Sử dụng Bitcoin để thanh toán thì có được chấp thuận hay không? Trường hợp sử dụng Bitcoin để thanh toán thì có vi phạm pháp luật hay không? Mức phạt với hành vi trên là bao nhiêu?
Các hình thức thanh toán không sử dụng tiền bị cấm theo quy định pháp luật là gì?
Ngoài ra tại Điều 6 Nghị định 101/2012/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 80/2016/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 6. Các hành vi bị cấm
1. Làm giả, sửa chữa, tẩy xóa, thay thế phương tiện thanh toán, chứng từ thanh toán; lưu giữ, lưu hành, chuyển nhượng, sử dụng phương tiện thanh toán giả.
2. Xâm nhập hoặc tìm cách xâm nhập, phá hoại, làm thay đổi trái phép chương trình phần mềm, cơ sở dữ liệu điện tử sử dụng trong thanh toán; lợi dụng lỗi hệ thống mạng máy tính để trục lợi.
3. Cung cấp thông tin không trung thực trong quá trình cung ứng và sử dụng dịch vụ thanh toán, dịch vụ trung gian thanh toán.
4. Tiết lộ, cung cấp thông tin có liên quan đến tiền gửi của chủ tài khoản tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không đúng theo quy định của pháp luật.
5. Mở hoặc duy trì tài khoản thanh toán nặc danh, mạo danh.
6. Phát hành, cung ứng và sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp.
Như vậy, người nào vi phạm bởi những hành vi cấm nêu trên thuộc hành vi vi phạm pháp luật và hành vi đó áp dụng hình thức xử phạt tương ứng.
Sử dụng Bitcoin để thanh toán thì có được chấp thuận hay không? (Hình từ Internet)
Sử dụng Bitcoin để thanh toán thì có được chấp thuận hay không?
Có thể hiểu rằng Bitcoin là loại tiền kỹ thuật số phi tập trung, một hình thức dựa trên công nghệ Blockchain, ra đời đầu tiên, và được sử dụng rộng rãi nhất trong thương mại điện tử.
Theo quy định tại Điều 17 Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010 như sau:
"Điều 17. Phát hành tiền giấy, tiền kim loại
1. Ngân hàng Nhà nước là cơ quan duy nhất phát hành tiền giấy, tiền kim loại của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành là phương tiện thanh toán hợp pháp trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3. Ngân hàng Nhà nước bảo đảm cung ứng đủ số lượng và cơ cấu tiền giấy, tiền kim loại cho nền kinh tế.
4. Tiền giấy, tiền kim loại phát hành vào lưu thông là tài sản "Nợ" đối với nền kinh tế và được cân đối bằng tài sản "Có" của Ngân hàng Nhà nước."
Như vậy, Ngân hàng nhà nước chỉ phát hành tiền giấy, tiền kim loại và chỉ 2 loại tiền này được giao dịch mua bán hợp pháp hóa trên lãnh thổ Việt Nam.
Ngoài ra, hiện nay còn có dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt được quy định tại Điều 4 Nghị định 101/2012/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 80/2016/NĐ-CP như sau:
"Điều 4. Giải thích từ ngữ
1. Dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt (sau đây gọi là dịch vụ thanh toán) bao gồm dịch vụ thanh toán qua tài khoản thanh toán và một số dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng.
...
6. Phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt sử dụng trong giao dịch thanh toán (sau đây gọi là phương tiện thanh toán), bao gồm: Séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng và các phương tiện thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
7. Phương tiện thanh toán không hợp pháp là các phương tiện thanh toán không thuộc quy định tại khoản 6 Điều này."
Như vậy có thể thấy Bitcoin không phải là tiền tệ và không phải là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt sử dụng trong giao dịch thanh toán theo quy định của pháp luật.
Nên trường hợp sử dụng Bitcoin để thanh toán thì sẽ không được chấp thuận tại Việt Nam.
Việc thỏa thuận sử dụng Bitcoin để thanh toán sẽ thuộc trường hợp sử dụng phương tiện thanh toán không được phép là một trong những hành vi bị cấm theo quy định của pháp luật.
Sử dụng Bitcoin để thanh toán sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?
Chế tài xử lý hành vi này đã được căn cứ theo khoản 6 Điều 26 Nghị định 88/2019/NĐ-CP sửa đổi bởi điểm d khoản 15 Điều 1 Nghị định 143/2021/NĐ-CP quy định mức phạt với hành vi sử dụng Bitcoin để thanh toán như sau:
"Điều 26. Vi phạm quy định về hoạt động thanh toán
...
6. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng, cho phép khách hàng sử dụng tài khoản thanh toán không đúng quy định của pháp luật trong quá trình cung ứng dịch vụ thanh toán;
b) Thuê, cho thuê, mượn, cho mượn tài khoản thanh toán, mua, bán thông tin tài khoản thanh toán với số lượng từ 10 tài khoản thanh toán trở lên mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Làm giả phương tiện thanh toán, lưu giữ, lưu hành, chuyển nhượng, sử dụng phương tiện thanh toán giả mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
d) Phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
đ) Hoạt động không đúng nội dung chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước về việc cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng.”
Như vậy, việc sử dụng Bitcoin để thanh toán có thể sẽ bị phạt 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Ngoài ra, khi sử dụng Bitcoin để thanh toán còn bị tịch thu toàn bộ tang vật, phương tiện để thực hiện hành vi vi phạm.
Đồng thời, nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp có được, không cho mở rộng phạm vi, quy mô và địa bàn hoạt động trong thời gian chưa khắc phục xong vi phạm theo quy định tại khoản 9, khoản 10 Điều này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?