Tác giả sáng kiến được hiểu như thế nào? Tác giả sáng kiến có quyền hạn gì đối với sáng kiến đã được công nhận?
Tác giả sáng kiến được hiểu như thế nào?
Tác giả sáng kiến được giải thích tại khoản 5 Điều 2 Điều lệ sáng kiến ban hành kèm theo Nghị định 13/2012/NĐ-CP thì tác giả sáng kiến là người trực tiếp tạo ra sáng kiến bằng chính lao động sáng tạo của mình. Đồng tác giả sáng kiến là những tác giả cùng nhau tạo ra sáng kiến.
Tác giả sáng kiến được hiểu như thế nào? Tác giả sáng kiến có quyền hạn gì đối với sáng kiến đã được công nhận? (Hình từ Internet)
Đơn yêu cầu công nhận sáng kiến của tác giả sáng kiến gồm các nội dung nào?
Đơn yêu cầu công nhận sáng kiến của tác giả sáng kiến gồm các nội dung được quy định tại khoản 3 Điều 5 Điều lệ sáng kiến ban hành kèm theo Nghị định 13/2012/NĐ-CP như sau:
Yêu cầu công nhận sáng kiến
1. Tác giả sáng kiến có thể yêu cầu công nhận sáng kiến tại các cơ sở sau đây:
a) Tại cơ sở là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến;
b) Tại cơ sở được tác giả sáng kiến chuyển giao sáng kiến theo thỏa thuận giữa hai bên, với điều kiện chủ đầu tư tạo ra sáng kiến từ chối công nhận sáng kiến và không có thỏa thuận khác với tác giả sáng kiến;
c) Tại cơ sở được tác giả sáng kiến chuyển giao sáng kiến theo thỏa thuận giữa hai bên, trong trường hợp tác giả sáng kiến đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến.
2. Đối với giải pháp đã được áp dụng, thời hiệu thực hiện quyền yêu cầu công nhận sáng kiến là 01 năm kể từ ngày sáng kiến được đưa vào áp dụng lần đầu.
3. Đơn yêu cầu công nhận sáng kiến bao gồm các nội dung sau đây:
a) Tên cơ sở được yêu cầu công nhận sáng kiến;
b) Tác giả sáng kiến, hoặc các đồng tác giả sáng kiến (nếu có) và tỷ lệ đóng góp của từng đồng tác giả;
c) Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến;
d) Tên sáng kiến; lĩnh vực áp dụng; mô tả bản chất của sáng kiến, trong đó chỉ rõ những thông tin cần được bảo mật (nếu có);
đ) Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến;
e) Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có);
g) Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã áp dụng sáng kiến (nếu có) và theo ý kiến của tác giả sáng kiến.
Như vậy, theo quy định trên thì đơn yêu cầu công nhận sáng kiến của tác giả sáng kiến gồm các nội dung sau:
- Tên cơ sở được yêu cầu công nhận sáng kiến;
- Tác giả sáng kiến, hoặc các đồng tác giả sáng kiến (nếu có) và tỷ lệ đóng góp của từng đồng tác giả;
- Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến;
- Tên sáng kiến; lĩnh vực áp dụng; mô tả bản chất của sáng kiến, trong đó chỉ rõ những thông tin cần được bảo mật (nếu có);
- Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến;
- Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có);
- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã áp dụng sáng kiến (nếu có) và theo ý kiến của tác giả sáng kiến.
Tác giả sáng kiến có quyền hạn gì đối với sáng kiến đã được công nhận?
Tác giả sáng kiến có quyền hạn gì đối với sáng kiến đã được công nhận, thì theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Điều lệ sáng kiến ban hành kèm theo Nghị định 13/2012/NĐ-CP như sau:
Quyền của chủ đầu tư tạo ra sáng kiến, tác giả sáng kiến và người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu
1. Đối với sáng kiến đã được công nhận, chủ đầu tư tạo ra sáng kiến có các quyền sau đây:
a) Áp dụng sáng kiến;
b) Chuyển giao sáng kiến cho tổ chức, cá nhân khác áp dụng theo quy định của pháp luật.
2. Đối với sáng kiến đã được công nhận, tác giả sáng kiến có các quyền sau đây:
a) Được ghi nhận là tác giả sáng kiến trong Giấy chứng nhận sáng kiến và được nêu danh tác giả sáng kiến khi sáng kiến được phổ biến, giới thiệu;
b) Nhận thù lao theo quy định tại Điều 10;
c) Hưởng các chế độ khuyến khích khác theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng và pháp luật về khoa học và công nghệ;
d) Áp dụng và chuyển giao sáng kiến cho tổ chức, cá nhân khác, trừ trường hợp sáng kiến là đối tượng thuộc quyền sở hữu trí tuệ của chủ đầu tư tạo ra sáng kiến và trường hợp giữa tác giả sáng kiến và chủ đầu tư tạo ra sáng kiến có thỏa thuận khác;
đ) Các quyền quy định tại khoản 1 Điều này, trong trường hợp tác giả sáng kiến đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến.
3. Đối với sáng kiến đã được công nhận, người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu có quyền nhận thù lao theo quy định tại Điều 10.
4. Việc áp dụng, chuyển giao sáng kiến quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này không được xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đang được bảo hộ, các quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác và không được trái với quy định của pháp luật.
Theo đó, đối với sáng kiến đã được công nhận thì tác giả sáng kiến có quyền hạn sau:
- Được ghi nhận là tác giả sáng kiến trong Giấy chứng nhận sáng kiến và được nêu danh tác giả sáng kiến khi sáng kiến được phổ biến, giới thiệu;
- Nhận thù lao theo quy định tại Điều 10;
- Hưởng các chế độ khuyến khích khác theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng và pháp luật về khoa học và công nghệ;
- Áp dụng và chuyển giao sáng kiến cho tổ chức, cá nhân khác, trừ trường hợp sáng kiến là đối tượng thuộc quyền sở hữu trí tuệ của chủ đầu tư tạo ra sáng kiến và trường hợp giữa tác giả sáng kiến và chủ đầu tư tạo ra sáng kiến có thỏa thuận khác;
- Các quyền quy định tại khoản 1 Điều này, trong trường hợp tác giả sáng kiến đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Quy chế làm việc của trường Tiểu học mới nhất? Tải về file word Mẫu Quy chế làm việc của trường Tiểu học?
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) nêu quan điểm chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền thế nào?
- Mẫu bảng thanh toán tiền thưởng theo Thông tư 200 và Thông tư 133 mới nhất? Hướng dẫn ghi bảng thanh toán tiền thưởng?
- Thuế quan là gì? Quyết định và công bố lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu được quy định thế nào?
- Mẫu bản tự nhận xét đánh giá của cán bộ công chức mới nhất? Mục đích của việc đánh giá cán bộ công chức là gì?