Nội dung hợp đồng chuyển giao công nghệ có bao gồm thời hạn, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng không?
- Hợp đồng chuyển giao công nghệ phải đáp ứng điều kiện nào?
- Nội dung hợp đồng chuyển giao công nghệ có bao gồm thời hạn, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng không?
- Thời hạn thực hiện và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng chuyển giao công nghệ là khi nào?
- Bên giao công nghệ có phải bồi thường thiệt hại cho bên thứ ba do vi phạm hợp đồng không?
Hợp đồng chuyển giao công nghệ phải đáp ứng điều kiện nào?
Căn cứ Điều 22 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 quy định về giao kết và thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ như sau:
Giao kết và thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ
1. Việc giao kết hợp đồng chuyển giao công nghệ phải được lập thành văn bản hoặc hình thức khác được coi là giao dịch bằng văn bản theo quy định của Bộ luật Dân sự. Văn bản hợp đồng phải được các bên ký, đóng dấu (nếu có); ký, đóng dấu giáp lai (nếu có) vào các trang của hợp đồng, phụ lục hợp đồng.
2. Ngôn ngữ trong hợp đồng chuyển giao công nghệ do các bên thỏa thuận.
3. Hợp đồng chuyển giao công nghệ được giao kết và thực hiện theo quy định của Luật này, Bộ luật Dân sự, Luật Thương mại, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Cạnh tranh và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Theo quy định trên, việc giao kết hợp đồng chuyển giao công nghệ phải được lập thành văn bản hoặc hình thức khác được coi là giao dịch bằng văn bản theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015.
Văn bản hợp đồng phải được các bên ký, đóng dấu (nếu có); ký, đóng dấu giáp lai (nếu có) vào các trang của hợp đồng, phụ lục hợp đồng.
Ngôn ngữ trong hợp đồng chuyển giao công nghệ do các bên thỏa thuận.
Bên cạnh đó, hợp đồng chuyển giao công nghệ được giao kết và thực hiện theo quy định của Luật Chuyển giao công nghệ 2017, Bộ luật Dân sự 2015, Luật Thương mại 2005, Luật Sở hữu trí tuệ 2005, Luật Cạnh tranh 2018 và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Nội dung hợp đồng chuyển giao công nghệ có bao gồm thời hạn, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng không? (Hình từ internet)
Nội dung hợp đồng chuyển giao công nghệ có bao gồm thời hạn, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng không?
Căn cứ Điều 23 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 quy định về nội dung hợp đồng chuyển giao công nghệ như sau:
Nội dung hợp đồng chuyển giao công nghệ
1. Tên công nghệ được chuyển giao.
2. Đối tượng công nghệ được chuyển giao, sản phẩm do công nghệ tạo ra, tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm.
3. Chuyển nhượng quyền sở hữu, chuyển giao quyền sử dụng công nghệ.
4. Phương thức chuyển giao công nghệ.
5. Quyền và nghĩa vụ của các bên.
6. Giá, phương thức thanh toán.
7. Thời hạn, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
8. Khái niệm, thuật ngữ sử dụng trong hợp đồng (nếu có).
9. Kế hoạch, tiến độ chuyển giao công nghệ, địa điểm thực hiện chuyển giao công nghệ.
10. Trách nhiệm bảo hành công nghệ được chuyển giao.
11. Phạt vi phạm hợp đồng.
12. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.
13. Cơ quan giải quyết tranh chấp.
14. Nội dung khác do các bên thỏa thuận.
Như vậy, thời hạn, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là một trong những nội dung của hợp đồng chuyển giao công nghệ.
Thời hạn thực hiện và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng chuyển giao công nghệ là khi nào?
Căn cứ Điều 24 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 quy định về thời hạn thực hiện và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng chuyển giao công nghệ như sau:
Thời hạn thực hiện và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng chuyển giao công nghệ
1. Thời hạn thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ do các bên thỏa thuận.
2. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng chuyển giao công nghệ do các bên thỏa thuận; trường hợp các bên không thỏa thuận về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm giao kết, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Hợp đồng chuyển giao công nghệ hạn chế chuyển giao có hiệu lực từ thời điểm được cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ.
Hợp đồng chuyển giao công nghệ thuộc trường hợp đăng ký theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 31 của Luật này có hiệu lực từ thời điểm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ; trường hợp gia hạn, sửa đổi, bổ sung thì hợp đồng gia hạn, sửa đổi, bổ sung có hiệu lực từ thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký gia hạn, sửa đổi, bổ sung chuyển giao công nghệ.
Theo quy định trên, thời hạn thực hiện và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng chuyển giao công nghệ do các bên thỏa thuận.
Trường hợp các bên không thỏa thuận về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm giao kết.
Hợp đồng chuyển giao công nghệ thuộc trường hợp đăng ký theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 31 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 có hiệu lực từ thời điểm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ.
Trường hợp gia hạn, sửa đổi, bổ sung thì hợp đồng gia hạn, sửa đổi, bổ sung có hiệu lực từ thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký gia hạn, sửa đổi, bổ sung chuyển giao công nghệ.
Bên giao công nghệ có phải bồi thường thiệt hại cho bên thứ ba do vi phạm hợp đồng không?
Căn cứ khoản 2 Điều 25 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 quy định như sau:
Quyền và nghĩa vụ của bên giao công nghệ
...
2. Bên giao công nghệ có nghĩa vụ sau đây:
a) Bảo đảm quyền chuyển giao công nghệ là hợp pháp và không bị hạn chế bởi bên thứ ba, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
b) Thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng; bồi thường thiệt hại cho bên nhận công nghệ, bên thứ ba do vi phạm hợp đồng;
c) Giữ bí mật thông tin về công nghệ và thông tin khác trong quá trình đàm phán, ký kết, thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ theo thỏa thuận;
...
Như vậy, bên giao công nghệ có nghĩa vụ thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng; bồi thường thiệt hại cho bên nhận công nghệ, bên thứ ba do vi phạm hợp đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn quy trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng mới nhất hiện nay? Lựa chọn nhà đầu tư qua mạng là gì?
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?