Cửa khẩu đường hàng không được chia thành những khu vực nào? Dòng lưu chuyển tại cửa khẩu đường hàng không được quy định thế nào?
Cửa khẩu đường hàng không được chia thành những khu vực nào?
Tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 93/2022/NĐ-CP đã đưa ra khái niệm về cửa khẩu đường hàng không như sau:
- Cửa khẩu đường hàng không là nơi thực hiện việc xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, xuất khẩu, nhập khẩu thuộc cảng hàng không, sân bay, được cơ quan có thẩm quyền cho phép khai thác chuyến bay quốc tế theo Luật Hàng không dân dụng Việt Nam.
Theo như Điều 4 Nghị đinh 93/2022/NĐ-CP thì cửa khẩu đường hàng không được chia thành những khu vực như sau:
Phạm vi các khu vực tại cửa khẩu đường hàng không
1. Phạm vi khu vực cửa khẩu đường hàng không bao gồm các khu vực thực hiện việc xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh của người, phương tiện, xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh của hàng hóa, có ranh giới rõ ràng, được đặt biển báo theo quy định, bao gồm:
a) Khu vực nhà ga hành khách: khu vực thực hiện thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh của người, phương tiện vận tải; khu vực thực hiện thủ tục hải quan; khu vực đảo hành lý; khu vực kho lưu giữ hàng hóa, hành lý ký gửi, hành lý thất lạc;
b) Khu vực nhà ga hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; kho hàng hóa xuất khẩu; kho hàng hóa nhập khẩu;
c) Khu vực sân đỗ tàu bay: khu vực tàu bay xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; khu vực xếp dỡ, chuyển tải, khu vực bãi chứa hàng hóa xuất khẩu, nhập khâu, quá cảnh;
d) Khu vực khác liên quan hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh của người; xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, phương tiện vận tải trong trường hợp chuyến bay quốc tế được cấp phép đến địa điểm không phải cảng hàng không.
2. Phạm vi khu vực cách ly xuất nhập cảnh nằm trong khu vực cửa khẩu đường hàng không được tính từ bục kiểm soát xuất cảnh đến cửa tàu bay và từ cửa tàu bay đến bục kiểm soát nhập cảnh. Trường hợp tàu bay đỗ tại sân đỗ, không gian phía trong phương tiện vận chuyển hành khách từ cửa khởi hành đến cửa lên tàu bay xuất cảnh và từ cửa xuống tàu bay nhập cảnh đến cửa vào khu vực làm thủ tục nhập cảnh được coi là khu vực cách ly xuất nhập cảnh.
3. Phạm vi các khu vực cửa khẩu quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này được đặt biển báo theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Theo đó, cửa khẩu đường hàng không sẽ gồm có những khu vực sau đây:
- Khu vực nhà ga hành khách
- Khu vực nhà ga hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; kho hàng hóa xuất khẩu; kho hàng hóa nhập khẩu;
- Khu vực sân đỗ tàu bay
- khu vực cách ly xuất nhập cảnh.
Cửa khẩu đường hàng không được chia thành những khu vực nào? Dòng lưu chuyển tại cửa khẩu đường hàng không được quy định thế nào? (Hình từ Internet)
Dòng lưu chuyển hành khách tại cửa khẩu đường hàng không được thực hiện thế nào?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 5 Nghị định 93/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Dòng lưu chuyển hành khách, hàng hóa, hành lý của hành khách tại cửa khẩu đường hàng không
1. Dòng lưu chuyển hành khách:
a) Đối với hành khách nhập cảnh, hành khách khi xuống tàu bay thực hiện lần lượt theo trình tự thủ tục kiểm dịch y tế, kiểm dịch động vật, thực vật mang theo (nếu có), thủ tục kiểm soát nhập cảnh, thủ tục hải quan;
b) Đối với hành khách xuất cảnh, hành khách thực hiện lần lượt theo trình tự thủ tục hàng không, thủ tục kiểm soát xuất cảnh, thủ tục hải quan và soi chiếu an ninh hàng không;
c) Đối với hành khách quá cảnh, hành khách khi xuống tàu bay thực hiện lần lượt theo trình tự thủ tục kiểm dịch, kiểm tra soi chiếu an ninh hàng không;
d) Trong thời điểm xảy ra dịch bệnh, dòng lưu chuyển hành khách có thể được điều chỉnh theo các quy định phòng, chống bệnh truyền nhiễm của Bộ Y tế.
Theo như quy định trên thì dòng lưu chuyển đối với hành khách nhập cảnh thực hiện theo thứ tự kiểm dịch y tế rồi đến kiểm dịch động thực vật mang theo và sau cùng là kiểm soát nhập cảnh, thủ tục hải quan.
Đối với hành khách xuất cảnh thì dòng lưu chuyển được thực hiện theo trình tự từ thủ tục kiểm soát xuất cảnh đến thủ tục hải quan và sau cùng là soi chiếu an ninh hành không.
Đối với trường hợp hành khách quá cảnh thì thực hiện theo thứ tự thủ tục kiểm dịch và sau cùng là kiểm tra soi chiếu an ninh hàng không.
Dòng lưu chuyển hàng hóa, hành lý của khách hàng được thực hiện thế nào?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 5 Nghị định 93/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Dòng lưu chuyển hành khách, hàng hóa, hành lý của hành khách tại cửa khẩu đường hàng không
...
2. Dòng lưu chuyển hàng hóa, hành lý của hành khách:
a) Đối với hàng hóa nhập khẩu, hành lý của hành khách nhập cảnh không đi cùng hành khách khi xuống tàu bay, thực hiện lần lượt theo trình tự thủ tục kiểm dịch (y tế, động vật, thực vật), thủ tục hải quan;
b) Đối với hàng hóa xuất khẩu, hành lý của hành khách xuất cảnh không đi cùng hành khách, thực hiện lần lượt theo trình tự thủ tục kiểm dịch (y tế, động vật, thực vật), thủ tục hải quan và soi chiếu an ninh hàng không.
Theo đó, dòng lưu chuyển đối với hàng hóa nhập khẩu, hành lý của hành khách nhập cảnh được thực hiện theo thứ tự kiểm dịch y tế, động thực vật rồi đến thủ tục hải quan.
Đối với hàng hóa xuất khẩu, hành lý của hành khách xuất cảnh thì dòng lưu chuyển thực hiện theo trình tự kiểm dịch y tế, động vật rồi đến thủ tục hải quan và sau cùng là soi chiếu an ninh hàng không.
Nghị định 93/2022/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 22/12/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?
- Mẫu tổng hợp số liệu về đánh giá xếp loại chất lượng đơn vị và công chức, viên chức, người lao động theo Quyết định 3086?
- Việc thông báo lưu trú có phải ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú không? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng như thế nào?