Sửa đổi điều khoản trong hợp đồng chuyển giao công nghệ thông qua phụ lục hợp đồng thì có phải đăng ký lại với sở khoa học công nghệ không?
Hợp đồng chuyển giao công nghệ được giao kết và thực hiện như thế nào?
Theo Điều 22 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 quy định về giao kết và thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ như sau:
“Điều 22. Giao kết và thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ
1. Việc giao kết hợp đồng chuyển giao công nghệ phải được lập thành văn bản hoặc hình thức khác được coi là giao dịch bằng văn bản theo quy định của Bộ luật Dân sự. Văn bản hợp đồng phải được các bên ký, đóng dấu (nếu có); ký, đóng dấu giáp lai (nếu có) vào các trang của hợp đồng, phụ lục hợp đồng.
2. Ngôn ngữ trong hợp đồng chuyển giao công nghệ do các bên thỏa thuận.
3. Hợp đồng chuyển giao công nghệ được giao kết và thực hiện theo quy định của Luật này, Bộ luật Dân sự, Luật Thương mại, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Cạnh tranh và quy định khác của pháp luật có liên quan.”
Theo đó, việc giao kết hợp đồng chuyển giao công nghệ phải được lập thành văn bản hoặc hình thức khác được coi là giao dịch bằng văn bản theo quy định của Bộ luật Dân sự. Văn bản hợp đồng phải được các bên ký, đóng dấu (nếu có); ký, đóng dấu giáp lai (nếu có) vào các trang của hợp đồng, phụ lục hợp đồng. Ngôn ngữ trong hợp đồng chuyển giao công nghệ do các bên thỏa thuận.
Tải về mẫu hợp đồng chuyển giao công nghệ mới nhất 2023: Tại Đây
Sửa đổi điều khoản trong hợp đồng chuyển giao công nghệ
Sửa đổi điều khoản trong hợp đồng chuyển giao công nghệ thông qua phụ lục hợp đồng thì có phải đăng ký lại với sở khoa học công nghệ không?
Theo Điều 24 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 quy định về thời hạn thực hiện và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng chuyển giao công nghệ như sau:
“Điều 24. Thời hạn thực hiện và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng chuyển giao công nghệ
1. Thời hạn thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ do các bên thỏa thuận.
2. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng chuyển giao công nghệ do các bên thỏa thuận; trường hợp các bên không thỏa thuận về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm giao kết, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Hợp đồng chuyển giao công nghệ hạn chế chuyển giao có hiệu lực từ thời điểm được cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ.
Hợp đồng chuyển giao công nghệ thuộc trường hợp đăng ký theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 31 của Luật này có hiệu lực từ thời điểm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ; trường hợp gia hạn, sửa đổi, bổ sung thì hợp đồng gia hạn, sửa đổi, bổ sung có hiệu lực từ thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký gia hạn, sửa đổi, bổ sung chuyển giao công nghệ.”
Như vậy, theo thông tin bạn cung cấp nếu hai bên đã sửa đổi lại nội dung của hợp đồng chuyển giao này thông qua Phụ lục của hợp đồng thì Hợp đồng chuyển giao công nghệ hạn chế chuyển giao có hiệu lực từ thời điểm được cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ.
Hợp đồng chuyển giao công nghệ thuộc trường hợp đăng ký theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 31 của Luật này có hiệu lực từ thời điểm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ; trường hợp gia hạn, sửa đổi, bổ sung thì hợp đồng gia hạn, sửa đổi, bổ sung có hiệu lực từ thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký gia hạn, sửa đổi, bổ sung chuyển giao công nghệ.
Theo đó, nội dung sửa đổi chỉ xem là có hiệu lực kể từ thời điểm được Sở cấp giấy chứng nhận sửa đổi chuyển giao công nghệ. Cho nên, bạn phải làm thủ tục sửa đổi nội dung chuyển giao công nghệ.
Hồ sơ đăng ký sửa đổi nội dung chuyển giao công nghệ gồm những gì?
Theo Điều 33 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 quy định về gia hạn, sửa đổi, bổ sung nội dung chuyển giao công nghệ như sau:
- Các bên có thỏa thuận gia hạn, sửa đổi, bổ sung nội dung chuyển giao công nghệ đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký thì phải gửi hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này đến cơ quan đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký gia hạn, sửa đổi, bổ sung nội dung chuyển giao công nghệ.
- Hồ sơ đăng ký gia hạn, sửa đổi, bổ sung nội dung chuyển giao công nghệ bao gồm:
+ Văn bản đề nghị đăng ký gia hạn, sửa đổi, bổ sung nội dung chuyển giao công nghệ;
+ Bản gốc bằng tiếng Việt hoặc bản sao có chứng thực văn bản gia hạn, sửa đổi, bổ sung; trường hợp không có văn bản bằng tiếng Việt thì phải có bản dịch sang tiếng Việt và được công chứng hoặc chứng thực.
- Trình tự, thủ tục gia hạn, sửa đổi, bổ sung nội dung chuyển giao công nghệ được thực hiện theo quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều 31 của Luật này.
- Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành mẫu văn bản đề nghị gia hạn, sửa đổi, bổ sung nội dung chuyển giao công nghệ, mẫu Giấy chứng nhận đăng ký gia hạn, sửa đổi, bổ sung nội dung chuyển giao công nghệ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi ký kết hợp đồng cung cấp thiết bị lắp đặt vào công trình xây dựng cần phải tuân thủ những nguyên tắc nào?
- Quỹ tiền thưởng năm 2024 theo Nghị định 73 được tính 06 tháng để chi trả cho công chức, viên chức?
- Công ty có thể ký kết hợp đồng lao động mà không thỏa thuận về các chế độ bảo hiểm xã hội với người lao động không?
- Ai là người ký hợp đồng lao động với giám đốc công ty cổ phần? Giám đốc công ty cổ phần có quyền quyết định vấn đề nào?
- Cơ sở dữ liệu về hội được kết nối ở đâu? Thông tin trong cơ sở dữ liệu về hội bao gồm những nguồn nào?