Tại cửa khẩu đường hàng không hiện nay dòng lưu chuyển hành khách được bố trí, thực hiện thế nào?
Có các khu vực nào tại khu vực tại cửa khẩu đường hàng không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 93/2022/NĐ-CP có nêu phạm vi khu vực cửa khẩu đường hàng không bao gồm các khu vực thực hiện việc xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh của người, phương tiện, xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh của hàng hóa, có ranh giới rõ ràng, được đặt biển báo theo quy định, bao gồm:
(1) Khu vực nhà ga hành khách: khu vực thực hiện thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh của người, phương tiện vận tải; khu vực thực hiện thủ tục hải quan; khu vực đảo hành lý; khu vực kho lưu giữ hàng hóa, hành lý ký gửi, hành lý thất lạc;
(2) Khu vực nhà ga hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; kho hàng hóa xuất khẩu; kho hàng hóa nhập khẩu;
(3) Khu vực sân đỗ tàu bay: khu vực tàu bay xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; khu vực xếp dỡ, chuyển tải, khu vực bãi chứa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh;
(4) Khu vực khác liên quan hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh của người; xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, phương tiện vận tải trong trường hợp chuyến bay quốc tế được cấp phép đến địa điểm không phải cảng hàng không.
Tại cửa khẩu đường hàng không hiện nay dòng lưu chuyển hành khách được bố trí, thực hiện thế nào? (Hình từ Internet)
Tại cửa khẩu đường hàng không hiện nay dòng lưu chuyển hành khách được bố trí, thực hiện thế nào?
Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 93/2022/NĐ-CP quy định:
Dòng lưu chuyển hành khách, hàng hóa, hành lý của hành khách tại cửa khẩu đường hàng không
1. Dòng lưu chuyển hành khách:
a) Đối với hành khách nhập cảnh, hành khách khi xuống tàu bay thực hiện lần lượt theo trình tự thủ tục kiểm dịch y tế, kiểm dịch động vật, thực vật mang theo (nếu có), thủ tục kiểm soát nhập cảnh, thủ tục hải quan;
b) Đối với hành khách xuất cảnh, hành khách thực hiện lần lượt theo trình tự thủ tục hàng không, thủ tục kiểm soát xuất cảnh, thủ tục hải quan và soi chiếu an ninh hàng không;
c) Đối với hành khách quá cảnh, hành khách khi xuống tàu bay thực hiện lần lượt theo trình tự thủ tục kiểm dịch, kiểm tra soi chiếu an ninh hàng không;
d) Trong thời điểm xảy ra dịch bệnh, dòng lưu chuyển hành khách có thể được điều chỉnh theo các quy định phòng, chống bệnh truyền nhiễm của Bộ Y tế.
2. Dòng lưu chuyển hàng hóa, hành lý của hành khách:
a) Đối với hàng hóa nhập khẩu, hành lý của hành khách nhập cảnh không đi cùng hành khách khi xuống tàu bay, thực hiện lần lượt theo trình tự thủ tục kiểm dịch (y tế, động vật, thực vật), thủ tục hải quan;
b) Đối với hàng hóa xuất khẩu, hành lý của hành khách xuất cảnh không đi cùng hành khách, thực hiện lần lượt theo trình tự thủ tục kiểm dịch (y tế, động vật, thực vật), thủ tục hải quan và soi chiếu an ninh hàng không.
Theo đó dòng lưu chuyển hành khách tại khu vực cửa khẩu đường hàng không được thực hiện như sau:
- Đối với hành khách nhập cảnh, hành khách khi xuống tàu bay thực hiện lần lượt theo trình tự thủ tục kiểm dịch y tế, kiểm dịch động vật, thực vật mang theo (nếu có), thủ tục kiểm soát nhập cảnh, thủ tục hải quan;
- Đối với hành khách xuất cảnh, hành khách thực hiện lần lượt theo trình tự thủ tục hàng không, thủ tục kiểm soát xuất cảnh, thủ tục hải quan và soi chiếu an ninh hàng không;
- Đối với hành khách quá cảnh, hành khách khi xuống tàu bay thực hiện lần lượt theo trình tự thủ tục kiểm dịch, kiểm tra soi chiếu an ninh hàng không;
- Trong thời điểm xảy ra dịch bệnh, dòng lưu chuyển hành khách có thể được điều chỉnh theo các quy định phòng, chống bệnh truyền nhiễm của Bộ Y tế.
Công an cửa khẩu có phải cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu đường hàng không hay không?
Theo Điều 3 Nghị định 93/2022/NĐ-CP có nêu nội dung như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Cửa khẩu đường hàng không là nơi thực hiện việc xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, xuất khẩu, nhập khẩu thuộc cảng hàng không, sân bay, được cơ quan có thẩm quyền cho phép khai thác chuyến bay quốc tế theo Luật Hàng không dân dụng Việt Nam.
2. Công an cửa khẩu là đơn vị chuyên trách thuộc Bộ Công an thực hiện nhiệm vụ kiểm soát xuất nhập cảnh, quản lý, bảo đảm an ninh, trật tự tại cửa khẩu đường hàng không theo quy định của pháp luật.
3. Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu đường hàng không bao gồm Cảng vụ hàng không, Công an cửa khẩu, cơ quan Hải quan, cơ quan Kiểm dịch y tế biên giới, cơ quan Kiểm dịch động vật, thực vật.
4. Khu vực cách ly xuất nhập cảnh là khu vực thuộc cửa khẩu đường hàng không, dành cho người đã hoàn thành thủ tục xuất cảnh nhưng chưa lên tàu bay và người đã rời tàu bay nhưng chưa hoàn thành thủ tục nhập cảnh.
Như vậy Công an cửa khẩu là đơn vị chuyên trách thuộc Bộ Công an thực hiện nhiệm vụ kiểm soát xuất nhập cảnh, quản lý, bảo đảm an ninh, trật tự tại cửa khẩu đường hàng không theo quy định của pháp luật.
Đồng thời Công an cửa khẩu cũng là một trong những cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu đường hàng không.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở kinh doanh tuyển người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự cần phải không thuộc những trường hợp nào?
- Xe ô tô chở khách trên 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu về hành trình tối thiểu 1 năm từ 1/1/2025 đúng không?
- Ai có quyền yêu cầu người có thông tin liên quan đến hành vi trốn thuế cung cấp thông tin theo quy định?
- Người có trách nhiệm chăm sóc lại ép buộc trẻ em xem phim 18+ trình diễn khiêu dâm bị phạt mấy năm tù?
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?