Sử dụng ngân sách địa phương để bù đắp cho việc thực hiện dự án theo chương trình 135 của Chính phủ được không?

Tôi ở vùng núi và địa phương tôi đang thực hiện đầu tư theo chương trình 135 của Chính phủ. Tôi muốn hỏi có sử dụng ngân sách địa phương để bù đắp cho việc thực hiện dự án theo chương trình 135 của Chính phủ được không?

Chương trình 135 của chính phủ có mục tiêu chính là gì?

Theo Điều 1 Quyết định 135/1998/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa, do ủy ban Dân tộc và Miền núi là cơ quan thường trực giúp Chính phủ chỉ đạo thực hiện, gồm các nội dung sau:

* Mục tiêu tổng quát:

Nâng cao nhanh đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc ở các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa; tạo điều kiện để đưa nông thôn các vùng này thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát triển, hoà nhập vào sự phát triển chung của cả nước; góp phần bảo đảm trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc phòng.

* Mục tiêu cụ thể:

- Giai đoạn từ năm 1998 đến 2000:

+ Về cơ bản không còn các hộ đói kinh niên, mỗi năm giảm được 4 - 5% hộ nghèo.

+ Bước đầu cung cấp cho đồng bào có nước sinh hoạt, thu hút phần lớn trẻ em trong độ tuổi đến trường; kiểm soát được một số loại dịch bệnh hiểm nghèo; có đường giao thông dân sinh kinh tế đến các trung tâm cụm xã; phần lớn đồng bào được hưởng thụ văn hoá, thông tin.

- Giai đoạn từ năm 2000 đến 2005:

+ Giảm tỷ lệ hộ nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn xuống còn 25% vào năm 2005.

+ Bảo đảm cung cấp cho đồng bào có đủ nước sinh hoạt; thu hút trên 70% trẻ em trong độ tuổi đến trường; đại bộ phận đồng bào được bồi dưỡng, tiếp thu kinh nghiệm sản xuất, kiến thức khoa học, văn hóa, xã hội, chủ động vận dụng vào sản xuất và đời sống; kiểm soát được phần lớn các dịch bệnh xã hội hiểm nghèo; có đường giao thông cho xe cơ giới và đường dân sinh kinh tế đến các trung tâm cụm xã; thúc đẩy phát triển thị trường nông thôn.

Chương trình 135

Chương trình 135

Chương trình 135 của Chính phủ được huy động vốn từ những nguồn nào?

Tại khoản 1 Điều 3 Quyết định 135/1998/QĐ-TTg có quy định như sau:

- Vốn đầu tư cho thực hiện Chương trình được huy động từ các nguồn sau:

+ Vốn ngân sách Nhà nước (kể cả vốn của các chính phủ và các tổ chức quốc tế tài trợ).

+ Vốn vay tín dụng.

+ Vốn huy động từ các tổ chức và các cộng đồng dân cư.

- Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ủy ban Dân tộc và Miền núi và các Bộ, ngành liên quan có giải pháp cân đối các nguồn vốn bố trí theo kế hoạch hàng năm trình Chính phủ quyết định để đầu tư theo các Dự án thực hiện chương trình.

Theo đó, chương trình 135 của Chính phủ được huy động vốn từ ngân sách nhà nước, vay tín dụng, huy động từ tổ chức và cộng đồng dân cư.

Sử dụng ngân sách địa phương để bù đắp cho việc thực hiện dự án theo chương trình 135 của Chính phủ được không?

Tại Phần 2.I Thông tư 47/1999/TT-BTC quy định về nguồn vốn thực hiện chương trình 135 của Chính phủ như sau:

- Nguồn huy động đóng góp của các tổ chức, cá nhân (kể cả trong và ngoài nước) về tiền, vật tư và lao động.

- Nguồn Nhà nước hỗ trợ từ ngân sách trung ương, ngân sách địa phương (tỉnh, huyện, xã) hàng năm.

Và theo quy định tại Phần 2.II Thông tư 47/1999/TT-BTC quy định về dự toán chương trình 135 của Chính phủ như sau:

- Hàng năm, theo định kỳ lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách nhà nước, trên cơ sở dự án đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, Uỷ ban nhân dân xã dự kiến dự án đầu tư trong năm kế hoạch gửi Uỷ ban nhân dân huyện. Uỷ ban nhân dân huyện xem xét tổng hợp dự toán chi đầu tư các dự án trên địa bàn gửi Uỷ ban nhân dân tỉnh. Sở Tài chính vật giá phối hợp với Sở Kế hoạch và đầu tư giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thẩm định xem xét tổng hợp gửi về Uỷ ban dân tộc và miền núi (cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo chương trình 135 trung ương) để tổng hợp trình Chính phủ.

- Căn cứ kế hoạch đã được Chính phủ giao, Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định mức vốn đầu tư phân bổ cho từng dự án theo từng huyện và thông báo cho Uỷ ban nhân dân huyện. Uỷ ban nhân dân huyện thông báo cho Uỷ ban nhân dân từng xã, trong đó cần xác định mức vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương và ngân sách tỉnh, ngân sách huyện (nếu có). Uỷ ban nhân dân xã thông báo theo từng dự án phần vốn huy động vật tư, tiền vốn, lao động của dân và từ ngân sách xã (nếu có). Các quyết định và thông báo trên cần được gửi cho Kho bạc nhà nước tỉnh, thành phố biết để thực hiện.

- Sau khi nhận được kế hoạch phân bổ cụ thể cho từng dự án của tỉnh, Kho bạc nhà nước tỉnh thông báo ngay mức vốn từng dự án cho kho bạc nhà nước nơi trực tiếp quản lý dự án để có căn cứ quản lý và cấp phát thanh toán.

Theo đó thì, có thể sử dụng ngân sách địa phương để bù đắp cho việc thực hiện dự án theo chương trình 135 của Chính phủ. Tuy nhiên, trên thực tế chị cần có văn bản hỏi ý kiến cấp trên về vấn đề này để có cơ sở thực hiện việc chi ngân sách địa phương nhé.

Chương trình 135 của Chính phủ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Sử dụng ngân sách địa phương để bù đắp cho việc thực hiện dự án theo chương trình 135 của Chính phủ được không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chương trình 135 của Chính phủ
958 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chương trình 135 của Chính phủ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chương trình 135 của Chính phủ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào