Mua sáng kiến, sáng chế có phải là một trong các hình thức chuyển giao công nghệ hay không? Trình tự, thủ tục của việc mua sáng kiến, sáng chế được quy định như thế nào? Thời hạn giải quyết bao lâu?
Mua sáng kiến, sáng chế có phải là một trong các hình thức chuyển giao công nghệ hay không?
Theo Điều 5 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 quy định về các hình thức chuyển giao công nghệ như sau:
- Chuyển giao công nghệ độc lập.
- Phần chuyển giao công nghệ trong trường hợp sau đây:
+ Dự án đầu tư;
+ Góp vốn bằng công nghệ;
+ Nhượng quyền thương mại;
+ Chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ;
+ Mua, bán máy móc, thiết bị quy định tại điểm d khoản 1 Điều 4 của Luật này.
- Chuyển giao công nghệ bằng hình thức khác theo quy định của pháp luật.
- Việc chuyển giao công nghệ quy định tại khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều này phải được lập thành hợp đồng; việc chuyển giao công nghệ tại các điểm a, c, d và đ khoản 2 và khoản 3 Điều này được thể hiện dưới hình thức hợp đồng hoặc điều, khoản, phụ lục của hợp đồng hoặc của hồ sơ dự án đầu tư có các nội dung quy định tại Điều 23 của Luật này.
Theo đó, mua sáng kiến, sáng chế được xem như chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ nên thuộc một trong các hình thức chuyển giao công nghệ.
Mua sáng kiến, sáng chế có phải là chuyển giao công nghệ?
Giá và phương thức thanh toán của mua sáng kiến, sáng chế được thực hiện như thế nào?
Theo Điều 4 Nghị định 76/2018/NĐ-CP quy định về giá và phương thức thanh toán chuyển giao công nghệ như sau:
- Các bên tham gia hợp đồng có thể thỏa thuận thanh toán theo một hoặc một số phương thức sau đây:
+ Trả một lần hoặc nhiều lần bằng tiền hoặc hàng hóa trong đó bao gồm cả hình thức trả được tính theo từng đơn vị sản phẩm sản xuất ra từ công nghệ chuyển giao;
+ Chuyển giá trị công nghệ thành vốn góp vào dự án đầu tư hoặc vào vốn của doanh nghiệp.
Trường hợp góp vốn bằng công nghệ có sử dụng vốn nhà nước (công nghệ được tạo ra bằng vốn nhà nước hoặc sử dụng vốn nhà nước để mua công nghệ) phải thực hiện thẩm định giá công nghệ theo quy định của pháp luật;
+ Trả theo phần trăm (%) giá bán tịnh.
Giá bán tịnh được xác định bằng tổng giá bán sản phẩm, dịch vụ mà trong quá trình tạo ra sản phẩm, dịch vụ có áp dụng công nghệ được chuyển giao (tính theo hóa đơn bán hàng) trừ đi các khoản sau: Thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu (nếu có); chi phí mua bán các thành phẩm, bộ phận, chi tiết, linh kiện được nhập khẩu, mua ở trong nước; chi phí mua bao bì, chi phí đóng gói, chi phí vận chuyển sản phẩm đến nơi tiêu thụ, chi phí quảng cáo;
+ Trả theo phần trăm (%) doanh thu thuần.
Doanh thu thuần được xác định bằng doanh thu bán sản phẩm, dịch vụ được tạo ra bằng công nghệ được chuyển giao, trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu gồm chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại;
+ Trả theo phần trăm (%) lợi nhuận trước thuế.
Lợi nhuận trước thuế được xác định bằng doanh thu thuần trừ đi tổng chi phí hợp lý để sản xuất sản phẩm, dịch vụ có áp dụng công nghệ chuyển giao đã bán trên thị trường. Các bên cũng có thể thỏa thuận thanh toán theo phần trăm lợi nhuận sau thuế;
+ Kết hợp hai hoặc các phương thức quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản này hoặc các hình thức thanh toán khác bảo đảm phù hợp quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.
- Trường hợp công nghệ chuyển giao (công nghệ được tạo ra bằng vốn nhà nước hoặc sử dụng vốn nhà nước để mua công nghệ) giữa các bên mà một hoặc nhiều bên có vốn nhà nước, việc định giá thực hiện dựa trên tư vấn thẩm định giá công nghệ theo quy định của pháp luật.
- Trường hợp công nghệ chuyển giao giữa các bên có quan hệ theo mô hình công ty mẹ - công ty con và các bên có quan hệ liên kết theo quy định của pháp luật về thuế, việc kiểm toán giá thực hiện thông qua hình thức thẩm định giá công nghệ theo quy định của pháp luật khi có yêu cầu của cơ quan quản lý thuế.
Trình tự, thủ tục của việc mua sáng kiến, sáng chế được quy định như thế nào? Thời hạn giải quyết bao lâu?
