Mẫu kế hoạch kiểm tra chi tiết hoạt động đấu thầu mẫu số 4.1B theo Thông tư 23/2024/TT-BKHĐT thay thế Thông tư 07?
Mẫu kế hoạch kiểm tra chi tiết hoạt động đấu thầu mẫu số 4.1B theo Thông tư 23/2024/TT-BKHĐT thay thế Thông tư 07?
Căn cứ tại điểm b khoản 4 Điều 2 Thông tư 23/2024/TT-BKHĐT quy định về mẫu kế hoạch kiểm tra chi tiết hoạt động đấu thầu mẫu số 4.1B như sau:
Áp dụng Mẫu và Phụ lục
...
4. Mẫu kiểm tra hoạt động đấu thầu:
...
b) Mẫu số 4.1B sử dụng để lập Kế hoạch kiểm tra chi tiết;
Như vậy, Mẫu kế hoạch kiểm tra chi tiết hoạt động đấu thầu mẫu số 4.1B theo Thông tư 23/2024/TT-BKHĐT thay thế Thông tư 07/2024/TT-BKHĐT như sau:
[TÊN ĐOÀN KIỂM TRA[1]] | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
…., ngày …tháng …năm… |
KẾ HOẠCH KIỂM TRA CHI TIẾT[2]
I. CĂN CỨ THỰC HIỆN KIỂM TRA
Nêu các căn cứ để thực hiện kiểm tra.
II. NỘI DUNG
1. Đơn vị được kiểm tra
Danh sách các đơn vị dự kiến được kiểm tra nêu tại Biểu số 1 đính kèm Kế hoạch này.
2. Mục đích của cuộc kiểm tra
Ghi rõ mục đích của cuộc kiểm tra.
3. Nội dung và phạm vi kiểm tra
Việc kiểm tra bao gồm một hoặc một số nội dung nêu tại mục 3.1 hoặc 3.2 dưới đây, có thể sửa đổi các nội dung này hoặc bổ sung các nội dung khác (nếu cần thiết) cho phù hợp với mục đích của cuộc kiểm tra.
3.1. Về tình hình chung thực hiện hoạt động đấu thầu
a) Tình hình ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện công tác đấu thầu kể từ năm … đến năm …
b) Tình hình thực hiện công tác kiểm tra về đấu thầu từ năm … đến năm …
c) Tình hình triển khai thực hiện lựa chọn nhà thầu không qua mạng và qua mạng từ năm … đến năm …
d)Về kiến nghị và xử lý kiến nghị trong đấu thầu từ năm … đến năm …
đ) Về đội ngũ cán bộ, chuyên gia làm công tác đấu thầu
e) Việc giám sát thường xuyên hoạt động đấu thầu của cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu từ năm … đến năm …
g) Các nội dung khác (nếu có).
3.2. Về tình hình thực hiện hoạt động lựa chọn nhà thầu các gói thầu thuộc dự án/dự toán mua sắm được kiểm tra
Căn cứ tình hình thực tế, Trưởng Đoàn kiểm tra sẽ quyết định số lượng gói thầu thuộc dự án/dự toán mua sắm được kiểm tra đảm bảo phù hợp với mục đích của cuộc kiểm tra. Các nội dung kiểm tra bao gồm:
- Việc lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu, kế hoạch lựa chọn nhà thầu;
- Việc lập, thẩm định, phê duyệt/điều chỉnh hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
- Về quy trình, thủ tục trong quá trình lựa chọn nhà thầu;
- Về đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; thẩm định, phê duyệt kết quả đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, kết quả lựa chọn nhà thầu;
- Về hợp đồng;
- Việc đăng tải thông tin trong đấu thầu lựa chọn nhà thầu;
- Các nội dung khác (nếu cần thiết).
Xem chi tiết...
Mẫu kế hoạch kiểm tra chi tiết hoạt động đấu thầu |
*Trên đây là mẫu kế hoạch kiểm tra chi tiết hoạt động đấu thầu mẫu số 4.1B theo Thông tư 23/2024/TT-BKHĐT thay thế Thông tư 07/2024/TT-BKHĐT!
