới nhất? Nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng là công việc thực hiện ở giai đoạn nào?
- Báo cáo thành tích cá nhân phong trào thi đua quyết thắng? Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân phong trào thi đua quyết thắng?
- Giấy phép xe tập lái có hiệu lực bao lâu? Giấy phép xe tập lái bị thu hồi trong trường hợp nào?
- Mẫu kế hoạch kiểm tra chi tiết hoạt động đấu thầu mẫu số 4.1B theo Thông tư 23/2024/TT-BKHĐT thay thế Thông tư 07?
- Nhà thầu nước ngoài thực hiện hoạt động xây dựng tại Việt Nam cần phải mua những loại bảo hiểm nào?