Theo Điều 22 Nghị định 76/2018/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục mua sáng chế, sáng kiến như sau:
- Tổ chức, cá nhân đề nghị Nhà nước mua sáng chế, sáng kiến nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến cơ quan có thẩm quyền (01 bản giấy và 01 bản điện tử). Hồ sơ gồm:
+ Văn bản đề nghị Nhà nước mua sáng chế, sáng kiến;
+ Văn bằng bảo hộ sáng chế, giấy chứng nhận sáng kiến;
+ Tài liệu thể hiện hiệu quả áp dụng sáng chế, sáng kiến trong thực tiễn và khả năng mở rộng quy mô áp dụng;
+ Văn bản kiến nghị của cơ quan, tổ chức về sự cần thiết mua sáng chế, sáng kiến và phương án quản lý, khai thác, chuyển giao.
- Nội dung đánh giá hồ sơ đề nghị của tổ chức, cá nhân trước khi xem xét mua sáng chế, sáng kiến:
+ Hiệu lực, phạm vi bảo hộ, nội dung giải pháp của sáng chế được bảo hộ; nội dung sáng kiến được cơ quan có thẩm quyền công nhận;
+ Hiệu quả ứng dụng thực tiễn của sáng chế, sáng kiến; nhu cầu của doanh nghiệp, công chúng; điều kiện, khả năng mở rộng quy mô áp dụng sáng chế, sáng kiến;
+ Khả năng ứng dụng sáng chế, sáng kiến phục vụ lợi ích xã hội trong sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công; phục vụ quốc phòng, an ninh; bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe nhân dân;
- Thẩm quyền, trình tự xem xét, đánh giá hồ sơ thực hiện theo quy định tương ứng tại các khoản 5, 6 Điều 20 Nghị định này.
- Trách nhiệm công bố sáng chế, sáng kiến đáp ứng điều kiện xem xét mua được thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều 20 của Nghị định này.
- Phương thức mua sáng chế được thực hiện theo quy định của pháp luật về mua sắm sử dụng vốn nhà nước và pháp luật khác có liên quan.
- Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành biểu mẫu để thực hiện thủ tục quy định tại Điều này.
Như vậy, thủ tục thực hiện việc mua sáng chế - sáng kiến bạn cần thực hiện gồm các bước như sau:
Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị mua sáng chế, sáng kiến đến cơ quan có thẩm quyền nơi sáng chế, sáng kiến được ứng dụng hiệu quả ở quy mô nhỏ.
Hồ sơ bao gồm:
+ Văn bản đề nghị Nhà nước mua sáng chế, sáng kiến;
+ Văn bằng bảo hộ sáng chế, giấy chứng nhận sáng kiến;
+ Tài liệu thể hiện hiệu quả áp dụng sáng chế, sáng kiến trong thực tiễn và khả năng mở rộng quy mô áp dụng;
+ Văn bản kiến nghị của cơ quan, tổ chức về sự cần thiết mua sáng chế, sáng kiến và phương án quản lý, khai thác, chuyển giao.
Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền nơi sáng chế, sáng kiến được ứng dụng hiệu quả ở quy mô nhỏ xem xét, đánh giá hồ sơ theo trình tự sau:
+ Gửi thông báo cho tổ chức, cá nhân về kết quả xem xét hồ sơ và yêu cầu sửa đổi, bổ sung (nếu có). Trường hợp hồ sơ không đáp ứng yêu cầu phải có văn bản thông báo, nêu rõ lý do;
+ Thực hiện việc đánh giá hồ sơ thông qua hội đồng đánh giá. Hội đồng đánh giá có từ 07 đến 09 thành viên, gồm đại diện của các cơ quan quản lý và các chuyên gia trong lĩnh vực có liên quan;
+ Phê duyệt sáng chế, sáng kiến để xem xét mua.
+ Trường hợp sáng chế, sáng kiến không được phê duyệt phải có văn bản thông báo, nêu rõ lý do.
Thời hạn giải quyết:
- Gửi thông báo cho tổ chức, cá nhân về kết quả xem xét hồ sơ và yêu cầu sửa đổi, bổ sung (nếu có): 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ;
- Cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc đánh giá hồ sơ thông qua hội đồng đánh giá: 15 ngày làm việc;
- Phê duyệt sáng chế, sáng kiến để xem xét mua: 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả đánh giá hồ sơ của hội đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo kết quả thẩm định thanh lý rừng trồng là mẫu nào? Tải về mẫu báo cáo kết quả thẩm định thanh lý rừng trồng?
- Ngành quản lý tòa nhà trình độ cao đẳng là ngành gì? Ngành quản lý tòa nhà hệ cao đẳng có nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp không?
- Nhà thầu phải gửi đơn kiến nghị kết quả lựa chọn nhà thầu thông qua bộ phận thường trực đến người có thẩm quyền trong thời hạn bao lâu?
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?