[1] Trường hợp cuộc kiểm tra có nội dung phức tạp, liên quan đến nhiều đơn vị được kiểm tra theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 121 của Nghị định số 24/2024/NĐ-CP thì thay tên Đoàn kiểm tra bằng tên Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra.
[2] Trường hợp chỉ thực hiện kiểm tra hoạt động lựa chọn nhà thầu thì không yêu cầu các nội dung liên quan đến lựa chọn nhà đầu tư. Trường hợp chỉ thực hiện kiểm tra hoạt động lựa chọn nhà đầu tư thì không yêu cầu các nội dung liên quan đến lựa chọn nhà thầu.
Mẫu kế hoạch kiểm tra chi tiết hoạt động đấu thầu mẫu số 4.1B theo Thông tư 23/2024/TT-BKHĐT thay thế Thông tư 07? (Hình ảnh Internet)
Thông tin về đấu thầu bao gồm những gì?
Căn cứ Điều 7 Luật Đấu thầu 2023 quy định thông tin về đấu thầu như sau:
- Thông tin về lựa chọn nhà thầu bao gồm:
+ Thông tin về dự án, kế hoạch lựa chọn nhà thầu;
+ Thông báo mời quan tâm, thông báo mời sơ tuyển;
+ Thông báo mời thầu;
+ Danh sách ngắn;
+ Hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu và các nội dung sửa đổi, làm rõ hồ sơ (nếu có);
+ Kết quả mở thầu đối với đấu thầu qua mạng;
+ Kết quả lựa chọn nhà thầu;
+ Thông tin chủ yếu của hợp đồng;
+ Thông tin xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu;
+ Thông tin về kết quả thực hiện hợp đồng của nhà thầu;
+ Thông tin khác có liên quan.
- Thông tin về lựa chọn nhà đầu tư bao gồm:
+ Thông tin về dự án đầu tư kinh doanh theo quy định tại khoản 2 Điều 47 của Luật Đấu thầu 2023;
+ Thông báo mời quan tâm, hồ sơ mời quan tâm; kết quả mời quan tâm;
+ Thông báo mời thầu, hồ sơ mời thầu và các nội dung sửa đổi, làm rõ hồ sơ (nếu có);
+ Kết quả lựa chọn nhà đầu tư;
+ Thông tin chủ yếu của hợp đồng;
+ Thông tin xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu;
+ Thông tin khác có liên quan.
Lưu ý: Các thông tin quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được đăng tải trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, trừ dự án, dự án đầu tư kinh doanh, gói thầu có chứa thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước. (khoản 3 Điều 7 Luật Đấu thầu 2023).
Nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu được quy định gồm những gì?
Căn cứ Điều 39 Luật Đấu thầu 2023 được sửa đổi bởi khoản 21 Điều 4 Luật sửa đổi Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu 2024 quy định nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu như sau:
(1) Tên gói thầu:
Tên gói thầu thể hiện tính chất, nội dung và phạm vi công việc của gói thầu. Trường hợp gói thầu gồm nhiều phần riêng biệt, kế hoạch lựa chọn nhà thầu cần nêu tên thể hiện nội dung cơ bản của từng phần.
(2) Giá gói thầu:
+ Giá gói thầu là giá trị của gói thầu được phê duyệt trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Giá gói thầu bao gồm toàn bộ chi phí để thực hiện gói thầu, kể cả chi phí dự phòng, phí, lệ phí và thuế. Giá gói thầu được cập nhật trong thời hạn 28 ngày trước ngày mở thầu nếu cần thiết;
+ Đối với gói thầu chia phần thì ghi rõ giá gói thầu và giá ước tính cho từng phần trong giá gói thầu;
+ Đối với gói thầu áp dụng tùy chọn mua thêm quy định tại khoản 8 Điều 39 Luật Đấu thầu 2023, giá gói thầu không bao gồm giá trị của tùy chọn mua thêm.
Chính phủ quy định chi tiết về nội dung giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu.
