Sử dụng tiền giả bị pháp luật xử lý như thế nào? Sử dụng tiền giả mà không biết đó là tiền giả có bị xử lý không?
Tiền giả là gì?
Căn cứ Điều 17 Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010 quy định:
"1. Ngân hàng Nhà nước là cơ quan duy nhất phát hành tiền giấy, tiền kim loại của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành là phương tiện thanh toán hợp pháp trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3. Ngân hàng Nhà nước bảo đảm cung ứng đủ số lượng và cơ cấu tiền giấy, tiền kim loại cho nền kinh tế.
4. Tiền giấy, tiền kim loại phát hành vào lưu thông là tài sản "Nợ" đối với nền kinh tế và được cân đối bằng tài sản "Có" của Ngân hàng Nhà nước."
Theo quy định như trên thì tiền giả là loại tiền không do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành.
Căn cứ Điều 23 Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010 quy định:
"1. Làm tiền giả; vận chuyển, tàng trữ, lưu hành tiền giả.
2. Huỷ hoại đồng tiền trái pháp luật.
3. Từ chối nhận, lưu hành đồng tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông do Ngân hàng Nhà nước phát hành.
4. Các hành vi bị cấm khác theo quy định của pháp luật."
Theo như quy định này thì hành vi lưu hành tiền giả bị pháp luật cấm.
Sử dụng tiền giả
Sử dụng tiền giả bị xử lý thế nào?
Vì hành vi sử dụng tiền giả thuộc vào hoạt động lưu hành tiền giả nên có thể bị xử phạt theo quy định tại Điều 207 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
"1. Người nào làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.
3. Phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 50.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
4. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm."
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Sử dụng tiền giả mà không biết đó là tiền giả có bị xử lý không?
Việc chứng minh một người có hành vi sử dụng tiền giả có lỗi hay không có lỗi thuộc thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng. Tại Điều 10 và Điều 11 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về cố ý phạm tội và vô ý phạm tội như sau:
"Điều 10. Cố ý phạm tội
Cố ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:
1. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra;
2. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra."
"Điều 11. Vô ý phạm tội
Vô ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:
1. Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.
2. Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó."
Như vậy, nếu hành vi phạm tội với lỗi cố ý hoặc vô ý thì có thể chịu trách nhiệm hình sự nêu tại mục 3.
Ngược lại, nếu không có lỗi khi thực hiện hành vi này thì người đó không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Tóm lại, hành vi sử dụng tờ tiền giả có giá trị 100.000 đồng để trả tiền đổ xăng có thể bị xử phạt về tội lưu hành tiền giả trong trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng chứng minh được hành vi sử dụng tờ tiền giả 100.000 đồng là cố ý phạm tội hay vô ý phạm tội. Nếu cơ quan tiến hành tố tụng không chứng minh được hành vi trên là cố ý phạm tội hay vô ý phạm tội thì hành vi sử dụng tờ tiền giả 100.000 đồng để trả tiền mua xăng đó có thể không phạm tội và có thể không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội lưu hành tiền giả.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Đơn đề nghị hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe mới nhất hiện nay? Trường hợp nào hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe?
- Mẫu Quy chế làm việc của chi ủy chi bộ cơ sở mới nhất là mẫu nào? Chi ủy, chi bộ cơ sở họp thường lệ mấy tháng một lần?
- Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân của sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện, quỹ xã hội? Điều kiện đối với sáng lập viên thành lập quỹ?
- Bảo đảm hoàn thành sắp xếp CBCCVC dôi dư sau 5 năm tinh gọn bộ máy hành chính theo Công văn 7968?
- Thời điểm xuất hóa đơn GTGT hàng xuất khẩu theo Nghị định 123? Xuất khẩu hàng hóa được sử dụng hóa đơn GTGT?