Tài khoản bảo hiểm hưu trí tạm thời đóng khi nào? Trong thời gian tạm thời đóng tài khoản bảo hiểm hưu trí cần phải chú ý điều gì?
Tài khoản bảo hiểm hưu trí tạm thời đóng khi nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Thông tư 115/2013/TT-BTC định nghĩa bảo hiểm hưu trí như sau:
Bảo hiểm hưu trí là sản phẩm bảo hiểm nhân thọ do doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện nhằm cung cấp thu nhập bổ sung cho người được bảo hiểm khi hết tuổi lao động.
Căn cứ theo quy định khoản 1 Điều 121 Nghị định 46/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Tạm thời đóng tài khoản bảo hiểm hưu trí
1. Bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có thể thỏa thuận về việc tạm thời đóng tài khoản bảo hiểm hưu trí trong trường hợp không có khả năng đóng phí bảo hiểm.
Theo như quy định trên, tài khoản bảo hiểm hưu trí tạm thời đóng trong trường hợp không có khả năng đóng phí bảo hiểm, bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có thể thỏa thuận về việc tạm thời đóng tài khoản bảo hiểm hưu trí.
Tài khoản bảo hiểm hưu trí tạm thời đóng khi nào? Trong thời gian tạm thời đóng tài khoản bảo hiểm hưu trí cần phải chú ý điều gì?
Trong thời gian tạm thời đóng tài khoản bảo hiểm hưu trí cần phải chú ý điều gì?
Căn cứ tại quy định tại khoản 2 Điều 121 Nghị định 46/2023/NĐ-CP quy định những điều cần lưu ý trong thời gian tạm thời đóng tài khoản bảo hiểm hưu trí như sau:
- Doanh nghiệp bảo hiểm không được phép tính bất kỳ khoản phí nào cho bên mua bảo hiểm.
- Doanh nghiệp bảo hiểm không có nghĩa vụ chi trả quyền lợi bảo hiểm trong thời gian tạm đóng tài khoản hưu trí
Trừ trường hợp chi trả quyền lợi hưu trí định kỳ khi người được bảo hiểm đạt đến độ tuổi nhất định hoặc chi trả toàn bộ giá trị tài khoản bảo hiểm hưu trí tích lũy đến thời điểm người được bảo hiểm tử vong hoặc thương tật toàn bộ vĩnh viễn.
Người được bảo hiểm được quyền yêu cầu rút trước bảo hiểm hưu trí trong các trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 118 Nghị định 46/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Tài khoản bảo hiểm hưu trí
1. Tài khoản bảo hiểm hưu trí là tập hợp các khoản phí bảo hiểm đã đóng sau khi trừ đi phí ban đầu, được doanh nghiệp bảo hiểm mở, theo dõi và quản lý tách bạch cho từng người được bảo hiểm.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm phải cam kết lãi suất đầu tư tối thiểu của tài khoản bảo hiểm hưu trí tại hợp đồng bảo hiểm. Cuối mỗi năm tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm công bố lãi suất đầu tư và giá trị tài khoản tích luỹ đến thời điểm đó. Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm sử dụng tài sản của quỹ chủ sở hữu để bù đắp cho từng tài khoản bảo hiểm hưu trí phần thâm hụt so với lãi suất đã cam kết. Trường hợp hợp đồng bảo hiểm có thỏa thuận về việc tích lũy các quyền lợi bảo hiểm vào giá trị tài khoản bảo hiểm hưu trí, phần quyền lợi này vẫn được tính lãi tích lũy theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 115 Nghị định này.
3. Người được bảo hiểm không được rút trước hạn tài khoản bảo hiểm hưu trí khi chưa đạt đến độ tuổi nhất định theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm, trừ trường hợp quy định tại Điều 119 Nghị định này.
Theo như quy định trên, người được bảo hiểm không được rút trước hạn tài khoản bảo hiểm hưu trí khi chưa đạt đến độ tuổi nhất định theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm.
Tuy nhiên, người được bảo hiểm được rút trước hạn tài khoản bảo hiểm hưu trí trong các trường hợp được căn cứ tại Điều 119 Nghị định 46/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Rút trước tài khoản bảo hiểm hưu trí
Người được bảo hiểm được quyền yêu cầu rút trước và doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm trả một phần hoặc toàn bộ giá trị tài khoản bảo hiểm hưu trí trong các trường hợp sau đây:
1. Người được bảo hiểm bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Người được bảo hiểm mắc bệnh hiểm nghèo theo quy định của pháp luật.
3. Người được bảo hiểm là công dân Việt Nam được cơ quan có thẩm quyền cho phép định cư hợp pháp tại nước ngoài.
4. Người được bảo hiểm được rút trước tài khoản hưu trí để thanh toán các khoản vay (trừ các khoản vay tiêu dùng) của cá nhân tại ngân hàng với điều kiện hợp đồng vay phải có hiệu lực ít nhất 24 tháng trước khi được rút tài khoản hưu trí.
Theo như quy định trên, có 4 trường hợp được rút trước tài khoản bảo hiểm hưu trí như sau:
(1) Người được bảo hiểm bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên theo quy định của pháp luật hiện hành.
(2) Người được bảo hiểm mắc bệnh hiểm nghèo theo quy định của pháp luật.
(3) Người được bảo hiểm là công dân Việt Nam được cơ quan có thẩm quyền cho phép định cư hợp pháp tại nước ngoài.
(4) Người được bảo hiểm được rút trước tài khoản hưu trí để thanh toán các khoản vay (trừ các khoản vay tiêu dùng) của cá nhân tại ngân hàng với điều kiện hợp đồng vay phải có hiệu lực ít nhất 24 tháng trước khi được rút tài khoản hưu trí.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?