(3) Nguồn vốn:
Đối với mỗi gói thầu phải nêu rõ nguồn vốn đã được xác định hoặc phê duyệt. Trường hợp sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài thì phải ghi rõ tên nhà tài trợ và cơ cấu nguồn vốn, bao gồm vốn tài trợ, vốn đối ứng trong nước. Đối với dự toán mua sắm, trường hợp gói thầu có thời gian thực hiện dài hơn 01 năm, nguồn vốn có thể được xác định trên cơ sở dự toán mua sắm của năm ngân sách và dự kiến dự toán mua sắm của các năm ngân sách tiếp theo.
(4) Hình thức và phương thức lựa chọn nhà thầu:
+ Đối với mỗi gói thầu phải xác định cụ thể hình thức và phương thức lựa chọn nhà thầu; lựa chọn nhà thầu trong nước hoặc quốc tế; áp dụng hoặc không áp dụng lựa chọn nhà thầu qua mạng;
+ Đối với dự án áp dụng kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu, ghi theo nội dung phù hợp với kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu.
(5) Thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu:
Kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải nêu rõ thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu và thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu. Thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu được tính từ khi phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, được ghi rõ theo tháng hoặc quý trong năm. Trường hợp đấu thầu rộng rãi có áp dụng thủ tục lựa chọn danh sách ngắn, thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu được tính từ khi phát hành hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển.
(6) Loại hợp đồng:
+ Kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải xác định cụ thể loại hợp đồng theo quy định tại Điều 64 Luật Đấu thầu 2023 để làm căn cứ lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; ký kết hợp đồng;
+ Đối với dự án áp dụng kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu, ghi theo nội dung phù hợp với kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu.
(7) Thời gian thực hiện gói thầu:
Thời gian thực hiện gói thầu được tính từ ngày hợp đồng có hiệu lực đến ngày nghiệm thu hoàn thành công trình, hàng hóa (bao gồm cả dịch vụ liên quan, nếu có), dịch vụ phi tư vấn, tư vấn. Thời gian thực hiện gói thầu được tính theo số ngày, số tuần, số tháng hoặc số năm, không bao gồm thời gian hoàn thành nghĩa vụ bảo hành, thời gian giám sát tác giả đối với gói thầu tư vấn (nếu có).
- Tùy chọn mua thêm (nếu có):
+ Tùy chọn mua thêm là khả năng chủ đầu tư mua bổ sung hàng hóa, dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn của gói thầu ngoài khối lượng nêu trong hợp đồng;
+ Trường hợp gói thầu áp dụng tùy chọn mua thêm, kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải ghi rõ khối lượng, số lượng, giá trị ước tính của phần tùy chọn mua thêm;
+ Tùy chọn mua thêm được thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện: nhà thầu đã trúng thầu thông qua đấu thầu rộng rãi, đàm phán giá; khối lượng mua thêm không vượt 30% của khối lượng hạng mục tương ứng nêu trong hợp đồng; có dự toán được phê duyệt đối với khối lượng mua thêm; đơn giá của hàng hóa, dịch vụ mua thêm không được vượt đơn giá của các hàng hóa, dịch vụ tương ứng trong hợp đồng; chỉ áp dụng trong thời gian có hiệu lực của hợp đồng.
(8) Giám sát hoạt động đấu thầu (nếu có).
Như vậy, kế hoạch lựa chọn nhà thầu gồm có 9 nội dung gồm: tên gói thầu, giá gói thầu, nguồn vốn, hình thức và phương thức lựa chọn nhà thầu, thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu, loại hợp đồng, thời gian thực hiện gói thầu, tùy chọn mua thêm (nếu có) và nội dung giám sát hoạt động đấu thầu (nếu có).
Lưu ý: Thông tư 23/2024/TT-BKHĐT có hiệu lực thi hành từ 1/3/2025.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu nước ngoài thực hiện hoạt động xây dựng tại Việt Nam cần phải mua những loại bảo hiểm nào?
- Kế hoạch Đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ 25 30? Mẫu kế hoạch tổ chức Đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ 25 30?
- Mẫu báo cáo kê khai và đề xuất phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất theo Nghị định 03/2025 ra sao?
- Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định phải có sức chứa như thế nào? Có phải lắp thiết bị giám sát hành trình không?
- Tải mẫu quy trình sát hạch lái xe các hạng B, C1, C, D1, D2 và D mới nhất? Tiêu chuẩn kỹ thuật sân tập lái dùng để sát hạch lái xe?